2.2.2.1. Phạm vi ủy quyền
Theo quy định tại khoản 2 Điều 86 BLTTDS 2015 thì “Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự theo nội dung văn bản ủy quyền”. Để các quyền, nghĩa vụ trong TTDS do ngƣời đại diện xác lập trở thành quyền, nghĩa vụ của ngƣời đại diện thì ngƣời tham gia TTDS phải có quyền đại diện và phải thực hiện trong phạm vi đại diện. Nhƣ vậy, phạm vi đại diện là giới hạn quyền và nghĩa vụ của ngƣời đại diện theo ủy quyền sẽ căn cứ vào sự xác lập thực hiện việc uỷ quyền giữa các bên. Ngƣời đại diện theo ủy quyền thì có quyền và nghĩa vụ TTDS theo nội dung văn bản ủy quyền. Theo đó, giới hạn quyền và nghĩa vụ TTDS của ngƣời đại diện theo ủy quyền sẽ căn cứ vào sự xác lập giữa các bên, có thể là toàn bộ hay một phần quyền, nghĩa vụ TTDS của ngƣời ủy quyền. Pháp luật quy định ngƣời đại diện theo ủy quyền đƣợc tham gia thực hiện một phần hay toàn bộ quyền, nghĩa vụ TTDS của ngƣời ủy quyền là do sự thỏa thuận của các bên, việc quy định
nhƣ vậy là xuất phát từ quyền tự định đoạt của đƣơng sự. Đƣơng sự có thể ủy quyền cho ngƣời đại diện một phần hoặc toàn bộ các quyền, nghĩa vụ TTDS của mình. Tuy nhiên, do tính chất yêu cầu của việc giải quyết VVDS sau khi ủy quyền cho ngƣời đại diện thì đƣơng sự vẫn có quyền tham gia TTDS để bổ sung cho hoạt động của ngƣời đại diện. Trong trƣờng hợp cần thiết, Tòa án có thể triệu tập đƣơng sự cùng tham gia TTDS với ngƣời đại diện của họ. Đƣơng sự có thể ủy quyền cho ngƣời đại diện tham gia TTDS trong các loại vụ việc nhƣng riêng đối với việc ly hôn thì đƣơng sự sẽ không đƣợc ủy quyền cho ngƣời khác tham gia TTDS thay mình mà phải do chính đƣơng sự thực hiện (khoản 4 Điều 85 BLTTDS 2015). Đây là quyền và nghĩa vụ nhân thân gắn liền đối với mỗi cá nhân không thể chuyển giao cho ngƣời khác thực hiện. Nhƣng có trƣờng hợp đặc biệt theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì khi vợ hoặc chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra mà làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ thì cha, mẹ, ngƣời thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn với tƣ cách ngƣời đại diện theo pháp luật.
Qua phân tích ở trên có thể thấy đƣợc quyền và nghĩa vụ TTDS của ngƣời đại diện theo ủy quyền chỉ đƣợc thực hiện trong phạm vi ủy quyền thì mới đƣợc coi là hợp pháp. Vì vậy trong trƣờng hợp ngƣời đại diện theo ủy quyền vƣợt quá phạm vi ủy quyền đƣợc quy định tại Điều 146 BLDS 2015 “Giao dịch dân sự do ngƣời đại diện xác lập, thực hiện vƣợt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của ngƣời đƣợc đại diện đối với phần giao dịch đƣợc thực hiện vƣợt quá phạm vi đại diện, trừ trƣờng hợp ngƣời đƣợc đại diện đồng ý hoặc biết mà không phản đối; nếu không đƣợc sự đồng ý thì ngƣời đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với ngƣời đã giao dịch với mình về phần giao dịch vƣợt quá phạm vi đại diện; ngƣời đã giao dịch với ngƣời đại diện có quyền đơn phƣơng chấm dứt thực
hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đối với phần vƣợt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại, trừ trƣờng hợp ngƣời đó biết hoặc phải biết về việc vƣợt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch. Trong trƣờng hợp ngƣời đại diện và ngƣời giao dịch với ngƣời đại diện cố ý xác lập, thực hiện giao dịch vƣợt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại cho ngƣời đƣợc đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thƣờng thiệt hại”. Quy định này khi áp dụng vào TTDS ngƣời đại diện theo ủy quyền vƣợt quá phạm vi ủy quyền thì các quyền, nghĩa vụ đã thực hiện không đƣợc ghi nhận, trừ trƣờng hợp ngƣời đƣợc đại diện biết và chấp nhận nhƣng phần vƣợt quá cũng cần bảo đảm tính hợp pháp, không trái đạo đức xã hội. Vì thế tại khoản 3 Điều 92 BLTTDS năm 2015 quy định đƣơng sự có ngƣời đại diện thì sự thừa nhận của ngƣời đại diện đƣợc coi là sự thừa nhận của đƣơng sự nếu không vƣợt quá phạm vi đại diện.
