Đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự:

Một phần của tài liệu Tài liệu Người đại diện hợp pháp của đương sự trong tố tụng (Trang 27 - 28)

Trong TTDS quyền tự định đoạt của đƣơng sự đƣợc hình thành và bắt nguồn từ bản chất của các quan hệ dân sự, đó là các quan hệ xã hội đƣợc xác lập trên cơ sở bình đẳng, tự do, tự nguyện, cam kết và thỏa thuận. Quyền tự định đoạt có thể nói là một trong những quyền năng đặc trƣng của chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự nói chung và quan hệ pháp luật TTDS nói riêng, cho phép đƣơng sự trong TTDS đƣợc lựa chọn phƣơng thức tham gia tố tụng theo cách mà họ cho rằng đó là thuận lợi nhất và tốt nhất cho việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đƣơng sự có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các đƣơng sự. Khi tham gia vào các quan hệ dân sự và xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp, các chủ thể có thƣơng lƣợng, thỏa thuận với nhau để giải quyết hay quyết định việc có khởi kiện hay không khởi kiện ra trƣớc Tòa án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi có đơn khởi kiện của đƣơng sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đƣơng sự yêu cầu tức là phụ thuộc vào ý chí của đƣơng sự từ đó đảm bảo quyền và lợi ích của các đƣơng sự. Trong quá trình Tòa án giải quyết VVDS, các đƣơng sự có quyền chấm dứt, thay đổi các yêu cầu của

mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đƣơng sự trong TTDS giúp xác định trách nhiệm của Tòa án trong việc bảo đảm quyền tự định đoạt của đƣơng sự.

Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đƣơng sự trong TTDS giúp ổn định trật tự xã hội, giữ vững kỉ cƣơng xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích của nhân dân. Pháp luật TTDS ghi nhận và bảo đảm cho các chủ thể trong quan hệ dân sự thực hiện quyền tự định đoạt của mình đã góp phần làm giảm bớt áp lực giải quyết các tranh chấp của Toà án, giúp cho việc giải quyết tranh chấp đƣợc nhanh chóng, tiết kiệm đƣợc chi phí và thời gian của Tòa án và của đƣơng sự.

Nguyên tắc quyền tự định đoạt giúp đƣơng sự quyết định phƣơng thức giải quyết vụ việc thuận tiện, nhanh chóng và hiệu quả. Những tác dụng này có ý nghĩa quan trọng trong việc ổn định trật tự xã hội và bảo vệ lợi ích của ngƣời dân. Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp để bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì đƣơng sự có thể ủy quyền cho ngƣời khác thay mình tham gia tố tụng, đây là một trong những nội dung của việc đảm bảo quyền tự định đoạt của đƣơng sự. Đƣơng sự có thể ủy quyền cho ngƣời đại diện thực hiện một phần hoặc toàn bộ các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình. Tuy vậy, do tính chất, yêu cầu của việc giải quyết VVDS sau khi ủy quyền cho ngƣời đại diện đƣơng sự vẫn có quyền tham gia tố tụng để bổ sung cho hoạt động của ngƣời đại diện.

Một phần của tài liệu Tài liệu Người đại diện hợp pháp của đương sự trong tố tụng (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)