Môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại cục thuế tỉnh nam định (Trang 84 - 90)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.3.1.Môi trường bên ngoài

- Môi trường kinh tế- xã hội

Cục Thuế tỉnh Nam Định có trụ sở Văn phòng Cục đóng trên địa bàn thành phố Nam Định, Chi cục thuế các huyện, thành phố đóng tại địa phương các huyện, thành phố, nhìn chung Nam Định là một tỉnh có kinh tế còn chậm phát triển khó thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao, có kinh nghiệm về làm việc, việc tìm kiếm, thu hút, giữ chân nhân lực có trình độ cao tương đối khó.

- Các quy định của Nhà nước ảnh hưởng đến nguồn nhân lực và công tác quản trị nhân lực ở Cục Thuế tỉnh Nam Định: Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến đội ngũ CBCC nói chung và CBCC ngành thuế nói riêng, thể hiện ở những chính sách, chế độ ngày càng hợp lý hơn, khuyến khích CBCC thực hiện tốt công việc. Tuy nhiên, trong các chế độ, chính sách vẫn còn một vài điểm chưa phù hợp với yêu cầu thực tế, chưa thực sự động viên, khuyến khích CBCC cũng như chưa có được sức hút nhân tài cho đội ngũ nhân lực làm trong cơ quan nhà nước. Đặc biệt một trong những vấn đề CBCC nói chung và CBCC Cục Thuế tỉnh Nam Định nói riêng quan tâm hàng đầu là chính sách tiền lương của Nhà nước vẫn còn nhiều hạn chế; chẳng hạn:

Chế độ tiền lương hiện nay dẫn đến tình trạng trình độ khác nhau, lương tương đương nhau: Do Nhà nước chưa có chính sách tiền lương thực sự phân biệt giữa những CBCC có trình độ chuyên môn khác nhau mà chủ yếu

trả lương cơ bản theo ngạch bậc, thâm niên công tác. Vì vậy dẫn đến tình trạng ở nhiều cơ quan nhà nước có tình trạng CBCC trình độ cao hơn nhưng mức lương hàng tháng bằng hoặc thấp hơn người có trình độ thấp hơn nhưng thâm niên cao hơn. Tại Cục Thuế tỉnh Nam Định tình trạng này cũng xảy ra, các CBCC có trình độ cao chưa được hưởng sự phân biệt đãi ngộ về lương bổng một phần do ảnh hưởng của chế độ tiền lương Nhà nước quy định. Điều này chưa khuyến khích CBCC học tập nâng cao trình độ.

- Khoảng cách giữa hai bậc lương liền kề trong cùng một ngạch quá nhỏ, thời gian được nâng 1 bậc lương quá lâu (2 năm đối với ngạch cán sự- tương đương với trình độ trung cấp, 3 năm với ngạch chuyên viên- tương đương với trình độ đại học) nên khi nâng bậc lương chưa có giá trị khuyến khích CBCC. Chẳng hạn, cán bộ ngạch chuyên viên được nâng lương từ bậc 1 (hệ số 2,34) lên bậc 2 (hệ số 2,67) thì lương cơ bản hàng tháng tăng được 346.500đ trong khi phải đợi đủ 3 năm mới được nâng một bậc như vậy (2.803.500đ - 2.457.000đ = 346.500đ).

- Chính sách tuyển dụng: Trước đây việc tuyển dụng còn mang tính hình thức, nể nang, nhiều cán bộ từ các ngành khác chuyển sang (lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp nhà nước giải thể) nên còn tồn tại một số lượng lớn có trình độ chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Cần phải có chính sách phù hợp để tuyển dụng cán bộ công chức có trình độ chuyêm môn cao và đáp ứng đầy đủ, kịp thời về số lượng để đảm bảo nhân lực hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Vấn đề văn hoá- xã hội tại công sở: Văn hoá được áp dụng một cách cứng nhắc vào công sở, chưa tạo được một môi trường làm việc cạnh tranh công bằng, thẳng thắn giữa người lao động. Với việc Việt Nam gia nhập WTO khi thị trường mở hoàn toàn thì các đơn vị sử dụng lao động trong nước sẽ phải cạnh tranh sòng phẳng với doanh nghiệp nước ngoài thì việc thu hút và giữ chân những lao động có năng lực cần phải được đề cao hơn nữa.

Những năm gần đây, mặc dù với điều kiện khó khăn của CBCC nói chung và CBCC Ngành thuế nói riêng về vấn đề tiền lương theo quy định của Nhà nước, song Cục Thuế tỉnh Nam Định có điều kiện tuyển dụng được những cán bộ trẻ được đào tạo cơ bản hơn. Đồng thời, với sự phát triển của các hình thức đào tạo đã tạo điều kiện nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ cho CBCC. Vì vậy, số lượng Cục Thuế tỉnh Nam Định tham gia học tập, nâng cao trình độ là tương đối nhiều.

2.2.3.2. Các yếu tố bên trong

- Đội ngũ cán bộ làm công tác quản trị nhân lực: Mô hình quản lý nhân sự tại Cục Thuế tỉnh Nam Định được xây dựng theo quy định của Tổng cục Thuế với 01 phòng Tổ chức cán bộ thuộc Văn phòng cục thực hiện quản lý chung của toàn ngành, và đội Hành chính- Nhân sự- Tài vụ- Ấn chỉ tại các Chi cục.