2.2.2.2. Hình thức ủy quyền
So với BLDS 2005 hình thức ủy quyền do các bên thỏa thuận, trừ trƣờng hợp pháp luật quy định việc ủy quyền phải đƣợc thành lập thành văn bản thì đến BLDS 2015 để các bên đƣợc tự do quyết định hình thức ủy quyền đã không còn quy định về hình thức ủy quyền nữa. Vậy có thể hiểu rằng, hình thức ủy quyền có thể bằng văn bản (văn bản có chữ ký của các bên, văn bản công chứng, chứng thực hoặc có xác nhận của Cơ quan có thẩm quyền); lời nói (hai bên trao đổi trực tiếp với nhau); hành vi. Nhƣng theo quy định tại khoản 2 Điều 86 BLTTDS 2015 thì “Ngƣời đại diện theo ủy quyền trong TTDS thực hiện quyền, nghĩa vụ TTDS của đƣơng sự theo nội dung văn bản ủy quyền”. Nhƣ vậy, việc xác lập giao dịch ủy quyền cần đƣợc lập thành văn bản. Vì xét về mặt pháp lý, văn bản có công chứng, chứng thực hay có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền sẽ có giá trị hơn. Bên cạnh đó, còn có một hình thức ủy quyền nữa là ủy quyền trực tiếp dƣới sự chứng kiến của Thẩm phán giải quyết vụ án hoặc của cán bộ Tòa án đƣợc Chánh án Tòa án phân công.
Mỗi loại hình thức ủy quyền có ƣu, nhƣợc điểm khác nhau: giấy ủy quyền đảm bảo chữ ký, tính chủ động, nội dung linh hoạt, hiệu lực của giấy ủy quyền chỉ phát sinh khi bên nhận ủy quyền chấp nhận nội dung đó và cũng chỉ thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi ủy quyền còn ngoài phạm vi đó sẽ không phải chịu trách nhiệm nhƣng nhƣợc điểm của hình thức ủy quyền này là thể hiện ý chí đơn phƣơng, không có cơ chế cụ thể về việc bồi thƣờng khi có tranh chấp.
So với hình thức giấy ủy quyền thì hình thức hợp đồng ủy quyền thể hiện chặt chẽ hơn. Vì loại hình thức này có cơ sở pháp lý vững chắc, có điều khoản và chế tài cụ thể, quyền và nghĩa vụ của các bên đƣợc thể hiện rõ trong hợp đồng ủy quyền.
Trong số các hình thức lập bằng văn bản thì văn bản ủy quyền lập tại Tòa án là bảo đảm nhất vì ngƣời chứng kiến thƣờng là Thẩm phán, thƣ ký đƣợc giao giải quyết, tiến hành TTDS đối với vụ án đó. Bên cạnh ƣu điểm là nội dung văn bản ngắn gọn, tập trung vào việc mà ngƣời đại diện theo ủy quyền thực hiện thì nhƣợc điểm của dạng văn bản ủy quyền này là không có sự thỏa thuận giữa các bên về quyền, nghĩa vụ một cách cụ thể và không có thỏa thuận về mức thù lao của ngƣời đại diện đƣợc nhận.
Nhƣ vậy, việc ủy quyền trong TTDS dƣới hình thức ủy quyền bằng văn bản sẽ là căn cứ rõ ràng cho việc xác lập quan hệ đại diện từ đó xác định đƣợc quyền, nghĩa vụ TTDS của ngƣời đại diện theo ủy quyền. Mặc dù trong BLTTDS không quy định rõ văn bản ủy quyền có phải xác nhận của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền hay không nhƣng trên thực tế thì giấy ủy quyền hay hợp đồng ủy quyền đều phải xin xác nhận của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền hoặc phải công chứng, chứng thực.