2.1.2.1. Căn cứ phát sinh người đại diện theo pháp luật
Quan hệ đại diện theo pháp luật phát sinh dựa trên cơ sở quy định của pháp luật. Theo quy định của BLDS thì ngƣời đại diện theo pháp luật là ngƣời đại diện theo pháp luật trong TTDS, trừ trƣờng hợp bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật. Quy định này đƣợc quy định tại Điều 85 BLTTDS 2015 cũng là một quy định kế thừa lại từ BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011.
Tại Điều 135 BLDS 2015 quy định: “Quyền đại diện đƣợc xác lập… theo quyết định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật)”. Do vậy, có thể hiểu rằng quyền đại diện đƣợc xác lập theo
quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật là đại diện theo pháp luật. Tức là có ba căn cứ làm phát sinh quan hệ đại diện theo pháp luật:
- Quy định của pháp luật - Điều lệ của pháp nhân
- Quyết định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền.
Nhƣ vậy, trong những trƣờng hợp mà cá nhân không đủ khả năng, nhận thức, làm chủ hành vi của mình để tham gia giao dịch dân sự nói chung hoặc tham gia TTDS để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình nói riêng thì họ phải thông qua ngƣời đại diện do pháp luật quy định. BLDS quy định khá cụ thể về diện những ngƣời đƣợc coi là ngƣời đại diện theo pháp luật trong trƣờng này dựa trên cơ sở ngƣời đại diện có quan hệ có tính bền vững, ổn định với ngƣời đƣợc đại diện nhƣ quan hệ huyết thống, hôn nhân, hoặc quan hệ pháp lý khác đƣợc pháp luật ghi nhận.
Còn đối với trƣờng hợp pháp nhân do cơ cấu tổ chức nên không thể trực tiếp thực hiện hành vi TTDS cụ thể mà nhất thiết phải thông qua một chủ thể có khả năng thực hiện hành vi đó là cá nhân để nhân danh pháp nhân tham gia TTDS thực hiện các hành vi TTDS cụ thể. Theo quy định của BLDS năm 2015, Luật doanh nghiệp năm 2014 thì cơ sở làm phát sinh ngƣời đại diện theo pháp luật của pháp nhân dựa trên quy định của pháp luật hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền.
2.1.1.2. Căn cứ chấm dứt người đại diện theo pháp luật
Quan hệ đại diện cũng nhƣ các quan hệ pháp luật khác trong TTDS nó không tồn tại mãi mãi và có thể chấm dứt khi xuất hiện những sự kiện pháp lý nhất định. Theo quy định tại Điều 89 BLTTDS 2015 thì ngƣời đại diện theo pháp luật trong TTDS chấm dứt việc đại diện theo quy định của BLDS. Nhƣ vậy, muốn biết căn cứ chấm dứt quan hệ đại diện theo pháp luật trong TTDS ta phải căn cứ vào các quy định pháp luật trong BLDS.
Trƣờng hợp ngƣời đƣợc đại diện là cá nhân thì quan hệ đại diện sẽ chấm dứt khi thuộc một trong các trƣờng hợp đƣợc quy định tại Khoản 4 Điều 140 BLDS 2015. Đó là các trƣờng hợp:
- Ngƣời đƣợc đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc NLHVDS đã đƣợc khôi phục. Đây là trƣờng hợp ngƣời đƣợc đại diện có NLHVDS đã đầy đủ thì ngƣời đƣợc đại diện đã tự có thể bằng chính hành vi của mình xác lập, thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong TTTDS. Vì vậy, khi đạt điều kiện về năng lực hành vi thì ngƣời đƣợc đại diện trƣớc đây sẽ không cần ngƣời đại diện nữa.
- Ngƣời đƣợc đại diện là cá nhân chết. Khi cá nhân chết thì tƣ cách chủ thể trong mọi quan hệ pháp luật của họ sẽ chấm dứt, trong đó có quan hệ đại diện.
- Căn cứ khác theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan. Có một số căn cứ chấm dứt khác làm chấm dứt quan hệ đại diện theo pháp luật cho đƣơng sự nhƣ hoàn thành nhiệm vụ đại diện đối với những trƣờng hợp ngƣời đại diện trong những vụ việc cụ thể nhƣ trƣờng hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời khác.Trong những trƣờng hợp này, ngƣời đại diện chỉ thay mặt đƣơng sự tham gia tố tụng trong một vụ việc cụ thể, khi vụ việc đƣợc giải quyết xong, quá trình tố tụng chấm dứt thì tƣ cách đại diện cũng đồng thời chấm dứt.
Quy định này của BLDS 2015 là kế thừa toàn bộ từ BLDS 2005. Ngƣời đƣợc đại diện là chủ thể đặt ra đòi hỏi cần đƣợc đại diện, do vậy khi đối tƣợng này chấm dứt sự tồn tại của mình thì đòi hỏi đó sẽ mất và ngƣời đại diện không còn cần phải tồn tại để thực hiện hoạt động đại diện kia. Sau khi chấm dứt quan hệ đại diện, đƣơng sự tự mình tham gia TTDS, tự mình thực hiện theo quy định của pháp luật; ngƣời đại diện mất tƣ cách đại diện, không đƣợc tham gia TTDS nhân danh đƣơng sự, không còn có quyền và nghĩa vụ TTDS của đƣơng sự.
Trƣờng hợp ngƣời đƣợc đại diện là pháp nhân thì ngƣời đại diện theo pháp luật của pháp nhân chấm dứt khi có căn cứ tại điểm c khoản 4 Điều 140 BLDS 2015, theo đó căn cứ chấm dứt ngƣời đại diện theo pháp luật của pháp nhân là khi pháp nhân chấm dứt tồn tại. Lúc này, mọi hoạt động của pháp nhân cũng chấm dứt nên ngƣời đại diện theo pháp luật của pháp nhân cũng chấm dứt mọi hoạt động tố tụng tại Toà án.
Ngoài ra, một số căn cứ khác làm chấm dứt quan hệ đại diện theo pháp luật cho đƣơng sự nhƣ hoàn thành nhiệm vụ đại diện đối với những trƣờng hợp ngƣời đại diện trong những vụ việc cụ thể nhƣ cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời khác. Những trƣờng hợp này, ngƣời đại diện chỉ đứng ra làm ngƣời đại diện trong một vụ việc cụ thể khi vụ việc đƣợc giải quyết xong, chấm dứt TTDS thì tƣ cách đại diện cũng đồng thời chấm dứt.
Nhƣ vậy, đại diện theo pháp luật sẽ chấm dứt khi việc đại diện trở nên không cần thiết hoặc không thể thực hiện đƣợc việc đại diện.