Người được đại diện và người đại diện theo pháp luật

Một phần của tài liệu Tài liệu Người đại diện hợp pháp của đương sự trong tố tụng (Trang 38 - 45)

Khoản 1 Điều 134 BLDS 2015 quy định: Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là ngƣời đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là ngƣời đƣợc đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Ngoài ra, khoản 2 Điều 85 BLTTDS 2015 tiếp tục kế thừa quy định tại khoản 2 Điều 73 BLTTDS năm 2004 về việc ngƣời đại diện theo pháp luật theo quy định của BLDS là ngƣời đại diện theo pháp luật trong TTDS, trừ trƣờng hợp bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật. Nhƣ vậy, khi tham gia TTDS tại Tòa án thì tùy thuộc vào từng loại ngƣời đƣợc đại diện là cá nhân, pháp nhân hay các chủ thể khác mà việc xác định ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự khác nhau[30,tr.28-37].

* Người được đại diện là cá nhân: đƣơng sự phải là ngƣời không có NLHVTTDS, đó là ngƣời chƣa thành niên, ngƣời mất, hạn chế NLHVDS, ngƣời có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi. Đây là những trƣờng hợp cá nhân không đáp ứng đủ điều kiện NLHVTTDS theo quy định của pháp luật.

Theo quy định của pháp luật thì cá nhân phải đạt một độ tuổi nhất định mới có NLHVDS đầy đủ và độ tuổi này theo quy định của BLDS và BLTTDS đạt từ 18 tuổi trở lên và không bị mất NLHVDS thì đƣơng sự sẽ tự mình tham gia TTDS. Còn nếu cá nhân không có đủ NLHVDS thì sẽ không thể bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ trong TTDS đƣợc, họ phải thông qua ngƣời đại diện để thực hiện các quyền, nghĩa vụ trong TTDS. Tuy nhiên vẫn có trƣờng hợp cá nhân là ngƣời chƣa

đủ 18 tuổi nhƣng họ vẫn có thể tự mình tham gia TTDS mà không cần ngƣời đại diện đó là: đƣơng sự là ngƣời từ đủ mƣời lăm tuổi đến chƣa đủ mƣời tám tuổi đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình đƣợc tự mình tham gia TTDS về những việc có liên quan đến quan hệ lao động hoặc quan hệ dân sự đó (khoản 6 Điều 69 BLTTDS 2015).

Bên cạnh đó tại Điều 23 BLDS 2015 có bổ sung quy định mới về ngƣời khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi. Đây là trƣờng hợp Tòa án chỉ định ngƣời giám hộ, xác định quyền và nghĩa vụ của ngƣời giám hộ.

Nhƣ vậy, đƣơng sự là cá nhân thì những ngƣời sau đây cần có ngƣời đại diện theo pháp luật:

- Ngƣời chƣa thành niên trừ ngƣời từ đủ mƣời lăm tuổi đến chƣa đủ mƣời tám tuổi đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình;

- Ngƣời mất NLHVDS;

- Ngƣời bị hạn chế NLHVDS;

- Ngƣời có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi của mình. Khi đƣơng sự là cá nhân thuộc các trƣờng hợp trên thì ngƣời đại diện theo pháp luật tham gia TTDS tại Toà án là những chủ thể sau đây:

+ Ngƣời đại diện theo pháp luật của ngƣời chƣa thành niên: trƣớc tiên, cha, mẹ là ngƣời đại diện theo pháp luật của con chƣa thành niên (Điều 136 BLDS 2015). Nếu ngƣời chƣa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định đƣợc cha, mẹ; ngƣời chƣa thành niên có cha, mẹ nhƣng cha, mẹ đều mất NLHVDS; cha,mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế NLHVDS; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu ngƣời giám hộ (Điều 47 BLDS 2015) thì ngƣời giám hộ là ngƣời đại diện theo pháp luật cho ngƣời chƣa thành niên tham gia TTDS tại Toà án. Ngƣời giám hộ của ngƣời chƣa thành niên bao gồm

những ngƣời theo thứ tự sau đây: ngƣời giám hộ đƣơng nhiên theo quy định tại Điều 52 BLDS năm 2015; ngƣời giám hộ do UBND cấp xã nơi cƣ trú của ngƣời đƣợc giám hộ có trách nhiệm cử ngƣời giám hộ và ngƣời giám hộ do Tòa án chỉ định khi có tranh chấp giữa những ngƣời giám hộ quy định tại Điều 52 BLDS năm 2015 về ngƣời giám hộ hoặc tranh chấp về việc cử ngƣời giám hộ (Điều 54 BLDS năm 2015).

