Tăng cường chính sách đòn bẩy, tạo động lực cho đội ngũ cán bộ,

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại cục thuế tỉnh nam định (Trang 95 - 97)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.2.Tăng cường chính sách đòn bẩy, tạo động lực cho đội ngũ cán bộ,

- Đào tạo kiến thức nghiệp vụ thuế: Tổ chức các khoá đào tạo kiến thức cơ bản, nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ, học tập đi đôi với thực hành. Đòi hỏi phân loại các khoá đào tạo theo trình độ chuyên môn, theo kinh nghiệm làm việc, theo tính chất công việc, theo nhiệm vụ được giao... Cần mở rộng và tạo điều kiện cho đối tượng được đào tạo sau đại học (thạc sỹ, tiến sỹ).

- Đào tạo kiến thức về hành chính, chính trị: Để phục vụ cho việc thi nâng ngạch, chuyển ngạch hoặc hoàn thiện để bổ nhiệm, đề bạt cán bộ, hàng năm cần có kế hoạch cử cán bộ, công chức đủ điều kiện tham gia các khóa học về nâng cao kiến thức QLNN và các lớp chính trị (trung cấp, cao cấp lý luận chính trị).

3.2.2. Tăng cường chính sách đòn bẩy, tạo động lực cho đội ngũ cán bộ, công chức thuế công chức thuế

Trong điều kiện nước ta hiện nay, đây được xác định là giải pháp vừa có tính then chốt vừa có tính cấp bách. Bởi vì, chỉ có thông qua những chế độ đãi ngộ tương xứng, có tính chất khuyến khích thì mới làm cho lực lượng CBCC ngành thuế nói chung và Cục Thuế tỉnh Nam Định nói riêng yên tâm công tác đồng thời thu hút được những người giỏi vào làm việc. Hiện tượng các CBCC chuyển ra bên ngoài trong thời gian vừa qua vẫn đang tiếp diễn là hồi chuông cảnh báo cho các nhà quản lý, cần có những giải pháp thích hợp

về chính sách trong đó có chính sách khuyến khích về vật chất, tinh thần cho CBCC thuế.

Mặt khác, việc tăng cường chính sách đòn bẩy ở đây không phải đặt ra ngoài điều kiện thực tế. Trước hết các chính sách đãi ngộ CBCC thuế phải có tính thực tế, phải hướng trước hết vào thu nhập của họ, đảm bảo một mức thu nhập tương xứng với khả năng cống hiến của họ khi thực hiện nhiệm vụ. Vừa khắc phục những hạn chế cũ, đồng thời các chính sách đó cũng phải đảm bảo tính khả thi và ổn định. Không thể nói một chính sách tốt khi không có những cơ sở để thực hiện hoặc thực hiện được một thời gian lại bị cắt bỏ.

Tạo điều kiện cho số cán bộ có năng lực được đi học, tạo nguồn làm hạt nhân trong công tác đề bạt, bổ nhiệm cán bộ. Khuyến khích, đánh giá sự đóng góp kịpthời và hiệu quả để kích thích CBCC cống hiến.

Với những yêu cầu đó, trong điều kiện cả về pháp luật và thực tế ở nước ta, để thực hiện giải pháp này cần tập trung vào giải quyết thông qua một số biện pháp sau đây:

- Áp dụng chế độ phụ cấp trách nhiệm cao cho CBCC thuế, đối với từng công việc cụ thể (Thanh tra, Kiểm tra, Lập dự toán, Kiểm soát chi, Tin học...). Theo tác giả, mức phụ cấp này cũng cần áp dụng cách tính như phụ cấp thu hút với các mức: 10%, 20%, 30% mức lương cấp bậc, chức vụ. CBCC thuế cần được hưởng ở mức 30%.

- Áp dụng chế độ phụ cấp thu hút CBCC thuế: Đây là loại phụ cấp được quy định tại Nghị định 25/CP: "Áp dụng đối với CBCC làm việc ở những vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn do chưa có cơ sở hạ tầng; thời gian hưởng từ 3- 5 năm". Các mức phụ cấp quy định là: 20%, 30%, 50%, 70% mức lương cấp bậc, chức vụ. Theo tác giả, đối tượng áp dụng cần phải mở rộng hơn (áp dụng cho những nghề cần thiết, quan trọng cho xã hội cần phải thu hút những người có tài, có đức hoặc trong trường hợp chế độ hiện tại chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút họ). Đối với hoạt động lĩnh vực thuế, đây là công việc quan trọng, nhạy cảm, ảnh

hướng lớn đến các hoạt động khác của nền kinh tế. Vì vậy, rất cần áp dụng chế độ phụ cấp này và mức phụ cấp ở mức 30% (hưởng trong thời gian làm cán bộ chuyên môn liên quan đến hoạt động chuyên môn về thuế tại đơn vị). Trước mắt, cần áp dụng cho những Cục Thuế đang thiếu biên chế, nhưng khó tuyển dụng những người đủ điều kiện vào làm công tác thuế.

- Áp dụng chế độ khen thưởng phù hợp cho những cán bộ công tác lâu năm trong nghề: Đây cũng là biện pháp có tác dụng động viên đối với những người tâm huyết với nghề; giữ lại cơ quan những người đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn về công tác quản lý thu thuế. Để thực hiện biện pháp này, theo tác giả, thời gian để xét khen thưởng huy chương vì sự nghiệp Tài chính nên tối thiểu ở thời gian 10 năm công tác trong ngành (áp dụng chung không phân biệt cán bộ lãnh đạo hay chuyên môn). Mức tiền thưởng huy chương vì sự nghiệp Tài chính cũng cần quy định hợp lý hơn để có đủ tác dụng động viên thiết thực.

- Tạo môi trường và điều kiện làm việc thuận lợi cho CBCC như định kỳ tổ chức khám sức khoẻ cho CBCC ngành thuế nói chung và cán bộ Cục

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại cục thuế tỉnh nam định (Trang 95 - 97)