Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về ngƣời đại diện hợp pháp của đƣơng

Một phần của tài liệu Tài liệu Người đại diện hợp pháp của đương sự trong tố tụng (Trang 93 - 104)

- Đội ngũ luật sƣ ở nƣớc ta hiện nay còn mỏng mặc dù trong một vài năm trở lại đây số lƣợng luật sƣ đã tăng đáng kể nhƣng nếu tính tỷ lệ luật sƣ trên số dân thì số lƣợng luật sƣ hiện nay chỉ ở mức trung bình. Theo báo cáo Tổng kết 5 năm thi hành Luật luật sƣ của Bộ tƣ pháp thì tỷ lệ đó là 1luật sƣ/14.000 ngƣời dân. Số lƣợng luật sƣ tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn nhƣ thành phố Hà Nội (1754 luật sƣ) và thành phố Hồ Chí Minh (3075 luật sƣ), trong khi đó, một số địa phƣơng có số lƣợng luật sƣ rất ít nhƣ Kon Tum (5 luật sƣ), Hà Giang , Bắc Cạn, Hà Nam (06 luật sƣ), Sơn La, Hậu Giang (07 luật sƣ). Thậm chí có địa phƣơng chƣa có đủ 03 luật sƣ để thành lập Đoàn luật sƣ nhƣ tỉnh Lai Châu[18,tr.216]. Bên cạnh đó, vì kỹ năng hành nghề của đội ngũ luật sƣ chủ yếu là lý thuyết mà thực hành cọ xát thì ít có cơ hội nên kỹ năng hành nghề còn yếu, tính chuyên nghiệp và hiệu quả chƣa cao. Ngoài ra, một số luật sƣ không hành nghề bằng cái tâm là giúp đỡ những ngƣời yếu thế trong xã hội mà mục đích hành nghề là quan tâm đến thù lao nên chƣa có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, chƣa tận tâm nhiệt tình với khách hàng mà coi nhẹ chất lƣợng công việc của mình đang làm nên làm ảnh hƣởng đến uy tín, chất lƣợng của nghề luật sƣ.

3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về ngƣời đại diện hợp pháp của đƣơng sự của đƣơng sự

BLTTDS 2015 đã có những bƣớc tiến đáng ghi nhận, có những quy định phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và các luật chuyên ngành nhƣ: Bộ luật lao động năm 2012, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, Luật doanh nghiệp năm 2014... cùng các văn bản hƣớng dẫn thi hành. Bên cạnh những điểm đáng ghi nhận thì BLTTDS 2015 vẫn còn chƣa thực sự hoàn thiện khi chƣa giải quyết những vấn đề bất cập tồn tại trên thực tế. Do vậy cần phải hoàn thiện hơn nữa các quy định của BLTTDS 2015.

Thứ nhất, bổ sung các trƣờng hợp những ngƣời không đƣợc làm ngƣời đại diện theo uỷ quyền của đƣơng sự

Để bảo đảm tính khách quan trong việc giải quyết các VVDS thì cần phải loại trừ một số chủ thể là ngƣời đại diện theo uỷ quyền, bởi vì các chủ thể này có thể có ảnh hƣởng, tác động đến kết quả giải quyết VVDS. Vì vậy, BLTTDS 2015 cần bổ sung những trƣờng hợp dƣới đây cũng không đƣợc làm ngƣời đại diện theo ủy quyền:

+ Cán bộ, công chức trong cơ quan thi hành án trừ trƣờng hợp họ tham gia TTDS với tƣ cách là ngƣời đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tƣ cách là ngƣời đại diện theo pháp luật.

+ Là ngƣời giám định, ngƣời phiên dịch, ngƣời làm chứng trong cùng vụ án.

+ Là ngƣời thân thích với Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân đang tham gia giải quyết vụ án.

Thứ hai, bổ sung quy định về hình thức uỷ quyền

Để đảm bảo sự rõ ràng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ngƣời đại diện và ngƣời đƣợc đại diện thì hợp đồng ủy quyền đại diện phải đƣợc lập thành văn bản và quy định văn bản đó phải đƣợc công chứng, chứng thực. Về nội dung ủy quyền đại diện cần phải quy định rõ thời hạn ủy quyền, phạm vi ủy quyền xác định rõ quyền và nghĩa vụ của ngƣời đại diện từ đó tránh tình trạng vƣợt quá phạm vi ủy quyền, lạm quyền gây bất lợi cho đƣơng sự đồng thời để cơ quan tiến hành TTDS nắm đƣợc rõ những quyền, nghĩa vụ của ngƣời đại diện theo ủy quyền.

