Giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1989

Một phần của tài liệu Tài liệu Người đại diện hợp pháp của đương sự trong tố tụng (Trang 31 - 32)

Cơ sở cho việc pháp luật sau này của nƣớc ta ban hành các quy định về ngƣời đại diện hợp pháp của đƣơng sự trong quá trình tố tụng nói chung và TTDS nói riêng là căn cứ vào Sắc lệnh số 33 ngày 13/09/1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh ký về việc thành lập tòa án quân sự, trong đó khẳng định “bị cáo có thể tự bào chữa hay nhờ ngƣời khác bênh vực cho mình”. Từ đó đến nay tinh thần của điều này luôn đƣợc kế thừa và phát triển đối với quy định về ngƣời đại diện.

Ngày 22/12/1949, Nhà nƣớc đã ban hành Sắc lệnh 144/SL quy định mở rộng quyền bào chữa cho các bị cáo trƣớc Tòa án ( sửa đổi Sắc lệnh số 69/SL ngày 18/06/1949 về việc những bị can có thể nhờ một công dân không phải là luật sƣ cho trƣớc Tòa án thƣờng và Toàn án đặc biệt xử việc tiẻu hình và đại hình ): “Điều 1. Trƣớc các tòa án nguyên cáo, bị cáo, bị can có thể nhờ một ngƣời công dân không phải luật sƣ bênh vực mình”. Tiếp đến ngày 22/5/1950, Nhà nƣớc đã ban hành Sắc lệnh 85/SL về cải cách bộ máy tƣ pháp và luật tố tụng, Điều 2 có quy định “Luật sƣ có thể đƣợc tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đƣơng sự”.

Năm 1954, kể từ khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng hòa bình lập lại một loạt các văn bản pháp luật quan trọng đã đƣợc ban hành trong đó văn bản pháp luật cao nhất là Hiến pháp 1959 đã đƣợc ban hành thay thế cho Hiến pháp 1946. Riêng trong lĩnh vực TTDS, Nhà nƣớc đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định, hƣớng dẫn về trình tự, thủ tục giải quyết các VVDS trong đó có các văn bản liên quan đến quyền nhờ ngƣời khác thay mặt mình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trƣớc Tòa án nhƣ

Thông tƣ 2225/HCTP ngày 24/10/1956 quy định về chấn chỉnh việc thực hiện quyền bào chữa; Thông tƣ số 22/HCTP ngày 18/02/1957 trả lời một số điểm về bào chữa của Bộ Tƣ pháp. Khi Hiến pháp 1959 và Luật tổ chức TAND có hiệu lực thi hành, TANDTC đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản hƣớng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục giải quyết các VVDS nhƣ Thông tƣ số 614/DS ngày 24/04/1963 hƣớng dẫn một số thủ tục tố tụng cho Tòa án địa phƣơng; Thông tƣ số 06/TATC ngày 25/02/1974 hƣớng dẫn về việc hòa giải trong TTDS... Các văn bản này đều có những quy định tới việc nhờ ngƣời khác bảo vệ của đƣơng sự trong TTDS.

Năm 1972, Chính quyền Ngụy Sài Gòn ban hành BLDS và Thƣơng sự quy định về trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự, trong đó có các quy định tiến bộ nhƣ thừa nhận quyền tự bảo vệ của đƣơng sự, quyền nhờ Luật sƣ, tôn thuộc, ty thuộc, vợ chồng, anh em thay mặt tham gia quá trình tố tụng. Sau chiến thắng của Cuộc tổng tiến công năm 1975, đất nƣớc ta thống nhất.

Năm 1980, Hiến pháp đƣợc ban hành, trong đó có ghi nhận “tổ chức luật sƣ đƣợc thành lập để giúp bị cáo và các đƣơng sự khác về pháp lý” và đƣợc cụ thể hóa trong Pháp lệnh tổ chức luật sƣ 1987, theo đó một trong những hình thức giúp đỡ pháp lý của luật sƣ là “đại diện cho các bên đƣơng sự trong vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động” (khoản 1 Điều 13).

Một phần của tài liệu Tài liệu Người đại diện hợp pháp của đương sự trong tố tụng (Trang 31 - 32)