Bảng 2.11: Tình hình hàng tồn kho của Công ty qua hai thời điểm Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU 31/12/201 9 Tỷ trọng(% ) 31/12/202 0 Tỷ trọng(% ) Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ(%) Tỷ trọng(% ) Nguyên vật liệu 2.473 25,51 1.536 46,28 -937 -37,89 -20,77 Công cụ dụng cụ 2.103 0,61 37 0,61 -2.066 -98,24 -38,75 Hàng hóa 767 73,88 4.449 14,36 3.682 480,05 59,52 Cộng 5.343 100 6.022 100 679 12,71
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Tổng giá trị hàng tồn kho đầu năm 2020 là 5.343 triệu đồng và cuối năm 2020 là 6.022 triệu đồng, như vậy hàng tồn kho đã tăng 697 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 12,71%. Cơ cầu hàng tồn kho năm 2020, hàng hóa chiếm tỷ trọng cao nhất với giá trị 4.440 triệu đồng chiếm 73,88% trong tổng hàng tồn kho tăng 3.682 triệu đông tương ứng tăng 480,05% so với đầu năm 2020, giá trị nguyên vật liệu năm 2020 là 1.536 triệu đồng chiếm tỷ trọng 25,51%, năm 2019 chiếm tỷ trọng 46,28%, giá trị nguyên vât liệu tồn kho năm 2020 giảm 937 triệu tương ứng 437,89% so với năm 2019. Bên cạnh sự tăng của nguyên vật liệu thì công cụ dụng cụ và hàng hóa có xu hướng giảm mạnh hơn làm số dư hàng tồn kho cuối năm 2020 giảm. Cụ thể công cụ dụng cụ năm 2020 là 37 triệu đồng giảm 2.066 triệu đồng tương ứng giảm 98,24%.
Như vậy có thể thấy cơ cấu tỷ trọng hàng tồng kho có sự thay đổi đầu năm so với cuối năm. Hàng tồn kho tăng, cụ thể là hàng hóa tăng để chuẩn bị cho lô hàng đầu năm được bán ra.
Trong năm 2020, công ty không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Mục đích của khoản mục này được lập để tránh những rủi ro bất ngờ về sự thay đổi giá vốn HTK do trong tương lai gần công ty dự đoán là có sự tăng lên về giá vốn HTK, nên không có khoản này công ty cũng không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên trong kinh doanh không phải lúc nào cũng “thuận buồm xuôi gió”, trong nền kinh tế thị trường giá cả vật tư hàng hóa cũng luôn biến động dù ít hay nhiều. Do vậy, việc xác định và lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là việc rất cần thiết, nó sẽ đem lại lợi ích thiết thực cho công ty về mặt tài chính nên trong thời gian tới công ty cần có sự bổ sung vào khoản mục này góp phần tác động đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty.
Quy trình nhập – xuất kho của Công ty:
Để thấy rõ hơn tình hình quản lí các khoản hàng tồn kho ta đi vào chi tiết:
* Quy trình nhập kho hàng hóa của Công ty được mô tả ngắn gọn một số bước sau:
Bước 1: Khi mua hàng về, nhân viên mua hàng, hoặc người nhập hàng sẽ có yêu cầu nhập kho hàng hóa. Yêu cầu nhập kho này có thể lập thành mẫu của doanh nghiệp.
Bước 2: Kế toán kho nhận được yêu cầu nhập kho, và lập phiếu nhập kho trong đó 1 liên lưu tại sổ, giao cho nhân viên mua hàng 2 liên để làm thủ tục nhập kho.
Bước 3: Sau khi có phiếu nhập kho, nhân viên mua hàng sẽ giao hàng hóa cho kế toán kho của doanh nghiệp.
Bước 4: Hàng hóa được kiểm đếm và nhập kho. Trường hợp hàng hóa có thừa, thiếu, Kế toán kho phải lập biên bản và báo cáo ngay với người có trách nhiệm để xử lý theo quy định.
Bước 5: Sau khi nhập kho, kế toán kho sẽ ký nhận hàng hóa vào phiếu nhập kho, một liên sẽ giao lại cho người người nhập hàng, ghi thẻ kho, sau đó ghi sổ kho và hạch toán hàng hóa nhập kho.
* Quy trình xuất kho hàng hóa của Công ty theo một số bước sau:
Bước 1: Khi có nhu cầu sử dụng hàng hóa, vật tư, hoặc bán hàng, nhân viên có nhu cầu sẽ lập Yêu cầu xuất kho. Yêu cầu xuất kho sẽ được lập theo mẫu của DN.
Bước 2: Kế toán kho tiến hành lập Phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được lập thành nhiều liên: Một liên lưu tại quyển, những liên còn lại để làm thủ tục xuất kho.
Bước 3: Kế toán kho tiến hành xuất kho cho nhân viên yêu cầu xuất kho. Bước 4: Nhân viên nhận hàng hóa nhận hàng và ký vào Phiếu xuất kho và nhận 1 liên.
Bước 5: Kế toán kho nhận tiến hàng, ghi thẻ kho, sau đó tiến hành ghi sổ kho và hạch toán hàng xuất.
Như vậy, quy trình nhập xuất hàng hóa của Công ty khá chặt chẽ, quy củ, giúp công ty dễ dàng nắm bắt và theo dõi tình hình tồn kho cũng như có những biện pháp xử lý kịp thời trong các trường hợp.
