ĐẶC ĐIỂM CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG CÁC CƠ

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại cục thuế tỉnh nam định (Trang 41 - 46)

6. Kết cấu của luận văn

1.4.ĐẶC ĐIỂM CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG CÁC CƠ

CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

Trong các cơ quan nhà nước, quản lý CBCC, thực chất là QLNN về CBCC, mà bản chất của nó vẫn là quyền uy thể hiện quyền lực Nhà nước. Nhưng đây là việc quản lý có tính chất nội bộ trong cơ quan nhà nước, nhằm kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Nhà nước trong công tác quản lý đối với hoạt động của tổ chức. Do vậy, chính đặc điểm này chi phối việc xác định nội dung và phương pháp quản lý đối với lực lượng CBCC của tổ chức thuộc cơ quan nhà nước. Công tác quản trị nhân lực trong cơ quan nhà nước phải tuân thủ đầy đủ nguyên tắc QLNN như nguyên tắc Đảng lãnh đạo; nguyên tắc tập trung dân chủ; nguyên tắc kế hoạch hoá; nguyên tắc pháp chế; nguyên tắc phân định chức năng, quyền hạn .v.v...

Ngoài những điểm giống quản trị đội ngũ nhân lực nói chung, nội dung quản lý CBCC bao gồm các nội dung cơ bản là: Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về cán bộ, công chức; quy định tiêu chuẩn thi tuyển và thi nâng ngạch; quyết định biên chế; tổ chức thực hiện việc quản lý, sử dụng và phân cấp quản lý; đào tạo và đánh giá cán bộ, công chức; chính sách tiền lương và đãi ngộ; kiểm tra thực hiện các quy định về cán bộ, công chức; giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ, công chức:

- Ban hành các văn bản pháp luật về CBCC: Đây là nội dung có vai trò hết sức quan trọng trong công tác quản lý CBCC. Làm tốt nội dung này sẽ tạo tiền đề để thực hiện tốt các nội dung khác. Trong nội dung này các cơ quan, người có thẩm quyền thông qua việc tổ chức và thực hiện các hoạt động ban hành pháp luật để xác định quyền và nghĩa vụ của CBCC và các chủ thể khác có liên quan. Thông qua đó, một mặt tạo điều kiện cho cán bộ, công chức nắm

bắt và hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình để chủ động thực hiện; mặt khác, trên cơ sở đó cũng tạo điều kiện cho việc giám sát, kiểm tra CBCC trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

- Quy định tiêu chuẩn, thi tuyển, thi nâng ngạch CBCC:

+ Việc quy định tiêu chuẩn đối với cán bộ cán bộ, công chức có ý nghĩa làm cơ sở tuyển chọn CBCC phù hợp vào làm việc ở cơ quan nhà nước; làm cơ sở để cán bộ, công chức phấn đấu vươn lên và rèn luyện trong quá trình công tác; làm cơ sở xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo bồi dưỡng CBCC; để đánh giá, phân loại quy hoạch CBCC. Trên cơ sở những yêu cầu trên, công tác quản trị nhân lực phải nghiêm túc thực hiện.

+ Việc tuyển dụng CBCC thông qua thi tuyển có tác dụng lựa chọn được những CBCC có chất lượng cao, đảm bảo được tính khách quan trong tuyển dụng. Việc thi tuyển phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí và ngạch công chức cần tuyển dụng; phải đảm bảo tính khách quan, công khai.

+ Nâng ngạch CBCC có tác dụng trực tiếp tới việc tăng cường công tác quản lý CBCC theo ngạch bậc chuyên môn, phản ánh mặt chất của lực lượng `CBCC. Mặt khác, đây cũng là hình thức đánh giá quá trình phát triển của CBCC một cách chính xác, khách quan, trên cơ sở đó có chế độ đãi ngộ phù hợp, tạo động lực cho CBCC phấn đấu nâng cao trình độ, năng lực công tác.

- Quyết định biên chế cán bộ, công chức nhằm bảo đảm về số lượng và chất lượng lao động phù hợp để thực hiện tốt nhiệm vụ của cơ quan. Đây cũng là vấn đề có tính chất tiền đề và là cơ sở để tiến hành hoạt động tuyển dụng và thi nâng ngạch CBCC. Biên chế CBCC được xây dựng dựa vào những căn cứ: Chức năng, nhiệm vụ và những điều kiện cụ thể của từng đơn vị; mô hình tổ chức của đơn vị và kế hoạch bố trí nguồn nhân lực để thực thi các nhiệm vụ; chất lượng lực lượng CBCC hiện có và dự kiến thay thế.

- Tổ chức quản lý, sử dụng và phân cấp quản lý CBCC:

+ Vấn đề tổ chức quản lý CBCC thể hiện ở các vấn đề như: Xây dựng bộ máy, bộ phận (hoặc phân công) làm nhiệm vụ trực tiếp quản lý CBCC

(công tác tổ chức cán bộ; triển khai thực hiện các quy định về công tác CBCC; sơ kết, tổng kết, đánh giá công tác quản lý CBCC.

