Giai đoạn từ 1989 đến năm 2004

Một phần của tài liệu Tài liệu Người đại diện hợp pháp của đương sự trong tố tụng (Trang 32 - 34)

Sau năm 1986, đất nƣớc bắt đầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, mở cửa đất nƣớc. Các quan hệ xã hội trong các lĩnh vực dân sự, thƣơng mại, lao động...diễn ra phong phú, đòi hỏi pháp luật phải có các quy định để điều chỉnh phù hợp, đặc biệt là trong lĩnh vực dân sự. Trong giai đoạn này có nhiều văn bản pháp luật quan trọng đƣợc ban hành trong đó có ba pháp lệnh đã đƣợc ban hành quy định nhiều vấn đề liên quan đến ngƣời đại diện của đƣơng sự trong TTDS là PLTTGQCVADS năm 1989; PLTTGQCVAKT năm 1994; PLTTGQCTCLĐ năm 1996. Nếu những quy định về ngƣời đại

diện của đƣơng sự trong giai đoạn trƣớc quy định chƣa cụ thể về chủ thể đại diện, quyền và nghĩa vụ của họ, việc thay đổi và chấm dứt đại diện thì đến nay các văn bản này những quy định về ngƣời đại diện của đƣơng sự đã đƣợc sửa đổi và bổ sung khá nhiều, tạo điều kiện cho việc áp dụng trong thực tế.

Theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 PLTTGQCVADS năm 1989 thì ngƣời đƣợc đại diện bao gồm: ngƣời chƣa thành niên (trừ trƣờng hợp ngƣời chƣa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dƣới 18 tuổi đã tham gia lao động theo hợp đồng đƣợc tự mình tham gia tố tụng về những việc có liên quan đến quan hệ lao động, nhƣng khi cần thiết, Toà án có thể triệu tập ngƣời đại diện của họ tham gia tố tụng), đƣơng sự là ngƣời có nhƣợc điểm về thể chất hoặc tâm thần mà không thể tham gia tố tụng đƣợc thì phải có ngƣời đại diện tham gia tố tụng. Ngƣời chƣa thành niên, ngƣời có nhƣợc điểm về thể chất hoặc tâm thần, ngƣời vắng mặt không có tin tức không có ai đại diện thì Tòa án cử một ngƣời thân thích của đƣơng sự hoặc một thành viên của một tổ chức xã hội làm ngƣời đại diện của họ. Tại Điều 22 của Pháp lệnh này quy định về ngƣời đại diện theo ủy quyền, theo đó, đƣơng sự là công dân, ngƣời đại diện của đƣơng sự theo quy định tại Điều 21 của Pháp lệnh có thể ủy quyền cho luật sƣ hoặc ngƣời khác thay mặt mình trong tố tụng (trừ việc ly hôn và hủy kết hôn trái pháp luật). Đối với pháp nhân, tham gia tố tụng thông qua ngƣời lãnh đạo của mình hoặc ngƣời đại diện đƣợc pháp luật ủy quyền bằng văn bản.

Năm 2001, Pháp lệnh Luật sƣ 2001 đƣợc ban hành thay thế Pháp lệnh Luật sƣ 1987 để đội ngũ luật sƣ phát triển đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập mạnh mẽ cũng nhƣ đáp ứng nhu cầu bào chữa của bị can, bị cáo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự. Pháp lệnh Luật sƣ 2001 tiếp tục khẳng định luật sƣ tham gia tố tụng với tƣ cách ngƣời đại diện hoặc ngƣời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các đƣơng sự tại các vụ án dân sự, kinh tế, lao động, hành chính (Điều 14).

Một phần của tài liệu Tài liệu Người đại diện hợp pháp của đương sự trong tố tụng (Trang 32 - 34)