Thứ ba, bổ sung quy định cụ thể về đại diện theo ủy quyền của dòng họ.

Đây là trƣờng hợp đặc biệt trƣởng họ là ngƣời đại diện cho dòng họ theo tập quán nhƣ thờ cúng tổ tiên, quản lý từ đƣờng, tài sản chung của dòng họ, đại diện tổ chức giỗ tổ...mỗi địa phƣơng, vùng miền có những tập quán riêng biệt khác nhau nên trong pháp luật không có quy định công nhận

dòng họ có ngƣời đại diện theo pháp luật nhƣng có thể quy định phƣơng thức thực hiện ủy quyền của dòng họ trong trƣờng hợp tham gia TTDS.

Trƣờng hợp đại diện theo ủy quyền của cả dòng họ các thành viên có thể ủy quyền gián tiếp. Ví dụ: trong dòng họ có cành, chi và nhánh. Thành viên của từng nhánh sẽ thực hiện ủy quyền cho trƣởng nhánh; các trƣởng nhánh sẽ ủy quyền cho trƣởng chi và cuối cùng các trƣởng chi sẽ ủy quyền cho trƣởng họ tham gia tố tụng.

Thứ tư, sửa đổi, bổ sung quy định về uỷ quyền khởi kiện và ký đơn khởi kiện

Ngƣời đƣợc ủy quyền là ngƣời đại diện cho ngƣời ủy quyền theo thỏa thuận giữa các bên và họ thực hiện công việc uỷ quyền nhân danh cho ngƣời đã uỷ quyền. Nghĩa là, ngƣời đƣợc uỷ quyền sẽ “nhập vai” nhƣ chính ngƣời uỷ quyền, họ thực hiện tất cả các nhiệm vụ đƣợc uỷ quyền thì việc họ ký tên thay ngƣời uỷ quyền vào đơn khởi kiện là điều bình thƣờng và hoàn toàn phù hợp với qui định của pháp luật[40].

Nhƣ vậy, cần bổ sung quy định về việc ngƣời khởi kiện đƣợc uỷ quyền khởi kiện và ngƣời đại diện theo uỷ quyền có quyền ký vào đơn khởi kiện khi đƣợc uỷ quyền khởi kiện để phù hợp với quy định của pháp luật về ủy quyền và sẽ tạo công bằng cho tất cả các chủ thể có quyền khởi kiện khi tham gia vào quá trình tố tụng tại Tòa án.

Thứ năm, bổ sung quy định về thẩm quyền, tiêu chuẩn, trình tự, thủ

tục chỉ định ngƣời đại diện đối với ngƣời đại diện do Toà án chỉ định

+ Về thẩm quyền chỉ định ngƣời đại diện: nếu trƣớc khi mở phiên tòa mà cần chỉ định ngƣời đại diện cho đƣơng sự thì Thẩm phán đƣợc phân công giải quyết vụ án sẽ chỉ định ngƣời đại diện cho đƣơng sự; nếu khi phiên tòa đã mở mà cần chỉ định ngƣời đại diện cho đƣơng sự thì Hội đồng xét xử sẽ chỉ định ngƣời đại diện cho đƣơng sự.

+ Về tiêu chuẩn ngƣời đại diện do Tòa án chỉ định: phải là ngƣời có NLHVTTDS, có điều kiện tham gia tố tụng, có tƣ cách đạo đức tốt, không

phải là ngƣời đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc là ngƣời bị kết án nhƣng chƣa đƣợc xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của ngƣời khác.

+ Về trình tự, thủ tục thực hiện việc chỉ định ngƣời đại diện cho đƣơng sự cần có những quy định thể hiện sự mềm dẻo, linh hoạt nhƣ cần trao đổi với gia đình, ngƣời thân của đƣơng sự mà Tòa án cần chỉ định ngƣời đại diện rồi từ đó mới đƣa ra quyết định về việc chỉ định ngƣời đại diện cho đƣơng sự.

