Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy chế về quản lý nguồn nhân

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại cục thuế tỉnh nam định (Trang 91 - 93)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.1.Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy chế về quản lý nguồn nhân

hình tổ chức và cơ chế quản lý mới của ngành thuế; thực hiện quản lý cán bộ theo khối lượng và chất lượng công việc được giao; quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm vật chất của cán bộ trên từng vị trí công tác; sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực của các tổ chức cung ứng dịch vụ chuyên nghiệp.

Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, chú trọng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý và tác nghiệp cho đội ngũ cán bộ ngành thuế theo chức trách và nhiệm vụ.

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI NGÀNH THUẾ NÓI CHUNG VÀ CỤC THUẾ TỈNH NAM ĐỊNH NÓI RIÊNG

3.2.1. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy chế về quản lý nguồn nhân lực ngành thuế. nhân lực ngành thuế.

Đây là giải pháp có tính chất nền tảng và có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý CBCC ngành thuế. Chỉ trên cơ sở pháp lý đúng đắn, phù hợp và ổn định thì công tác quản lý CBCC ngành thuế mới thuận lợi và hiệu quả.

Để đảm bảo các văn bản quy phạm pháp luật và quy chế được ban hành, hoạt động xây dựng pháp luật về quản lý CBCC ngành thuế phải bảo đảm các yêu cầu sau:

- Các văn bản pháp luật về quản lý CBCC ngành thuế phải do Bộ Tài chính hoặc Tổng cục Thuế hoặc cấp có thẩm quyền ban hành. Việc thực hiện yêu cầu này bảo đảm tính hợp pháp về thể thức, nội dung văn bản, bảo đảm tính hiệulực vững chắc cho những quy định về quản lý CBCC ngành thuế.

- Quá trình xây dựng các văn bản phải đảm bảo đúng đắn, cụ thể trình tự thủ tục theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Tức là phải bảo đảm các yêu cầu hợp pháp, hợp lý trong tất cả các giai đoạn của quá trình xây dựng văn bản từ khâu dự thảo, lấy ý kiến, thẩm định, thông qua, ban hành. Trong đó, chú trọng lấy ý kiến rộng rãi của CBCC trong toàn hệ thống ngành thuế và các cơ quan hữu quan có thẩm quyền quản lý cán bộ nói chung và CBCC thuế nói riêng.

- Hoạt động xây dựng văn bản phải tập trung vào những quy định, để trên cơ sở đó phát huy được cao nhất những năng lực và trách nhiệm của CBCC thuế, nhưng đồng thời cũng để đảm bảo được những quyền lợi và lợi ích hợp pháp, phù hợp của họ, góp phần xây dựng lực lượng CBCC thuế vững mạnh, ổn định.

- Các văn bản pháp luật về quản lý CBCC thuế được ban hành phải vừa bảo đảm tính thống nhất với các văn bản quản lý nói chung đối với CBCC Nhà nước, nhưng cũng vừa phải cụ thể hoá phù hợp với đặc thù của hoạt động ngành thuế.

- Quá trình xây dựng văn bản cũng phải bảo đảm tính kế thừa (có chọn lọc), nhưng cần nghiêm túc nghiên cứu để có những quy định mới phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện tại cũng như yêu cầu phát triển của ngành thuế. Do vậy, những kinh nghiệm quản lý CBCC thuế ở các nước trên thế giới và kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế ngành thuế ở nước ta là những cơ sở nghiên cứu và vận dụng quan trọng.

Trên cở sở những yêu cầu trên, hoạt động xây dựng và hoàn thiện văn bản pháp luật và quy chế quản lý CBCC thuế cần tập trung vào một số nội dung quản lý cụ thể như sau:

- Biên chế CBCC thuế;

- Tiêu chuẩn các ngạch CBCC thuế;

- Chế độ tuyển dụng, sử dụng, đánh giá CBCC thuế; - Nâng ngạch, chuyển ngạch CBCC thuế;

- Chính sách bảo đảm lợi ích vật chất và tinh thần CBCC thuế. - Đào tạo, bồi dưỡng CBCC thuế.

Dưới đây xin đề cập đến những yêu cầu cụ thể trong việc xây dựng pháp luật ở một số nội dung quản lý CBCC thuế như sau:

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại cục thuế tỉnh nam định (Trang 91 - 93)