Đẩy mạnh công tác tổ chức quản lý cán bộ, côngchức Cục Thuế tỉnh

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại cục thuế tỉnh nam định (Trang 97 - 103)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.3.Đẩy mạnh công tác tổ chức quản lý cán bộ, côngchức Cục Thuế tỉnh

Định tham gia các môn thể thao...

3.2.3. Đẩy mạnh công tác tổ chức quản lý cán bộ, công chức Cục Thuế tỉnh Nam Định tỉnh Nam Định

Đây là giải pháp rất quan trọng có ảnh hưởng quyết định tới việc nâng cao chất lượng công tác quản lý CBCC ngành thuế nói chung và công tác quản lý CBCC Cục Thuế tỉnh Nam Định nói riêng. Đồng thời, tạo tiền đề để thực hiện tốt 2 giải pháp trên. Do vậy, đặt ở giải pháp thứ 3, nhưng việc đẩy mạnh công tác tổ chức quản lý cần được thực hiện trước giải pháp 1 và 2. Thực tế cho thấy mặc dù đã có pháp luật và các chính sách quản lý tốt nhưng bộ máy quản lý CBCC thuế yếu kém, phân tán, chức năng, nhiệm vụ không rõ ràng thì việc chuyển tải những quyết định của pháp luật và những chính sách đã ban hành cũng rất khó khăn, hiệu quả không cao thậm chí còn đưa

lại những hậu quả trái ngược với mục tiêu đặt ra. Ngược lại, bộ máy làm công tác quản lý cán bộ được tổ chức tốt còn có thể phát hiện những bất cập của cơ chế chính sách để kịp thời xử lý và kiến nghị xử lý để hoàn thiện cơ chế chính sách đó. Cụ thể:

- Tăng cường bộ máy làm công tác quản lý CBCC ngành thuế nói chung (Vụ Tổ chức Cán bộ) và Cục Thuế tỉnh Nam Định nói riêng (Phòng Tổ chức cán bộ Cục Thuế tỉnh Nam Định): Bộ máy làm công tác quản lý CBCC thuế hiện còn hạn chế nhiều so với những công việc quản lý đang phải làm và so với yêu cầu trong thời gian tới (vừa thiếu về số lượng và yếu về trình độ chuyên môn):

Thứ nhất: Cần bổ sung thêm cán bộ làm công tác này. Thực tế hiện nay đối với Phòng Tổ chức cán bộ của Cục Thuế tỉnh Nam Định chỉ có 5 cán bộ. Trong khi, khối lượng công việc là rất lớn (bao gồm công tác tổ chức cán bộ đối với cả 10 Chi cục Thuế). Theo tác giả, cần tăng số cán bộ chuyên trách làm công tác này lên 08 người (01 Trưởng phòng phụ trách chung, 02 người phụ trách công tác cán bộ của Văn phòng Cục Thuế và bình quân mỗi người còn lại phụ trách công tác tổ chức cán bộ cho 02 Chi cục Thuế).

Thứ hai: Cần phải tăng cường đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ tổ chức quản lý CBCC cho những cán bộ làm công tác này. Thực sự nghiệp vụ tổ chức quản lý nhân sự là những vấn đề mới mẻ đối với những người đang làm công tác quản lý cán bộ. Bởi lẽ hầu hết cán bộ được đào tạo chủ yếu về kinh tế, tài chính, ngân hàng. Khi được phân công bố trí làm công tác quản lý cán bộ thì chủ yếu dựa vào quy định của Nhà nước và của ngành để thực hiện nhiệm vụ vừa làm, vừa học. Thực tế, công tác quản lý CBCC thuế đòi hỏi không những cập nhật những quy định mới về quản lý CBCC của Nhà nước mà cần có những kiến thức nghiệp vụ chuyên sâu về mô hình quản lý, phương pháp quản lý con người cũng như những kinh nghiệm quản lý CBCC ngành thuế của các nước phát triển. Do vậy, đây là vấn đề đặt ra cần phải giải quyết sớm trong thời gian tới.

