NSNN của một số địa phương
1.4.1.1. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng xem hoạt động đầu tư XDCB như là đòn bẩy quan trọng kích thích tăng trưởng của thành phố. Thành phố Đà Nẵng đã sử dụng vốn đầu tư vào XDCB khá lớn, chiếm xấp xỉ 30% GDP. Nhờ những nỗ lực này, bức tranh kinh tế xã hội thành phố đã có những chuyển biến tích cực, góp phần đáng kể trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Nhiều cây cầu, nhiều tuyến đường, khu dân cư, nhà ở thu nhập thấp được hình thành từ nguồn vốn XDCB, bước đầu góp phần vào việc hình thành cơ sở hạ tầng kĩ thuật đồng bộ và phát triển của thành phố Đà Nẵng. Vì vậy, thành phố Đà Nẵng đã tập trung giải quyết tốt những phương án đề ra, đó là:
Một là, quản lý tốt công tác quy hoạch, kế hoạch đề ra. Thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch xây dựng tỉnh, đẩy mạnh quy hoạch chi tiết; hoàn thành xây dựng các quy hoạch KTXH, quy hoạch xây dựng các phường xã và quy hoạch ngành.
Hai là, chủ trương đầu tư phải phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phù hợp với quy hoạch được duyệt. Bảo đảm bố trí vốn XDCB theo hướng tập trung vào các lĩnh vực có trọng tâm, trọng điểm của thành phố; bố trí vốn đầu tư phù hợp với khả năng cân đối vốn của năm kế hoạch và những năm tiếp theo; quản lý vốn theo phân cấp của Luật NSNN và các văn bản pháp luật về quản lý đầu tư; chấm dứt tình trạng đầu tư không đồng bộ, không hiệu quả.
Ba là, cơ chế quản lý các dự án đầu tư, quản lý chất lượng công trình phải được thực hiện theo đúng quy định. Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về xây dựng, từ công tác chuẩn bị đầu tư, đảm bảo đúng tiến độ kế hoạch đề ra, các dự án được lập phải đảm bảo tính khả thi phải sát với yêu cầu nhiệm vụ đầu tư, tiêu chuẩn định mức, quy trình quy phạm, đơn giá chế độ chi theo quy định, hạn chế mức thấp nhất các chi phí phát sinh trong quá trình đầu tư và nghiệm thu công trình.
Bốn là, tăng cường quản lý năng lực hoạt động của các nhà thầu tư vấn, thi công xây dựng. Thường xuyên thẩm định về năng lực, kinh nghiệm của các nhà thầu tư vấn, thi công xây dựng, công khai đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh. Đồng thời thông báo cả những vi phạm của các nhà thầu để các chủ đầu tư làm căn cứ lựa chọn.
Năm là, tăng cường cải cách hành chính, chống tiêu cực, phiền hà ở các cơ quan nhà nước liên quan đến quá trình đầu tư XDCB. Cải cách hành chính rà soát văn bản thủ tục hành chính trong thu hút đầu tư và đơn giản hóa các thủ tục hành chính. Rà soát lại những thủ tục hành chính không cần thiết trong quá trình thực hiện thủ tục đầu tư.
Sáu là, Thực hiện cơ chế dân chủ, công khai, minh bạch trong đầu tư XDCB.
Công khai, minh bạch hóa quá trình đầu tư công tác quy hoạch, kế hoạch vốn đầu tư, danh mục dự án công trình đầu tư, thông tin hoạt động đấu thầu của các dự án rộng rãi, chống khép kín, đảm bảo tính cạnh tranh trong đấu thầu.
Bảy là, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng. Đào tạo bổ sung kiến thức, cập nhật cho tất cả các đối tượng liên quan đến quản lý vốn đầu tư XDCB bằng hình thức tập huấn, đào tạo ngắn ngày, có kiểm tra.
