Thực trạng về quản trị nợ phải thu

Một phần của tài liệu 144 QUẢN TRỊ vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY TNHH xây DỰNG, cơ KHÍ và THƯƠNG mại BÌNH MINH (Trang 66 - 71)

Trong nền kinh tế thị trường, để sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hóa, các công ty khác nhau thường áp dụng các biện pháp khác nhau để thu hút được nhiều khách hàng. Một trong các biện pháp được áp dụng phổ biến nhất là cung cấp tín dụng thương mại cho khách hàng, dưới dạng cho khách hàng mua chịu. Việc cho khách hàng mua chịu vừa là một cách đẩy nhanh nhanh hàng hóa ra thị trường, vừa là cách để giữ và thu hút người mua tìm đến với sản phẩm của doanh nghiệp. Trong quan hệ thương mại, một công ty có thể vừa là nhà cung cấp vừa là khách hàng của các công ty khác. Vì vậy luôn luôn tồn tại việc chiếm dụng vốn giữa các doanh nghiệp và trong mỗi doanh nghiệp luôn có các khoản nợ phải thu.

Bảng 2.9: Cơ cấu và sự biến động của các khoản phải thu tại thời điểm cuối năm 2019 và năm 2020

Chỉ tiêu 31/12/2019 Tỷ trọng(%) 31/12/2020 Tỷ trọng(%) Chênh lệch Tỷ lệ(%)

Phải thu ngắn hạn của

khách hàng 17.830 77,16 18.776 74,44 946 5,31 Trả trước cho người bán

ngắn hạn 5.824 21,47 5.224 24,31 -600 -10,30

Phải thu ngắn hạn khác 299 1,38 335 1,25 36 12,04

Cộng 24.335 382 1,59

Qua bảng trên ta thấy các khoản phải thu cuối năm 2020 là 24.335 triệu đồng tăng 382 triệu đồng so với cuối năm 2019 tương ứng 1,59% Để biết nguyên nhân sự biến động của các khoản phải thu ta đi xem xét tới sự biến động từng thành phần của nó.

 Phải thu của khách hàng: số cuối năm 2019 là 17.830 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 74,44% trong tổng nợ phải thu; đến cuối năm 2020 là 18.776 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 77,16%. Như vậy sau một năm, số vốn công ty bị khách hàng chiếm dụng đã tăng lên 946 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 3,51%, khoản bị chiếm dụng tăng là một dấu hiệu cần lưu ý đối với công ty. Để có kết luận chính xác hơn ta cần xem xét nó trong mối quan hệ với doanh thu và thực tế hoạt động kinh doanh của công ty. Trong năm, công ty đã tăng được doanh thu từ việc gia tăng bán hàng và cung cấp dịch vụ, khoản phải thu tăng là phù hợp cũng là một phần chính sách tín dụng của đơn vị nhằm thúc đẩy bán hàng, tuy nhiên cần xem xét kỹ các đối tượng cho nợ để tránh trường hợp không thu được nợ khi đến hạn.

 Khoản trả trước cho người bán: So sánh 2 thời điểm cuối năm 2020 và 2019, các khoản trả trước cho người bán đã giảm 600 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 10,3%. Tỷ trọng thì khoản trả trước cho người bán năm 2020 chiếm

tỷ trọng 21,74%, năm 2019 chiếm tỷ trọng 24,31% giảm 10,3%. Về bản chất ta thấy khoản vốn này công ty bị chiếm dụng không vận động, không sinh lời, mặc dù đó là yêu cầu của quá trình sản xuất kinh doanh nhưng nó cũng hạn chế phần nào hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. Cho nên, Công ty đã quản lý rất tốt khoản mục này, hạn chế bị chiếm dụng vốn trong quá trình mua hàng.

 Các khoản phải thu khác: Ở thời điểm đầu năm 2020 là 299 triệu đồng đến thời điểm cuối năm 2020 là 335 triệu đồng tăng 36 triệu đồng tương ứng 12,14%. Đây là khoản mục chiếm Tỷ trọng nhỏ nhất trong các khoản phải thu cụ thể cuối năm 2020 là 1,28% tăng 0,13% so với năm 2019. Như vậy các khoản phải thu khác trong tổng các khoản phải thu biến động không lớn, có xu hướng tăng, tuy nhiên Công ty cần giảm tối đa vốn bị chiếm dụng ở các khoản để sử dụng tiền vào hoạt động khác của Công ty tương tự như giảm khoản trả trước cho người bán.