+ Vấn đề phân cấp quản lý CBCC là việc xác định trách nhiệm, quyền hạn của các cấp trong việc quản lý CBCC. Yêu cầu chung việc phân cấp quản lý CBCC là: Phân cấp phải đảm bảo vừa có thể thường xuyên nắm bắt được thực trạng tài, đức, nhân thân của CBCC, vừa bảo đảm sử dụng có hiệu quả biên chế lực lượng CBCC.

+ Sử dụng CBCC có hiệu quả là mục tiêu và kết quả của cả hoạt động quản lý. Đây là hoạt động trực tiếp của chủ thể quản lý tác động đến lực lượng CBCC thông qua hoạt động của họ nhằm thực hiện những nhiệm vụ của các đơn vị sử dụng CBCC. Yêu cầu cơ bản là: Phải tổ chức lực lượng CBCC theo một cơ cấu hợp lý; mỗi CBCC đều được phân công nhiệm vụ đúng với chức danh, ngạch bậc chuyên môn, trình độ, sở trường của CBCC đó. Phân công nhiệm vụ phải cụ thể, rõ ràng để phát huy tính độc lập về năng lực và trách nhiệm của từng CBCC; sử dụng CBCC phải đi liền với tổ chức theo dõi, giám sát, kiểm tra số lượng và chất lượng hoạt động của từng CBCC; đảm bảo phát huy tinh thần đoàn kết và đảm bảo sự phối hợp tốt giữa từng cá nhân, từng bộ phận với nhau để đảm bảo sử dụng hiệu quả nhất toàn bộ lực lượng;phải đi liền với việc đảm bảo thực tế những điều kiện cần thiết để CBCC đủ khả năng hoàn thành được nhiệm vụ.

- Đánh giá và đào tạo CBCC:

Thông qua đánh giá để làm rõ năng lực, trình độ, kết quả hoạt động, phẩm chất đạo đức của CBCC làm căn cứ bố trí, sử dụng bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chính sách cán bộ phù hợp. Việc đánh giá chống tại tư tưởng bình quân, dĩ hoà trong quản lý CBCC và đánh giá cũng còn để nắm được hiệu năng thực tế của công tác quản lý CBCC; những ưu, khuyết của những chính sách áp dụng để điều chỉnh.

- Quy định, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách đãi ngộ CBCC:

Đối với CBCC Nhà nước, tiền lương là một khoản chi ngân sách trả cho CBCC trong quá trình thực hiện công vụ. Tuy nhiên, hiện nay chế độ tiền lương của Nhà nước chưa đảm bảo đáp ứng các nhu cầu tối thiểu cho CBCC. Bên cạnh việc sử dụng những chính sách đòn bẩy qua lương, Nhà nước xây dựng và áp dụng các chế độ đãi ngộ khác đối với những CBCC có tác dụng quan trọng khi mà những chính sách tiền lương chưa kịp được cải thiện. Các chính sách đãi ngộ CBCC có thể thực hiện qua các hình thức như: Phụ cấp thâm niên; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp độc hại; phụ cấp làm thêm giờ...

- Kiểm tra việc thực hiện các quy định về CBCC:

Đây là hoạt động kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền đối với những đơn vị và cá nhân có liên quan trong việc thực hiện các quy định về quản lý CBCC từ việc tuyển dụng, nâng ngạch, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, khen thưởng, kỷ luật và những nội dung quản lý khác. Việc kiểm tra nhằm phát hiện kịp thời những ưu, khuyết điểm trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, sử dụng CBCC để chấn chỉnh, xử lý đồng thời qua đó phát hiện những vấn đề còn bất hợp lý về cơ chế, chính sách để sửa đổi bổ sung cho phù hợp.

Kết luận chương 1

Luận văn đã phân tích, làm sáng tỏ những khái niệm cơ bản về nhân lực, nguồn nhân lực và quản trị nhân lực; nội dung của quản trị nhân lực. Từ đó, đưa ra phương pháp đánh giá chất lượng đội ngũ nhân lực một cách tương đối toàn diện. Phương pháp đánh giá này giúp việc đánh giá chất lượng đội ngũ nhân lực trên nhiều góc độ khác nhau, cả về số lượng và chất lượng công tác. Kết quả đánh giá tương đối chính xác sẽ là cơ sở để đề ra hướng kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực, từ đó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức.

Chương 2. Phân tích công tác quản trị nhân lực tại Cục Thuế tỉnh Nam Định.

Chương 2

PHÂN TÍCH CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CỤC THUẾ TỈNH NAM ĐỊNH

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại cục thuế tỉnh nam định (Trang 41 - 46)