+ Ngƣời đại diện theo pháp luật của ngƣời mất NLHVDS: chính là ngƣời giám hộ đƣơng nhiên của họ. Trƣờng hợp không có ngƣời giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của BLDS năm 2015 thì ngƣời giám hộ đƣơng nhiên của ngƣời mất năng lực hành vi dân sự đƣợc xác định theo Điều 53 BLDS 2015 nhƣ sau: trƣờng hợp vợ là ngƣời mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là ngƣời giám hộ; nếu chồng là ngƣời mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là ngƣời giám hộ; trƣờng hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một ngƣời mất năng lực hành vi dân sự, còn ngƣời kia không có đủ điều kiện làm ngƣời giám hộ thì ngƣời con cả là ngƣời giám hộ; nếu ngƣời con cả không có đủ điều kiện làm ngƣời giám hộ thì ngƣời con tiếp theo có đủ điều kiện làm ngƣời giám hộ là ngƣời giám hộ; trƣờng hợp ngƣời thành niên mất năng lực hành vi dân sự chƣa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm ngƣời giám hộ thì cha, mẹ là ngƣời giám hộ. Ngƣời giám hộ trong tất cả các trƣờng hợp trên đều là ngƣời đại diện theo pháp luật của ngƣời mất NLHVDS. Trƣờng hợp ngƣời mất năng lực hành vi dân sự không có ngƣời giám hộ đƣơng nhiên theo quy định tại Điều 53 của BLDS 2015 thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cƣ trú của ngƣời đƣợc giám hộ có trách nhiệm cử ngƣời giám hộ. Trƣờng hợp có tranh chấp giữa những ngƣời giám hộ quy định tại Điều 53 BLDS 2015 về ngƣời giám hộ hoặc tranh chấp về việc cử ngƣời giám hộ thì Tòa án chỉ định ngƣời giám hộ.

+ Ngƣời đại diện theo pháp luật của ngƣời có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi:

Theo quy định tại Điều 23 BLDS năm 2015 những trƣờng hợp đƣợc xác định là ngƣời có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi là: “Ngƣời thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhƣng chƣa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của ngƣời này, ngƣời có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố ngƣời này là ngƣời có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định ngƣời giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của ngƣời giám hộ.”

Nhƣ vậy ngƣời đại diện hợp pháp của ngƣời có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là ngƣời giám hộ và phải có sự đồng ý của ngƣời đƣợc giám hộ nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu (quy định tại Điều 46 BLDS năm 2015). Theo quy định tại khoản 4 Điều 54 trừ trƣờng hợp áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 48 của BLDS năm 2015, ngƣời giám hộ của ngƣời có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi do Tòa án chỉ định trong số những ngƣời giám hộ quy định tại Điều 53 của BLDS năm 2015. Trƣờng hợp không có ngƣời giám hộ theo quy định trên, Tòa án chỉ định ngƣời giám hộ hoặc đề nghị một pháp nhân thực hiện việc giám hộ, ngƣời giám hộ của ngƣời có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi sẽ đƣợc thực hiện các quyền theo quyết định của Tòa án.

+ Ngƣời đại diện theo pháp luật của ngƣời bị hạn chế NLHVDS: Ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là ngƣời thành niên có năng lực hành vi dân sự, tuy nhiên do họ bị nghiện ma túy hoặc các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình nên họ có thể bị yêu cầu tuyên bố là ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Yêu cầu tuyên bố một ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chỉ đƣợc thực hiện bởi ngƣời có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan có mối quan hệ với ngƣời đó. Tòa án cũng là cơ quan duy nhất có thẩm quyền ra quyết định tuyên bố một ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Ngƣời đại diện cho

ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự nhất thiết phải có đủ điều kiện nhƣ một ngƣời giám hộ, dù luật không quy định rõ, bởi ngƣời này sẽ đảm nhận các chức năng tƣơng tự ngƣời giám hộ. Ngƣời này đƣợc chỉ định theo một quyết định của Toà án (Khoản 1 Ðiều 24 BLDS năm 2015). Thông thƣờng, nếu ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi có vợ (chồng), thì ngƣời đại diện là vợ chồng; trong trƣờng hợp ngƣời này không có vợ (chồng) thì ngƣời đại diện là một ngƣời thân thuộc.

* Người được đại diện là pháp nhân: do cơ cấu tổ chức phức tạp không thể trực tiếp tham gia TTDS nên việc xác lập, thực hiện các quyền, nghĩa vụ TTDS đều phải đƣợc thực hiện thông qua ngƣời đại diện theo pháp luật.

Trong BLDS 2015 để thống nhất với Điều 13 Luật doanh nghiệp 2014 là pháp nhân có thể có nhiều ngƣời đại diện theo pháp luật thì Điều 137 BLDS 2015 quy định: “Một pháp nhân có thể có nhiều ngƣời đại diện theo pháp luật và mỗi ngƣời đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân theo quy định tại Điều 140 và Điều 141 của Bộ luật này”. Có thể nói, “quy định mới này nhằm bảo đảm quyền của thành viên pháp nhân trong việc họ thỏa thuận, lựa chọn nhiều ngƣời đại diện theo pháp luật cho pháp nhân của mình đồng thời tạo điều kiện cho pháp nhân nhanh chóng, thuận lợi trong xác lập, thực hiện các hành vi pháp lý, các hợp đồng, giao dịch của pháp nhân, nhất là đối với pháp nhân hoạt động trên nhiều lĩnh vực hoặc ở nhiều địa bàn khác nhau” [30,tr.28-37]. Tuy nhiên, để tránh việc giao kết, thực hiện các giao dịch với ngƣời không có thẩm quyền thì Điều 141 BLDS năm 2015 và Điều 13 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định mỗi ngƣời đại diện theo pháp luật có quyền đại diện cho pháp nhân trong phạm vi đại diện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật. Nhƣ vậy, ngƣời đại diện theo pháp luật của pháp nhân là cá nhân đƣợc quy định là ngƣời đại diện theo pháp luật cho pháp nhân trong điều lệ khi thành lập. Điều lệ của pháp nhân đƣợc xây

