Căn cứ phát sinh và chấm dứt người đại diện do Tòa án chỉ định

Một phần của tài liệu Tài liệu Người đại diện hợp pháp của đương sự trong tố tụng (Trang 75 - 77)

định của BLDS. Tuy nhiên, Điều 88 BLTTDS 2015 đã bổ sung các trƣờng hợp Tòa án chỉ định ngƣời đại diện tham gia TTDS nhƣ sau:

+ Khi tiến hành TTDS, nếu có đƣơng sự là ngƣời chƣa thành niên, ngƣời mất NLHVDS, ngƣời bị hạn chế NLHVDS, ngƣời có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi mà không có ngƣời đại diện hoặc ngƣời đại diện theo pháp luật của họ thuộc một trong các trƣờng hợp quy định tại khoản 1 Điều 87 của BLTTDS 2015 thì Tòa án phải chỉ định ngƣời đại diện để tham gia TTDS.

+ Đối với vụ việc lao động mà có đƣơng sự thuộc trƣờng hợp quy định khoản 1 Điều này hoặc ngƣời lao động là ngƣời chƣa thành niên mà không có ngƣời đại diện và Tòa án cũng không chỉ định đƣợc ngƣời đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Tòa án chỉ định tổ chức đại diện tập thể lao động đại diện cho ngƣời lao động đó.

2.3.2. Căn cứ phát sinh và chấm dứt người đại diện do Tòa án chỉ định định

2.3.2.1. Căn cứ phát sinh người đại diện do Tòa án chỉ định

Quan hệ đại diện do Tòa án chỉ định phát sinh dựa trên quyết định của Tòa án. Mặc dù mục đích của việc Tòa án chỉ định ngƣời đại diện cho đƣơng sự là bảo đảm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đƣơng sự trƣớc Tòa án xong trong tố tụng dân sự các đƣơng sự có quyền tự định đoạt nên trƣớc đây theo quy định tại Điều 76 BLTTDS 2004 thì Tòa án chỉ tiến hành chỉ định ngƣời đại diện cho đƣơng sự trong trƣờng hợp đƣơng sự là

ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà không có ngƣời đại diện hoặc ngƣời đại diện theo pháp luật không đƣợc đại diện theo quy định tại Khoản 1 Điều 75 BLTTDS 2004. Đồng thời, Tòa án cũng không đƣợc chỉ định những ngƣời thuộc diện không đƣợc làm ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự. Quy định này là không đảm bảo quyền bình đẳng cho các đƣơng sự khi tham gia vào quá trình giải quyết các vụ án dân sự cũng nhƣ chƣa tƣơng thích với khoản 3 Điều 24, khoản 3 Điều 78 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 khi Tòa án có thể chỉ định ngƣời đại diện cho ngƣời chƣa thành niên hoặc ngƣời mất năng lực hành vi dân sự[18,tr.117]. Chính vì thế, BLTTDS 2015 đã bổ sung ba trƣờng hợp trong số những trƣờng hợp mà BLTTDS 2011 đã bỏ sót nói trên, đó là: ngƣời mất năng lực hành vi dân sự/ngƣời chƣa thành niên/ngƣời có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi mà không có ngƣời đại diện hoặc ngƣời đại diện theo pháp luật của họ thuộc một trong các trƣờng hợp quy định tại khoản 1 Điều 87 BLTTDS thì Tòa án phải chỉ định ngƣời đại diện để tham gia tố tụng (khoản 1 Điều 88). Bên cạnh đó, đối với vụ án lao động mà có đƣơng sự là ngƣời mất NLHVDS, ngƣời bị hạn chế NLHVDS, ngƣời có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc ngƣời lao động là ngƣời chƣa thành niên mà không có ngƣời đại diện và Tòa án cũng không chỉ định đƣợc ngƣời đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều 88 BLTTDS năm 2015 thì Tòa án chỉ định tổ chức đại diện tập thể lao động đại diện cho ngƣời lao động đó. Quy định này nhằm đảm bảo các đƣơng sự thuộc trƣờng hợp không có hoặc khó có khả năng để tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì có ngƣời đại diện đứng ra bảo vệ[18,tr.118]. Ngƣời đại diện do Tòa án chỉ định là ngƣời đại diện tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đƣơng sự theo sự chỉ định của Tòa án và có các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đƣơng sự mà mình đại diện.

Ngƣời đại diện do Tòa án chỉ định tham gia tố tụng từ khi có quyết định của Tòa án chỉ định họ đại diện cho đƣơng sự. Phạm vi tham gia tố

tụng của ngƣời đại diện do Tòa án chỉ định không bị hạn chế trong các loại việc.

2.3.2.2. Căn cứ chấm dứt người đại diện do Tòa án chỉ định

Khi có những sự kiện pháp lý nhất định mà theo quy định của pháp luật sẽ làm chấm dứt quan hệ pháp luật thì quan hệ đại diện cũng sẽ chấm dứt. Ngƣời chƣa thành niên, ngƣời mất, hạn chế NLHVDS, ngƣời có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi là ngƣời không đáp ứng đủ các điều kiện về NLHVTTDS để tham gia TTDS nên mới cần đến ngƣời thay mặt họ tham gia TTDS. Chính vì thế khi đƣơng sự đƣợc khôi phục NLHVTTDS nhƣ đã thành niên, Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất, hạn chế NLHVDS hay không phải là ngƣời có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi đối với họ nữa thì NLHVDS của họ đã đƣợc khôi phục nên họ có thể tự mình tham gia TTDS hoặc ủy quyền cho ngƣời khác tham gia TTDS. Đây là một trong những căn cứ làm chấm dứt quan hệ đại diện do Tòa án chỉ định.

Bên cạnh đó, khi ngƣời đại diện do Tòa án chỉ định hoặc ngƣời bị mất, hạn chế NLHVDS hay ngƣời có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi này chết thì cũng làm cho quan hệ đại diện do Tòa án chỉ định cũng chấm dứt. Hay trƣờng hợp ngƣời đại diện do Tòa án chỉ định không đủ điều kiện làm ngƣời đại diện thì cũng làm cho quan hệ đại diện do Tòa án chỉ định chấm dứt.

Một phần của tài liệu Tài liệu Người đại diện hợp pháp của đương sự trong tố tụng (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)