Nhƣ đã đã phân tích ở chƣơng 2 ngƣời đƣợc Toà án chỉ định theo quy định tại Điều 88 BLTTDS 2015 sẽ là ngƣời đại diện trong tất cả các VVDS hay chỉ trong VVDS đang đƣợc đƣa ra xem xét, giải quyết. Theo tác giả, thì ngƣời đại diện do Tòa án chỉ định này sẽ chỉ làm ngƣời đại diện cho đƣơng sự trong VVDS đang đƣợc đƣa ra xem xét, giải quyết này mà thôi. Vì tính chất của việc chỉ định này mang tính “tức thì” nên việc đại diện cũng chỉ nên giới hạn trong VVDS đang đƣa ra xem xét giải quyết này thôi. Trƣớc khi có quyết định chỉ định ngƣời đại diện cho đƣơng sự thì có thể ngƣời đại diện theo pháp luật của họ vẫn còn đủ điều kiện làm ngƣời đại diện trong dân sự nhƣng trong TTDS mà cụ thể là trong VVDS đang đƣợc đƣa ra xem xét, giải quyết họ không đƣợc làm ngƣời đại diện, sau đó trong các VVDS phát sinh sau này họ lại đủ điều kiện làm ngƣời đại diện theo pháp luật trong TTDS cho ngƣời chƣa thành niên, ngƣời mất, ngƣời bị hạn chế NLHVDS, ngƣời có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trên thực tế khi BLTTDS 2015 kế thừa BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011 và bổ sung những quy định mới đã giúp cho ngƣời dân tiếp cận việc thực hiện các quy định trong TTDS dễ dàng hơn, để cho họ thấy ngày càng có nhiểu phƣơng diện, công cụ hỗ trợ họ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên việc áp dụng pháp luật TTDS về ngƣời đại diện còn nhiều hạn chế, bất cập nguyên nhân cũng xuất phát từ nhiều phía. Mặc dù BLTTDS 2015 đã khắc phục đƣợc phần nào những hạn chế này nhƣng để đảm bảo hơn nữa quyền và lợi ích hợp pháp cảu đƣơng sự trong TTDS thì những quy định về ngƣời đại diện hợp pháp của đƣơng sự cần đƣợc tiếp tục sửa đổi, bổ sung. Ở chƣơng này luận văn đã phân tích sâu thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ngƣời đại diện hợp pháp của đƣơng sự trong TTDS, tìm hiểu những hạn chế, bất cập, vƣớng mắc và chỉ ra các nguyên nhân của hạn chế, vƣớng mắc, bất cập đó. Trên cơ sở đó, đƣa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật TTDS về ngƣời đại diện hợp pháp của đƣơng sự.

KẾT LUẬN

Trong tình hình phát triển kinh tế xã hội với xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của nƣớc ta hiện nay thì việc hoàn thiện hơn pháp luật nói chung pháp luật TTDS nói riêng mà liên quan đến bảo đảm quyền con ngƣời và quyền công dân là điều tất yếu. Cũng chính vì sự phát triển nhƣ vậy mà đã tác động đến các mối quan hệ xã hội kéo theo đó là các tranh chấp dân sự ngày càng phức tạp, đa dạng; sự nhận thức và am hiểu pháp luật của ngƣời dân đƣợc nâng cao đòi hỏi có nhiều cơ chế giúp ngƣời dân giải quyết những tranh chấp đó để đảm bảo quyền con ngƣời và quyền công dân. So với BLTTDS năm 2004, BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011 thì BLTTDS 2015 ra đời đã đáp ứng đƣợc những nhu cầu về lập pháp cũng nhƣ thực tiễn để ngƣời dân tiếp cận gần hơn với pháp luật và bảo vệ công lý, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của nguuời dân trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế nhƣ hiện nay của nƣớc ta. Và một trong các cơ chế quan trọng của pháp luật TTDS là cơ chế đại diện. Với những điểm mới về cơ chế đại diện trong BLTTDS 2015 thì hoạt động TTDS sẽ đƣợc thực hiện dễ dàng và hiệu quả hơn. Với mục đích này, ngƣời đại diện của đƣơng sự với vai trò là ngƣời thay mặt đƣơng sự tham gia TTDS trên cơ sở quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự mà nhân danh đƣơng sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ TTDS của đƣơng sự. BLTTDS 2015 với những đổi mới đáng kể đã ghi nhận ngƣời đại diện là cá nhân hoặc pháp nhân, bổ sung các trƣờng hợp cần thiết phải đƣợc chỉ định ngƣời đại diện mà BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011 đã thiếu sót cũng nhƣ đã bổ sung các trƣờng hợp xuất hiện tƣ cách ngƣời đại diện theo quy định của các luật chuyên ngành nhƣ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về việc cha mẹ, ngƣời thân thích khác của vợ, chồng yêu cầu ly hôn hay Luật Lao động năm 2013 về Tổ chức đại diện ngƣời lao động đứng ra khởi kiện yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ngƣời lao động, tập thể lao động.

