Trên cơ sở kế thừa các pháp lệnh về thủ tục trƣớc đó đồng thời tiếp thu những thành tựu lập pháp của nhiều nƣớc trên thế giới nhƣ Pháp, Nga, Trung Hoa, đồng thời kết hợp với những nguyên tắc cơ bản của quan hệ đại diện hợp pháp trong pháp luật dân sự đƣợc quy định tại BLDS năm 1995, Quốc hội Việt Nam đã xây dựng BLTTDS đƣợc thông qua ngày 15/5/2004 và chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2005. Quy định về ngƣời đại diện hợp pháp của đƣơng sự đƣợc ghi nhận tại 5 điều từ Điều 73 đến Điều 78, trong các điều này pháp luật đƣa ra các quy định liệt kê loại ngƣời đại diện, định nghĩa về từng loại ngƣời đại diện đó, quy định về quyền và nghĩa vụ của ngƣời đại diện, những trƣờng hợp không đƣợc làm ngƣời đại diện, các trƣờng hợp chỉ định ngƣời đại diện, quy định về chấm dứt đại diện và hậu quả pháp lý của chấm dứt đại diện. Đây là lần đầu tiên chế định ngƣời đại diện của đƣơng sự đƣợc thể hiện cụ thể trong hệ thống pháp luật TTDS. Sau 7 năm thi hành BLTTDS năm 2004, năm 2011 Quốc hội thực hiện sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2004. Tuy nhiên, quy định về chế định ngƣời đại diện không có bất cứ sửa đổi, bổ sung nào.
Và đến ngày 25/11/2015 Quốc hội đã ký thông qua BLTTDS năm 2015 thay thế BLTTDS năm 2004 đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2011 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016. Trong BLTTDS năm 2015, quy định về ngƣời đại diện đã có những thay đổi phù hợp với các luật chuyên ngành.
Ở BLTTDS năm 2015 đã có những bổ sung làm rõ hơn, cụ thể hơn về chế định ngƣời đại diện hợp pháp của đƣơng sự. Đó là ngƣời đại diện hợp pháp của đƣơng sự đƣợc quy định có thể là cá nhân hoặc tổ chức, điều này đã giải quyết vƣớng mắc trong việc xác định tƣ cách tham gia tố tụng của cơ quan tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời khác cũng nhƣ để phù hợp với những đổi mới trong các hệ thống pháp luật chuyên ngành. BLTTDS năm 2015 bổ sung thêm quy định về việc tham gia tố tụng của tổ chức đại diện tập thể lao động, theo khoản 3 Điều 85
BLTTDS năm 2015: “Tổ chức đại diện tập thể lao động là ngƣời đại diện theo pháp luật cho tập thể ngƣời lao động khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể ngƣời lao động bị xâm phạm; tổ chức đại diện tập thể lao động đại diện cho ngƣời lao động khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng khi đƣợc ngƣời lao động ủy quyền.Trƣờng hợp nhiều ngƣời lao động có cùng yêu cầu đối với ngƣời sử dụng lao động, trong cùng một doanh nghiệp, đơn vị thì họ đƣợc ủy quyền cho một đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động thay mặt họ khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng tại Tòa án”.
Để phù hợp và thống nhất với quy định mới của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 về quyền yêu cầu ly hôn của cha mẹ, ngƣời thân thích của vợ/chồng trong một số trƣờng hợp: “Cha, mẹ, ngƣời thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ đƣợc hành vi của minh, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ”. BLTTDS năm 2015 đã có sự bổ sung về tƣ cách tham gia TTDS của cha, mẹ, ngƣời thân thích khác đứng ra yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 4 Điều 85: “Trƣờng hợp cha, mẹ. ngƣời thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là ngƣời đại diện”.
Điều này tháo gỡ cho nhiều trƣờng hợp muốn xin ly hôn cho ngƣời thân bị mất năng lực hành vi mà không đƣợc do luật cũ chỉ quy định việc ly hôn phải do chính đƣơng sự (vợ, chồng) yêu cầu, trong khi họ lại bị mất năng lực hành vi dân sự dẫn đến không có năng lực hành vi TTDS để xin ly hôn. Để tƣơng thích về mặt nội dung, pháp luật tố tụng đã kịp thời bổ sung phù hợp trƣờng hợp này.
Hơn nữa, BLTTDS năm 2015 cũng đã có những bổ sung đầy đủ hơn về các trƣờng hợp cần phải chỉ định ngƣời đại diện: “Khi tiến hành TTDS, nếu có
đƣơng sự là ngƣời chƣa thành niên, ngƣời mất năng lực hành vi dân sự, ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, ngƣời có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi mà không có ngƣời đại diện hoặc ngƣời đại diện theo pháp luật của họ thuộc một trong các trƣờng hợp quy định tại khoản 1 Điều 87 của Bộ luật này thì Tòa án chỉ định ngƣời đại diện để tham gia tố tụng.
Đối với vụ việc lao động mà có đƣơng sự thuộc trƣờng hợp quy định tại khoản 1 Điều này hoặc ngƣời lao động là ngƣời chƣa thành niên mà không có ngƣời đại diện và Tòa án cũng không chỉ định đƣợc ngƣời đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Tòa án chỉ định tổ chức đại diện tập thể lao động đại diện cho ngƣời lao động đó.”
Trong khi, BLTTDS sửa đổi bổ sung năm 2011 chỉ dừng lại ở ngƣời hạn chế năng lực hành vi dân sự mà không có ngƣời đại diện hoặc ngƣời đại diện theo pháp luật của họ mà ở trƣờng hợp không đƣợc làm ngƣời đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật.
BLTTDS năm 2015 đã chính thức đƣợc thông qua và có hiệu lực với những bổ sung quan trọng, đây là lần sửa đổi có tính đột phá trong quy định về ngƣời đại diện của đƣơng sự trong TTDS.
Nhƣ vậy, việc nghiên cứu các quy định về ngƣời đại diện của đƣơng sự trong tố tụng dân sự qua các giai đoạn hình thành và phát triển ta thấy các quy định này không ngừng đƣợc phát triển, hoàn thiện. Qua đó, giúp cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự đƣợc thuận lợi cũng nhƣ giúp cho các cơ quan tố tụng giải quyết VVDS thuận lợi.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Qua việc tìm hiểu các vấn đề lý luận cơ bản về ngƣời đại diện hợp pháp của đƣơng sự trong TTDS ta thấy đƣợc bản chất của quan hệ đại diện, ý nghĩa của đại diện trong TTDS. Nắm rõ đƣợc khái niệm ngƣời đại diện hợp pháp của đƣơng sự là ngƣời thay mặt đƣơng sự tham gia tố tụng, thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của đƣơng sự nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đƣơng sự trong quá trình giải quyết vụ việc. Ngƣời đại diện là cá nhân, pháp nhân và phải có NLHVTTDS, nhân danh đƣơng sự tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật hoặc trên cơ sở quan hệ ủy quyền hoặc theo sự chỉ định của Toà án. Sự tham gia tố tụng của ngƣời đại diện góp phần nâng cao hiệu quả của việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự, thuận lợi hơn cho hoạt động tố tụng. Trải qua quá trình hình thành và phát triển thì chế định ngƣời đại diện của đƣơng sự ngày càng hoàn thiện, đảm bảo đƣợc quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời dân theo đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc và nhanh chóng tìm ra sự thật khách quan, thực thi công lý trên thực tế, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
CHƢƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ NGƢỜI ĐẠI DIỆN CỦA ĐƢƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