Những ngƣời không đƣợc tham gia tố tụng dân sự với tƣ cách ngƣờ

Một phần của tài liệu Tài liệu Người đại diện hợp pháp của đương sự trong tố tụng (Trang 73 - 74)

cách ngƣời đại diện theo ủy quyền.

Theo quy định tại Điều 87 BLTTDS 2015 thì những ngƣời sau đây không đƣợc làm ngƣời đại diện theo ủy quyền:

- Nếu họ cũng là đƣơng sự trong cùng một vụ án với ngƣời đƣợc đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời đƣợc đại diện. Nhƣ vậy, nếu quyền và lợi ích hợp pháp không đối lập nhƣ những ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cùng đứng về phía nguyên đơn hoặc bị đơn thì có thể ủy quyền cho nhau tham gia TTDS.

- Nếu họ đang là ngƣời đại diện theo uỷ quyền trong TTDS cho một đƣơng sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời đƣợc đại diện trong cùng một vụ án.

- Cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, Công an không đƣợc làm ngƣời đại diện trong TTDS, trừ trƣờng hợp họ tham gia TTDS với tƣ cách là ngƣời đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tƣ cách là ngƣời đại diện theo pháp luật.

Tuy nhiên, pháp luật TTDS quy định chƣa rõ ràng về một số chủ thể có đƣợc làm ngƣời đại diện theo uỷ quyền không?

Thứ nhất, cơ quan thi hành án dân sự hoặc chấp hành viên có thể là ngƣời đại diện theo uỷ quyền đƣợc không?

Điều 87 BLTTDS 2015 không có quy định hạn chế đối với các chủ thể này tham gia tố tụng với tƣ cách ngƣời đại diện theo uỷ quyền. Tuy nhiên, cơ quan thi hành án dân sự là cơ quan trực tiếp nhận và cho thi hành các bản án, quyết định dân sự của Tòa án, hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, trọng tài thuƣơng mại; chấp hành viên là ngƣời trực tiếp tổ chức và thi hành các bản án, quyết định dân sự. Do đó, Tòa án và cơ quan thi hành án luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau nên nếu cơ quan thi hành án, chấp hành viên hoặc cán bộ trong cơ quan thi hành án đồng thời là ngƣời đại diện theo

ủy quyền trong vụ án sẽ là bất hợp lý và không có tính khách quan trong giải quyết VVDS. Vì vậy, cơ quan thi hành án, chấp hành viên hay cán bộ trong cơ quan thi hành án không nên là ngƣời đại diện theo ủy quyền trong TTDS.

Thứ hai, ngƣời giám định, ngƣời phiên dịch, ngƣời làm chứng trong vụ án có thể là ngƣời đại diện theo uỷ quyền trong TTDS không?

Đối với các chủ thể này cũng không thể là ngƣời đại diện theo ủy quyền vì họ không có quyền, lợi ích liên quan đến vụ án nhƣng lại biết rõ về một phần hoặc toàn bộ tình tiết vụ án hoặc có trình độ chuyên môn đối với các vấn đề liên quan đến vụ án. Nhƣ vậy họ đồng thời là ngƣời đại diện theo ủy quyền thì tính khách quan của vụ án sẽ không còn, không đảm bảo việc giải quyết vụ án đúng pháp luật.

Giống nhƣ trên thì trƣờng hợp thẩm phán, hội thẩm nhân dân đƣợc phân công giải quyết vụ án thì cũng không đƣợc là ngƣời đại diện theo ủy quyền trong vụ án, kể cả ngƣời thân thích của thẩm phán, hội thẩm nhân dân đƣợc phân công giải quyết vụ án cũng không đƣợc là ngƣời đại diện theo ủy quyền trong vụ án.

Tuy nhiên, tất cả những vấn đề này pháp luật TTDS cần có quy định rõ ràng, cụ thể để Toà án áp dụng thống nhất pháp luật.

Một phần của tài liệu Tài liệu Người đại diện hợp pháp của đương sự trong tố tụng (Trang 73 - 74)