Đội ngũ CBCC phòng Tổ chức cán bộ trực tiếp thực hiện công tác quản lý nhân sự của Cục Thuế tỉnh Nam Định còn mỏng (5 cán bộ chuyên trách ở Văn phòng Cục Thuế). Như trên đã phân tích, số lượng cán bộ hiện nay của mới chỉ đáp ứng được 2/3 so với nhu cầu thực tế (8 người) do chức năng niệm vụ của phòng ngoài việc quản lý công tác tổ chức, cán bộ đối với 125 CBCC của Văn phòng Cục Thuế, phòng còn phải quản lý toàn bộ về công tác tổ chức, cán bộ đối với 10 Chi cục Thuế các huyện, thành phố trực thuộc. Cán bộ làm công tác quản lý nhân sự các Chi cục thuế còn phải kiêm nhiệm (Nằm trong đội Hành chính- Nhân sự- Tài vụ- Ấn chỉ) thiếu kinh nghiệm về quản trị nguồn nhân lực trong điều kiện mới. Mặt khác, các cán bộ thực hiện công tác quản trị nguồn nhân lực chưa chủ động trong việc trang bị kiến thức mới, trong khi một số văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định về quản lý CBCC còn chậm, chưa rõ, chưa đồng bộ, gây khó khăn, thắc mắc trong việc triển khai thực hiện.

- Nâng cao chất lượng trong quá trình sử dụng: Trong những năm gần đây, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đã được Cục Thuế Nam Định đặc biệt chú trọng. Có thể nói, Cục Thuế tỉnh Nam Định là một trong những đơn vị của các tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng có số lượng người cử đi đào tạo rất đều đặn và tương đối nhiều. Cục Thuế xây dựng và thực hiện Quy chế cử người đi đào tạo đối với đào tạo trong nước và Quy chế của Tổng cục Thuế (đối với đào tạo ngoài nước). Các quy chế này quy định đầy đủ các hình thức đào tạo, đối tượng được cử đi đào tạo, quyền và nghĩa vụ của người được cử đi đào tạo.... Đào tạo, bồi dưỡng qua các năm thể hiện như sau:

Nội dung đào tạo,

bồi dưỡng 2009 2010 2011 6 tháng 2012 Ghi chú

Thạc sỹ 16 23 39 29

Đại học 18 15 10 0

Nghiệp vụ 1856 2.596 1.412 1.308 ….

- Điều kiện cơ sở vật chất cho QTNL: Điều kiện làm việc của CBCC Cục Thuế tỉnh Nam Định là khá thuận lợi. Hệ thống máy tính và trang thiết bị làm việc thường xuyên được nâng cấp thay thế phù hợp với nhu cầu công việc, tạo điều kiện thuận lợi cho CBCC Cục Thuế tỉnh Nam Định nói chung và CBCC làm công tác quản trị nhân sự của Cục Thuế nói riêng trong công việc của mình. Tuy nhiên, hiện nay Trụ sở Văn phòng Cục Thuế còn chật hẹp nên sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của đơn vị cũng như khách hàng đến giao dịch và làm việc, Cục Thuế cũng chưa có phần mềm quản lý nhân sự mang tính đặc thù của ngành nên còn khó khăn cho quá trình theo dõi và tổng hợp công tác nhân sự.

- Yếu tố về người lao động: Đối với người lao động thì vấn đề quan tâm chính của họ là điều kiên làm việc, thu nhập và cơ hội thăng tiến. Điều

kiện làm việc và thu nhập đối với CBCC Cục Thuế là tương đối ổn định. Tuy nhiên việc nâng ngạch bổ nhiệm còn nặng tính hình thức với quan điểm sống lâu lên lão làng nên chưa thúc đẩy được lao động trẻ có năng lực, đây là một hạn chế cần có quy định để khắc phục để thúc đẩy CBCC phấn đấu hơn nữa trong quá trình công tác.

Nhận xét: Tóm lại, từ những phân tích, đánh giá về thực trạng công tác quản lý nhân sự ở Cục Thuế tỉnh Nam Định đã cho thấy rõ bức tranh toàn cảnh về công tác quản lý nhân sự của đơn vị. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhân sự trong những năm tiếp theo, Cục Thuế tỉnh Nam Định cần phát huy thế mạnh của mình, phát huy những lợi thế, giảm thiểu những khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của Cục Thuế nói chung và công tác quản lý nhân sự nói riêng, để đơn vị có thể sử dụng nguồn nhân lực tốt hơn, nhằm tăng hiệu quả trong hoàn thành nhiệm vụ. Tạo điều kiện cho người cán bộ, công chức ngành thuế phát huy tối đa năng lực cá nhân, được kích thích, khơi dậy lòng ham muốn làm việc và cống hiến cho công việc.

Kết luận chương 2

Trên cơ sở lý luận về nhân lực, nguồn nhân lực về quản trị nhân lực, căn cứ số liệu thực tế về nguồn nhân lực của Cục Thuế tỉnh Nam Định, Luận văn đã đi sâu phân tích thực trạng quản lý nhân sự tại Cục Thuế tỉnh Nam Định các năm gần đây. Luận văn đã nêu được những mặt đạt được trong công tác quản lý nhân sự, chỉ ra được những nguyên nhân dẫn đến những mặt được và đặc biệt, chỉ ra các hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý nhân sự của Cục Thuế tỉnh Nam Định. Đây là những cơ sở quan trọng để tác giả đưa ra những giải pháp khác phục nhằm nâng cao công tác quản lý nhân sự Cục Thuế tỉnh Nam Định trong thời gian tới.

Chương 3: Những giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý cán bộ, công chức Cục Thuế tỉnh Nam Định.

Chương 3

NHỮNG GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỤC THUẾ TỈNH NAM ĐỊNH

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại cục thuế tỉnh nam định (Trang 84 - 90)