Để đi sâu hơn xem xét hiệu quả quản trị nợ phải thu ta xem xét các chỉ tiêu như vòng quay nợ phải thu, kỳ thu tiền ở mục hiệu quả quản trị vốn lưu động.

 Tình hình thu hồi nợ

Việc tăng các khoản phải thu kéo theo việc gia tăng các khoản chi phí quản lý nợ, chi phí thu hồi nợ, chi phí trả lãi tiền vay để đáp ứng nhu cầu VLĐ thiếu do vốn của công ty bị chiếm dụng, vì vậy công ty cần có những biện pháp đẩy nhanh tốc độ thu hồi nợ nhằm nâng cao hiệu quả SXKD. Để có những nhận xét chính xác hơn về tình hình quản lý các khoản phải thu của công ty, ta sẽ đi sâu xem xét tình hình thu hồi nợ của công ty trong thời gian qua được thể hiện qua dưới đây, cụ thể:

Bảng 2.10: Hiệu quả quản lý khoản phải thu của Công ty năm 2019 và năm 2020

Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2019 -2018 Năm 2020 -2019 Giá trị Tỷ lệ(% ) Giá trị Tỷ lệ(%)

1.Doanh thu thuần Triệu

đồng 71.529 74.475

85.67

8 3.241 4 12.323 15 2.Các khoản phải thu

bình quân Triệu đồng 18.739 21.051 24.15 4 2.312 12 3.103 15 3.Số vòng quay phải thu (3)=(1)*1,1/(2) vòng 4,2 3,9 3,9 -0,31 -7 0,01 0,30 4.Số ngày phải thu

bình quân Ngày 86 93 92 7 8 -0,28 -0,30

(4)=360/(3)

Nhìn một cách tổng qua trên bảng phân tích hệ số trên, ta thấy doanh thu và các khoản phải thu tăng qua các năm tuy nhiên tốc độ tăng của doanh thu thấp hơn tốc độ tăng của Các khoản phải thu dẫn đến vòng quay các khoản phải thu có xu hướng giảm từ 4,2 năm 2018 xuống còn 2,9 vòng năm 2020, số ngày thu tiền của Công ty cũng tăng lên từ 86 ngày năm 2018 lên 92 ngày năm 2020. Có thể nói tình hình quản trị Công nợ phải thu của Công ty có xu hướng kém hiệu quả hơn, đây là một chính sách tương đối rủi ro trong quản trị vốn lưu động, mặc dù doanh thu sẽ được tăng trưởng nhưng đang thấy chưa có sự bù đắp được vòng quay phải thu, các khoản phải thu khách hàng đang tăng lên nhiều chưa đáp ứng được kỳ vọng. Lượng vốn bị khách hàng chiếm dụng nào sẽ ảnh hưởng đến mức tối ưu sử dụng vốn và chi phí vốn của công ty trong khi công ty đang còn phải đi vay nợ ngân hàng tương đối nhiều. Mặc dù xem xét chưa có khoản phải thu nào quá hạn thanh toán nhưng có thể thấy chính sách công ty đang áp dụng là tương đối rủi ro.

Nếu như có các khoản phải thu quá hạn và khách hàng gặp vấn đề về dòng tiền thanh toán thì có thể công ty có nợ xấu và công việc xử lý các khoản nợ xấu khó đòi này mất tương đối chi phí. Đội ngũ kinh doanh chỉ được chấp thuận cho nợ các khách hàng quen thuộc và có mua bán thường xuyên thôi, đảm bảo doanh thu của mỗi khách và số phải thu luôn luôn ở mức phù hợp.

Tóm lại, sau khi nghiên cứu tình hình quản lý khoản phải thu ở Công ty ta thấy vấn đề cấp thiết đặt ra là Công ty cần phải xem xét lại chính sách quản lý các khoản phải thu của mình mà cụ thể ở đây là các khoản phải thu khách hàng. Cần phải có một chính sách bán chịu hợp lý hơn để có thể bên cạnh việc phát huy được tính tích cực của nó trong quan hệ đối tác, khách hàng, thì phải hạn chế được tình trạng nợ phải thu tồn đọng, khó đòi dẫn đến sự thiếu hụt vốn, khả năng thanh toán giảm, từ đó giảm sút năng lực tài chính.

Một phần của tài liệu 144 QUẢN TRỊ vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY TNHH xây DỰNG, cơ KHÍ và THƯƠNG mại BÌNH MINH (Trang 66 - 71)