dựng và ban hành theo quy định của pháp luật chuyên ngành, nó có giá trị bắt buộc thực hiện trong phạm vi quy mô của pháp nhân đó. Điều lệ và văn bản pháp lý xác định tƣ cách cho một cá nhân cụ thể là ngƣời đại diện theo pháp luật cho pháp nhân, nhân danh pháp nhân tham gia TTDS. Ngƣời đại diện theo pháp luật của pháp nhân sẽ thay mặt pháp nhân thực hiện việc tham gia TTDS tại Tòa án. Ngoài ra, ngƣời đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể là do pháp luật quy định hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

* Người được đại diện là người lao động, tập thể lao động: Để phù hợp với pháp luật nội dung là Bộ luật Lao động năm 2012, Luật công đoàn năm 2012 và Nghị định số 43/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 chi tiết thi hành Điều 10 của Luật Công đoàn năm 2012 thì khoản 3 Điều 85 BLTTDS 2015 bổ sung quy định Tổ chức đại diện tập thể lao động (Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chƣa thành lập công đoàn cơ sở) là ngƣời đại diện theo pháp luật cho tập thể ngƣời lao động khởi kiện vụ án lao động, tham gia TTDS tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể ngƣời lao động bị xâm phạm. Quy định này nhằm bảo vệ tối đa các quyền và lợi ích chính đáng của ngƣời lao động phát sinh từ quan hệ lao động.

* Ngƣời đƣợc khởi kiện là cá nhân cần đƣợc bảo vệ trong vụ việc dân sự thì cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời khác là ngƣời đại diện theo pháp luật.

Theo Điều 186 BLTTDS năm 2015 quy định: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua ngƣời đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là ngƣời khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”. Nhƣ vậy, ta có thể hiểu ngƣời đại diện hợp pháp cũng có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích của ngƣời khác. Các trƣờng hợp khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích

hợp pháp của ngƣời khác đƣợc quy định tại Điều 187 BLTTDS năm 2015 nhƣ sau:

- Cơ quan quản lý nhà nƣớc về gia đình, cơ quan quản lý nhà nƣớc về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện, yêu cầu vụ việc về hôn nhân và gia đình theo quy định tại khoản 2 Điều 10, khoản 5 Điều 84, khoản 2 Điều 86, khoản 3 Điều 102, khoản 2 Điều 119 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Theo đó, các cơ quan này có quyền khởi kiện, yêu cầu về huỷ việc kết hôn trái pháp luật, yêu cầu thay đổi ngƣời trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chƣa thành niên, tranh chấp xác định cha, mẹ, con, tranh chấp về nghĩa vụ cấp dƣỡng.

- Cơ quan lao động, thƣơng binh và xã hội, hội liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi theo Điều 26 Luật nuôi con nuôi.

- Tổ chức đại diện tập thể lao động có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trƣờng hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể ngƣời lao động.

- Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng có quyền đại diện cho ngƣời tiêu dùng khởi kiện bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng.

- Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hôn nhân và gia đình để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời khác theo quy định khoản 2 Điều 10, khoản 5 Điều 84, khoản 2 Điều 86, khoản 3 Điều 102, khoản 2 Điều 119, khoản 2 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và Điều 26 Luật nuôi con nuôi. Trong trƣờng này thì các cá nhân nhƣ sau có quyền khởi kiện:

+ Vợ, chồng của ngƣời đang có vợ, có chồng mà kết hôn với ngƣời khác; cha, mẹ, con, ngƣời giám hộ hoặc ngƣời đại diện theo pháp luật khác của ngƣời kết hôn trái pháp luật.

+ Ngƣời thân thích có quyền yêu cầu thay đổi ngƣời trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

+ Ngƣời thân thích có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chƣa thành niên.

+ Cha, mẹ, con, ngƣời giám hộ có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con chƣa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; xác định con cho cha, mẹ chƣa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự trong các trƣờng hợp đƣợc quy định tại khoản 2 Điều 101 của Luật hôn nhân gia đình.

+ Ngƣời thân thích có quyền yêu cầu Tòa án buộc ngƣời không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dƣỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

+ Cha, mẹ, ngƣời thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ đƣợc hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

+ Cha mẹ nuôi, con nuôi đã thành niên, cha mẹ đẻ hoặc ngƣời giám hộ của con nuôi có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi.

Một phần của tài liệu Tài liệu Người đại diện hợp pháp của đương sự trong tố tụng (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)