Khái quát về đặc điểm tình hình kinh tế xã hội tỉnh NamĐịnh

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại cục thuế tỉnh nam định (Trang 46 - 48)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.1.Khái quát về đặc điểm tình hình kinh tế xã hội tỉnh NamĐịnh

Là tỉnh thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Nam Định có diện tích đất đai 1.649,86 km2, dân số khoảng trên 1,9 triệu người. Phía bắc giáp tỉnh Hà Nam, phía đông giáp tỉnh Thái Bình, phía tây giáp tỉnh Ninh Bình, phía nam giáp Biển Đông. Nam Định có tuyến đường sắt Bắc- Nam chạy qua, có đường Quốc lộ 10, Quốc lộ 21 chạy qua Nam Định nên thuận lợi cho việc giao thông đi lại bằng đường sắt, đường bộ và đường thuỷ. Tỉnh Nam Định được tái lập từ ngày 01/01/1997 sau hai lần chia tách tỉnh. Hiện nay Nam Định có 9 huyện, 1 thành phố Nam Định thuộc đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh, có 194 xã, 35 phường và thị trấn. Nam Định có nguồn lao động dồi dào, số dân trong độ tuổi lao động có 901.500 người, số người ngoài độ tuổi thực tế có tham gia lao động 122.000 người, lao động làm việc trong các ngành kinh tế có 945.100 người. Về khí hậu Nam Định thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng, ẩm nhiệt độ trung bình giữa các tháng trong năm từ 23,2oC đến 24,7oC số giờ nắng các tháng trong năm cao từ 1.266 đến 1.552 giờ, lượng mưa các tháng trong năm từ 1.288 mm đến 1.970 mm, độ ẩm trung bình các tháng trong năm từ 85-86% thích hợp cho việc sản xuất trồng lúa nước và rau màu các loại. Nam Định có 72 km bờ biển thuộc 3 huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu và Giao Thuỷ rất thích hợp cho việc sản xuất muối và đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, phát triển khu du lịch nghỉ mát...

Nam Định có truyền thống lúa nước lâu đời với sản phẩm ngon có tiếng như: Gạo tám xoan, gạo nếp; có nghề truyền thống như: ươm tơ, dệt vải tơ tằm, mây tre đan, chế biến lương thực thực phẩm, làm muối... và các làng nghề nổi tiếng như: Cơ khí Vân Tràng, Xuân Tiến; sơn mài Cát Đằng; trạm khắc gỗ La Xuyên, đúc đồng Tống Xá,...

Nam Định cũng có những danh lam thắng cảnh và du lịch nổi tiếng như: Chợ Viềng, Hội Phủ Giầy, Hội chùa Keo Hành Thiện và Cổ Lễ, khu di tích đền Trần, Nhà lưu niệm cố Tổng bí thư Trường Chinh, khu nghỉ mát du lịch Thịnh Long và Quất Lâm,... thu hút du khách thập phương đến thắng cảnh.

Về sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế, thể dục thể thao, khoa học công nghệ được trú trọng và phát triển. Cơ sở vật chất, trang thiết bị đã được tăng cường. Nam Định có truyền thống hiếu học, xưa kia có nhiều người thi đỗ đạt cao như Trạng nguyên Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh... Ngày nay vẫn phát huy được truyền thống đó tỉ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học, tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông đạt rất cao, nhiều em được tuyển thẳng vào đại học và trúng tuyển đại học. Kết quả thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế đạt kết quả cao, là một trong những tỉnh liên tục dẫn đầu cả nước trong sự nghiệp giáo dục.

Từ những đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội nêu trên tỉnh Nam Định có nhiều thuận lợi cho sự phát triển các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, kinh tế biển, thương mại du lịch...

Những năm qua, kinh tế tỉnh Nam Định có bước phát triển mới về quy mô, hiệu quả. Tốc độ tăng trưởng bình quân 10,2%/năm, cao hơn mức bình quân thời kỳ 2001-2005 (7,3%). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch phù hợp với định hướng phát tiển kinh tế nhiều thành phần và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sản xuất công nghiệp liên tục tăng trưởng khá cao, giá trị sản xuất tăng bình quân 20,5%/năm, tỷ trọng công nghiệp- xây dựng trong GDP tăng dần, năm 2010 đạt 36,5%. Sản xuất nông nghiệp ổn định và có bước phát triển, giá trị sản xuất tăng bình quân 3,8%/năm chuyển dần sang sản xuất hàng hóa. Các ngành dịch vụ hoạt động ổn định, giá trị tăng bình quân 9,1%, sản phẩm dịch vụ khá đa dạng và ngày càng tốt hơn. Hoạt động xuất khẩu phát triển nhanh, tổng giá trị hàng xuất khẩu năm 2010 ước đạt 230 triệu USD. Thu ngân sách từ kinh tế địa phương tăng khá, năm 2011 đạt 1.709 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân trên 15%/năm. Tổng chi ngân sách địa phương trong 5 năm ước 17.745 tỷ đồng tăng bình quân 19,7%/năm. Vốn huy

động cho đầu tư phát triển và sản xuất kinh doanh tăng nhanh, trong 5 năm Tổng vốn đầu tư phát triển đạt khoảng 37.400 tỷ đồng, tỷ lệ huy động bằng 40,1% GDP và gấp 3 lần giai đoạn 2001-2005, các vùng kinh tế tiếp tục được phát triển như các vùng kinh tế biển, vùng sản xuất nông nghiệp và các trung tâm công nghiệp- dịch vụ. Ngoài khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển chưa cao, các thành phần kinh tế đều phát triển. Kinh tế nhà nước tổ chức lại, sản xuất phù hợp với cơ chế thị trường. Khu vực kinh tế dân doanh phát triển năng động có hiệu quả. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện.

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại cục thuế tỉnh nam định (Trang 46 - 48)