➢ Công tác quản trị hàng tồn kho trong Công ty:
Hiện tại, công ty không thực hiện xây dựng mô hình đánh giá điểm đặt hàng, lượng đặt hàng tối ưu. Số lượng nhà cung cấp hàng hóa cho Công ty không nhiều, khoảng dười 10 đối tác chính, tuy nhiên đều là những Công ty lớn có quan hệ thân thiết hoặc là những đơn vị nhật khẩu chuyên nghiệp được Công ty ký kết hợp đồng ủy thác , đảm bảo nguồn cung ứng hàng hóa dồi dào, nhanh chóng, kịp thời.
Công tác quản trị kho hàng, vật tư, nguyên liệu tốt hỗ trợ doanh nghiệp rất nhiều trong các vấn đề về việc giảm lãng phí hay thất thoát hàng hóa, tăng
hiệu quả của hoạt động sử dụng vốn cũng như giảm lượng hàng tồn kho. Vì vậy, Công ty luôn chú trọng công tác quản trị hàng tồn kho để đảm bảo rằng người quản lý kho có thể đối mặt với một khối lượng hàng hóa lớn trong doanh nghiệp, có thể đảm bảo hoạt động xuất nhập kho được thông suốt, hạn chế lượng hàng tồn kho nhưng vẫn cung cấp đủ lượng hàng cần thiết cho các hoạt động quan trọng. Cụ thể: Tuân thủ theo đúng quy trình nhập – xuất – tồn đảm bảo rõ ràng, chi tiết và khoa học nhất; quản lý và theo dõi cẩn thận, thường xuyên; Sử dụng phần mềm và các công cụ hỗ trợ trong công tác quản lý kho, Lựa chọn, tuyển dụng thủ kho có kinh nghiệm, chuyên môn.
Từ những đánh giá trên cho thấy, công tác quản trị hàng tồn kho đang theo chiều hướng tích cực. Thông qua nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh và tốc độ luân chuyển hàng tồn kho cho thấy trong năm 2020 công ty đã có nhiều cố gắng trong việc cải thiện chất lượng sản phẩm, về đầu vào lẫn đầu ra đều tăng lên, sự tăng lên của giá vốn theo quá trình đầu tư và tốc độ tăng lên của giá vốn nhỏ hơn tốc độ tăng lên của giá bán nên những kết quả đạt được được đánh giá là khả quan và cần phát huy. Trong những năm tới doanh nghiệp cần xác định mức dự trữ hàng tồn kho cho phù hợp nhằm giảm thiểu các chi phí lưu kho và chi phí bảo quản… và nên trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, mặt khác doanh nghiệp phải thường xuyên đánh giá tốc độ luân chuyển hàng tồn kho để có những biện pháp tăng số vòng quay hàng tồn kho, góp phần tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Để đi sâu hơn đánh giá về công tác quản trị hàng tồn kho, ta sẽ xem xét đến đánh giá hiệu quả sử dụng vốn hàng tồn kho dưới đây qua các chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho, kỳ luân chuyển hàng tồn kho.
Bảng 2.12: Hiệu quả sử dụng hàng tồn kho của Công ty năm 2018 - 2020 CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2019 -2018 Năm 2020 -2019 Giá trị Tỷ lệ(%0 Giá trị Tỷ lệ(%) 1. Giá vốn hàng bán triệu đồng 39.125 45.875 52.785 6.750 17 6.910 15 2. Hàng tồn kho bình quân triệu đồng 5.525 5.561 5.683 37 1 122 2 3. Vòng quay hàng tồn kho (3) = (1)/(2) Lần 7,1 8,2 9,3 1,17 16 1,09 13 4. Kỳ luân chuyển HTK (4) = 360/(3) Ngày 52 44 39 -7 -14 -5 -12
Phân tích về số dư hàng tồn kho và vòng quay hàng tồn kho của công ty qua 3 năm thấy được rằng. Năm 2018 hàng tồn kho bình quân ở mức 5,5 tỷ và trong năm hàng tồn kho quay vòng được 7,1 lần, số ngày lưu kho là 52 ngày tương đói phù hợp với con số bình quân của ngành hoạt động. Năm 2019 có sự sụt tăng nhẹ về số vòng và số ngày lưu kho bình quân giảm xuống còn 44 ngày. Sang năm 2020 có sự điều chỉnh trong chinh sách bán hàng nên số ngày hàng hóa lưu kho đã giảm đi tương đối chỉ còn về mức ổn định là 39 ngày. Một năm hàng tồn kho 2020 quay được 9,3 vòng, số ngày lưu kho giảm đi ảnh hưởng khá lớn từ việc công ty cho khách hàng nợ nhiều hơn và chính sách chiết khấu một phần.
Cách quản trị tồn kho của công ty là rất tốt, theo hướng tích cực và kịp thời điều chỉnh theo xu thế. Năm 2020 đại dịch COVID ảnh hưởng tới sản xuất toàn cầu nên vấn đề tiền mặt để đảm bảo duy trì hoạt động đương nhiên sẽ được ưu tiên lên hàng đầu, việc bán được hàng nhanh cũng là lợi thế của
công ty trong giai đoạn gặp nhiều khó khăn từ môi trường kinh doanh. Qua đánh giá việc quả lý tồn kho của công ty là tương đối tốt.