Mặc dù BLTTDS năm 2015 có nhiều quy định mới, tiến bộ nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của đƣơng sự trong tố tụng dân sự nhƣng vẫn còn hạn chế làm cho quá trình áp dụng gặp khó khăn, khi áp dụng luật không thống nhất , việc hƣớng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật vẫn chƣa kịp thời vì một số nguyên nhân nhƣ sau:
- Tồn tại một số quy định của BLTTDS năm 2015 chƣa đảm bảo đƣợc hết quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự.
- Sự hiểu biết pháp luật của nhân dân còn hạn chế nên sự hiểu biết về việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời dân còn chƣa cao. Vì sự hiểu biết hạn chế này dẫn đến việc đƣơng sự không có sự hiểu biết nhất
định về pháp luật tố tụng dân sự nên rất khó khăn trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trƣớc Tòa án.
- Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng nhƣ phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ Tòa án nhất là Thẩm phán còn hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của công việc. Theo Báo cáo tổng kết của ngành Tòa án nhân dân năm 2017 lãnh đạo của một số Tòa án nhân dân địa phƣơng chƣa phát huy đầy đủ tinh thần trách nhiệm, năng lực quản lý và điều hành trong công tác còn hạn chế nên phần nào ảnh hƣởng tới hiệu quả công tác của đơn vị. Những tồn tại về chất lƣợng của đội ngũ thẩm phán phần nào làm cho việc bảo đảm quyền con ngƣời, quyền công dân không đƣợc bảo đảm thực hiện trên thực tế[18,tr.216].
- Việc thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có ý nghĩa quan trọng đối với việc đƣa các văn bản pháp luật đến gần với ngƣời dân nhƣng việc này lại mang nặng tính hình thức, không đa dạng hóa các loại hình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Chính vì vậy khi có những quy định mới ngƣời dân chƣa nắm rõ đƣợc cách thực hiện, áp dụng nhƣ thế nào. Việc phổ biến, giáo dục pháp luật chủ yếu chỉ tập trung vào các luật và pháp lệnh chung chung chƣa đi vào chi tiết, cụ thể từng văn bản hƣớng dẫn thi hành. Lực lƣợng làm công tác thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đặc biệt là ở cơ sở còn thiếu, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế chƣa đồng đều. Bên cạnh đó, sự tham gia hƣởng ứng của ngƣời dân còn chƣa cao; có trƣờng hợp ngƣời dân mặc dù hiểu biết pháp luật nhƣng lại cố tình không chấp hành pháp luật, không hợp tác với Tòa án nhằm gây khó khăn cho quá trình giải quyết vụ án dân sự.
- Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế của chế định đại diện của đƣơng sự trong TTDS đó là chất lƣợng của những ngƣời đại diện còn hạn chế. Họ có thể không am hiểu quy định của pháp luật nên khi tham gia tố tụng còn bỡ ngỡ, chƣa nhận thức đƣợc vai trò của bản thân mình và
không nắm rõ đƣợc hết các quyền và nghĩa vụ tố tụng mà mình có thể thực hiện dẫn đến mục đích đại diện không đƣợc thực hiện tốt khi không bảo