Trên cơ sở từ những phân tích về lý luận, về quy định pháp luật, về thực trạng áp dụng pháp luật luận văn đem lại một cái nhìn tổng quát về chế định ngƣời đại diện hợp pháp của đƣơng sự trong TTDS đƣợc quy định trong BLTTDS 2015, so sánh với BLTTDS năm 2004 và BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011 từ đó đƣa ra những đánh giá về sự phù hợp, tƣơng thích, thống nhất với các luật chuyên ngành và với đời sống kinh tế xã hội nhƣ hiện nay. Từ những hạn chế, bất cập mà BLTTDS 2015 chƣa giải quyết đƣợc tác giả đã đƣa ra một số kiến nghị của bản thân giúp hoàn thiện hơn pháp luật TTDS. Với kinh nghiệm và kiến thức còn hạn hẹn, tác giả đã cố gắng nghiên cứu một cách cụ thể, chi tiết các quy định về ngƣời đại diện hợp pháp của đƣơng sự trong TTDS. Trong quá trình nghiên cứu, với sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hƣớng dẫn, bản thân tác giả đã thu nhận đƣợc rất nhiều kiến thức bổ ích, hiểu sâu hơn về vấn đề mình nghiên cứu nhằm nâng cao kiến thức bản thân, phục vụ tốt hơn cho công việc của bản thân tác giả đang làm đó cũng là thành công lớn mà tác giả thu nhận đƣợc khi nghiên cứu đề tài này./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

* Danh mục văn bản pháp luật

1. Bộ luật Dân sự Việt Nam (1995), Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Bộ luật Dân sự Việt Nam (2005), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Bộ luật Dân sự Việt Nam (2015), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam (2004), Nhà xuất bản Tƣ pháp, Hà Nội. 5. Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam sửa đổi, bổ sung (2011), Nhà xuất bản Tƣ pháp, Hà Nội.

6. Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam (2015), Nhà xuất bản Tƣ pháp, Hà Nội. 7. Hiến pháp Nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Luật Hôn nhân và gia đình (2014), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Luật doanh nghiệp (2014), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự (1990), Nhà xuất bản Pháp lý, Hà Nội.

11. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế (1994), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động (1996), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

* Sách tham khảo

13. Bùi Thị Huyền (Chủ biên) (2016), Bình luận Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.

14. Lê Đình Nghị (2009), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, tập một, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

15. Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (Đồng chủ biên), (2009), Giáo trình lý luận và pháp luật về Quyền con ngƣời, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

16. Nguyễn Nhƣ Ý (chủ biên) (2008), Đại từ điển tiếng Việt, , tr.572, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh. 17. Nguyễn Lân (2002), Từ điển từ và ngữ Hán – Việt, tr. 232, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội .

18. Nguyễn Thị Thu Hà (Chủ biên) (2017), Cơ chế pháp lý bảo đảm quyền con ngƣời, quyền công dân trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân, Nxb Lao động, Hà Nội.

19. Nguyễn Thùy Dƣơng (1997), Những vấn đề cơ bản và thuật ngữ của bộ luật dân sự, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh. 20. Phan Văn Các (2001), Từ điển Từ Hán Việt, tr.134, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.

21. Trung tâm Từ điển học (2004), Từ điển Tiếng Việt, Hà Nội - Đà Nẵng, tr.279, Nhà xuất bản Đà Nẵng.

22. Nguyễn Công Bình (chủ biên) (2011), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, tr.11, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

23. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, tr.107, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.

24. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2008), Từ điển Luật học, Hà Nội, tr.575, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội.

25. Viện ngôn ngữ học (2003), “Từ điển tiếng Việt”, tr.279, Nhà xuất bản Đà Nẵng.

26. Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý, Bộ Tƣ pháp (2006), Từ điển Luật học, tr.278-279, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa – Nhà xuất bản Tƣ pháp, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Tài liệu Người đại diện hợp pháp của đương sự trong tố tụng (Trang 93 - 104)