- Tăng cường sự chỉ đạo và phối hợp quản lý của Vụ Tổ chức Cán bộ - Bộ Tài chính, Vụ Tổ chức cán bộ - Tổng cục Thuế và Cục Thuế tỉnh Nam Định cũng như Cục Thuế các tỉnh đối với công tác quản lý CBCC.

Cần tăng cường sự chỉ đạo và quản lý của cả Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế đến công tác quản lý CBCC thuế ở các Cục Thuế địa phương. Sự tăng cường thể hiện ngay từ việc ban hành các thể chế, quy chế quản lý; củng cố và tăng cường về lược lượng cán bộ làm công tác quản lý; tổ chức theo dõi, giám sát, kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm và giải quyết các khó khăn vướng mắc trong công tác quản lý CBCC thuế.

KẾT LUẬN

Trong điều kiện nước ta hiện nay khi Đảng và Nhà nước đang tăng cường chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình cải cách hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC Nhà nước thì việc nghiên cứu và hoàn thành đề tài: “Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại Cục Thuế tỉnh Nam Định” càng có ý nghĩa quan trọng, khẳng định tính đúng đắn và sự cần thiết của đề tài.

Đề tài là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu nghiêm túc, đảm bảo mục tiêu học tập, nghiên cứu. Có thể đánh giá chung kết quả nghiên cứu trên một số mặt sau:

Về phương diện lý luận: Đề tài đã vận dụng những kiến thức khoa học của Luật hành chính, của khoa học quản lý và những kiến thức lý luận về Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thuế cũng như các kiến thức đã tiếp thu được trong quá trình học tập, nghiên cứu để khẳng định sự cần thiết, mục tiêu, cơ sở, yêu cầu, nguyên tắc của công tác quản lý CBCC của Cục Thuế tỉnh Nam Định, đồng thời đề tài cũng đã xác định một hệ thống các nội dung, yêu cầu chủ yếu của công tác này.

Về mặt thực tiễn: Qua quá trình nghiên cứu, đề tài đã vừa có đánh giá khái quát, vừa có đánh giá cụ thể về tình hình thực trạng, ảnh hưởng và nguyên nhân của những mặt được và còn hạn chế trong công tác quản lý CBCC của Cục Thuế tỉnh Nam Định. Những hạn chế đã nêu trong đề tài, bao gồm cả hạn chế trong công tác quản lý và trong công tác đào tạo; hạn chế về pháp luật và hạn chế trong tổ chức thực hiện quản lý. Về pháp luật, cơ chế chính sách thì hạn chế tập trung ở sự chưa đầy đủ, chưa cụ thể, chưa phù hợp và chậm sửa đổi so với yêu cầu; về tổ chức thực hiện quản lý, thì còn vướng mắc, khó khăn.

Về giải pháp, kiến nghị: Thứ nhất, giải pháp về cơ sở pháp lý: Đề tài đã tập trung kiến nghị các vấn đề cụ thể về xây dựng các văn bản quy phạm pháp

luật, cơ chế chính sách để làm cơ sở pháp lý cho công tác quản lý CBCC thuế; những đặc điểm của hoạt động ngành thuế là một vấn đề cần được đề cập và giải quyết khi xây dựng các quy phạm pháp luật để điều chỉnh. Thứ hai, đề tài đã kiến nghị những giải pháp, biện pháp trực tiếp, cụ thể hoàn thiện công tác quản lý, đào tạo CBCC của ngành thuế nói chung và Cục Thuế tỉnh Nam Định nói riêng theo yêu cầu của hoạt động ngành thuế hiện nay và trong thời gian tới, như vấn đề biên chế, tuyển dụng, nâng ngạch, sử dụng, các chính sách đãi ngộ đối với CBCC ngành thuế.

Như vậy, đề tài đã bám sát được yêu cầu lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu. Nó gắn liền với yêu cầu về quản lý cán bộ thuế trong thời gian tới. Với những giải pháp, kiến nghị nêu trong đề tài, tác giả mong rằng đề tài sẽ góp phần vào việc xây dựng đội ngũ CBCC Cục Thuế tỉnh Nam Định vững mạnh, đáp ứng kịp thời sự phát triển của ngành Thuế và hoàn thành tốt nhiệm vụ do Tổng Cục Thuế, Bộ Tài chính và UBND tỉnh giao.

Mặc dù tác giả đã nỗ lực hết mình trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn này, song do hiểu biết của tác giả và thời gian có hạn nên Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, kết quả nghiên cứu mới chỉ là bước đầu, chưa thể hoàn thiện và đầy đủ. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các thầy, cô giáo, các nhà khoa học, các nhà quản lý và các đồng nghiệp quan tâm.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh (2008), Kinh tế nguồn nhân lực, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

2. Phạm Đức Chính (2009), Nâng cao năng lực hành chính trong hoạt động

điều hành của các doanh nghiệp, Quản lý nhà nước, số 162 (tháng 7/2009).

3. Đường Vĩnh Cường (2004), Toàn cầu hoá kinh tế cơ hội và thách thức, Nxb Thế giới mới.

4. Nguyễn Hữu Dũng (2003),Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người Việt

Nam, Nxb Khoa học-Xã hội, Hà Nội.

5. Trần Kim Dung (1998), Quản trị nguồn nhân lực, Nxb Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006) Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần

thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Điềm và Nguyễn Ngọc Quản (2006), Quản trị nguồn nhân lực, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội.

8. Phạm Minh Hạc (CB), (1996),Vấn đề con người trong sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB CTQG, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9. Nguyễn Đình Hoà (2004), Mối quan hệ giữa phát triển nguồn nhân lực và

đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Tạp chí Triết học số 1, Hà nội.

10. Học viện Hành chính Quốc gia (2002),Giáo trình tổ chức nhân sự Hành

chính nhà nước, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

11. Học viện Hành chính Quốc gia, (2006) Giáo trình nguồn nhân lực xã hội, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

12. Đoàn Văn Khái (2005), Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp

hoá-hiện đại hoá ở Việt Nam, Nxb lý luận chính trị, Hà Nội.

13. Cục Thuế tỉnh Nam Định (2009,2010,2011,2012), Báo cáo tổng kết công tác và nhiệm vụ công tác năm tới từ 2009-2011, Báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2012.

14. Vương Minh Kiệt (2005), Giữ chân nhân viên bằng cách nào, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội.

15. Đặng Bá Lãm-Trần Khánh Đức (2002), Phát triển nhân lực công nghệ ưu

tiên ở nước ta trong thời kỳ CNH, HĐH, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

16. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật (2003),Bài viết “Đẩy mạnh tạo việc

làm trong nước thời gian tới”.

17. NXB Thống Kê, Hà Nội(2005), Thực trạng lao động việc làm ở Việt Nam

18. Tạp chí Lao động và xã hội, số 350, Bài viếtMột số vấn đề về phát triển thị trường lao động ở Việt Nam”.

19. Trường Đại học Lao động-Xã hội (2005), Giáo trình nguồn nhân lực, Nxb Lao động-Xã hội, Hà Nội.

20. Nguyễn Thanh (2005), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp

hoá, hiện đại hoá đất nước” (tái bản), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. TS. Trần Thị Quý, Đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam-50 năm nhìn lại,

Trường ĐHKHXH&NV- ĐHQGHN.

22. Cục Thống kê tỉnh Nam Định- Niên giám thống kê 2009, 2010, 2011. 23. Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 của Bộ Tài chính quy định

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế; Quyết định số 502/QĐ-TCT ngày 29/03/2010 của Tổng cục thuế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, của các phòng thuộc Cục Thuế; Quyết định số 502/QĐ-TCT ngày 29/03/2010 của Tổng cục thuế Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế.

24. Quyết định số 2162/QĐ-BTC ngày 08/9/2011 của Bộ Tài chính phê duyệt Kế hoạch cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 và các Đề án triển khai thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 25. http://www.gdt.gov.vn

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại cục thuế tỉnh nam định (Trang 97 - 103)