1.4.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Trị
UBND tỉnh Quảng Trị ban hành Công văn số 7978/UBND-XD4 về chỉ đạo triển khai Kế hoạch đầu tư công năm 2017 và tiếp tục chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư XDCB trên địa bàn Tỉnh. Để triển khai công tác đầu tư XDCB trên toàn tỉnh trong năm 2017 đảm bảo đi vào nền nếp, đúng quy định, đầu tư công trình được trọng tâm, trọng điểm, thanh toán, quyết toán dứt điểm các dự án đầu tư, không để tình trạng nợ đọng XDCB theo quy định tại Luật Đầu tư công, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các địa phương thực hiện nghiêm túc nội dung sau:
Một là, phân bổ kế hoạch vốn đầu tư phát triển năm 2017 phải tuân thủ các nguyên tắc: Việc lập kế hoạch đầu tư phát triển năm 2017 phải phù hợp với phát triển KTXH năm 2017 của địa phương và các quy hoạch ngành, lĩnh vực đã được phê duyệt, các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết của HĐND Tỉnh, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, thị xã, thành phố; Phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác; Chỉ bố trí vốn cho các chương trình, dự án đã được cấp có thấm quyền đưa vào trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020; Tập trung bố trí vốn đầu tư để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ chương trình, dự án trọng điểm có ý nghĩa lớn đối với phát triển KTXH của địa phương; Bố trí vốn chuẩn bị đầu tư để tổ chức lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư; lập, thẩm định, quyết định đầu tư của dự án đầu tư công khởi công mới giai đoạn 2016-2020; Tập trung nguồn lực để xử lý nợ đọng XDCB, quán triệt và thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Đầu tư công, tuyệt đối không để phát sinh thêm nợ đọng XDCB.
Hai là, việc phân bổ kế hoạch vốn đầu tư phát triển năm 2017 phải sắp xếp theo thứ tự ưu tiên sau:
Ưu tiên thứ nhất: Bố trí thanh toán dứt điểm (100% số vốn còn thiếu) các dự án đã có quyết định phê duyệt quyết toán; bố trí vốn đến 90% giá trị quyết toán đối với các dự án đã hoàn thành hồ sơ quyết toán trình thẩm định phê duyệt quyết toán; bố trí kế hoạch vốn tối đa 70% tổng mức đầu tư đối với các dự án đang triển khai thực
hiện. Ưu tiên thứ hai: Dự án dự kiến hoàn thành trong năm 2017, các dự án chuyển tiếp bố trí kế hoạch vốn đạt 60% - 65% tổng mức đầu tư. Sau khi bố trí đủ vốn cho các dự án theo thứ tự ưu tiên trên, bố trí vốn khởi công mới cho các dự án thực sự cấp bách, đã có quyết định phê duyệt dự án trước ngày 31/10/2016, đã xác định được nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đảm bảo đúng quy định của Luật Đầu tư công. Yêu cầu bố trí vốn cho các công trình theo hướng phải tập trung vốn để hoàn thành cơ bản, dứt điểm các công trình. Không bố trí vốn dàn trải, kéo dài làm chậm hoàn thành các dự án đưa vào khai thác, sử dụng giảm hiệu quả đầu tư.
Ba là, việc thực hiện khởi công mới các công trình: Các dự án khởi công mới phải được Chủ tịch UBND Tỉnh đồng ý bằng văn bản mới được triển khai thực hiện; công tác chuẩn bị đầu tư, sau khi hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, phê duyệt dự án phải căn cứ khả năng nguồn vốn cân đối cho dự án mới được triển khai đấu thầu, tổ chức thi công.
Bốn là, lựa chọn đơn vị tư vấn và quản lý tiến độ, chất lượng công trình: Việc lựa chọn những nhà thầu thiết kế, thi công, giám sát, quản lý chất lượng công khai, minh bạch đảm bảo lựa chọn được những nhà thầu có đủ năng lực thực sự về kinh nghiệm, tài chính để triển khai các dự án đảm bảo chất lượng, an toàn, tiến độ, thẩm mỹ các dự án đầu tư; kiên quyết không lựa chọn các đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công yếu năng lực, thiếu kinh nghiệm chuyên ngành; Thủ trưởng các Chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND Tỉnh về công tác lựa chọn các đơn vị tư vấn và nhà thầu tham gia dự án. Chủ đầu tư các dự án chỉ đạo các đơn vị chuyên môn trực thuộc tăng cường công tác nghiệm thu hồ sơ dự án, hồ sơ thiết kế, dự toán đảm bảo đúng, đủ, lường hết được các tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện.
Năm là, quyết toán các công trình: Chủ đầu tư các dự án chỉ đạo quyết liệt công tác hoàn công, quyết toán gói thầu, quyết toán dự án hoàn thành đảm bảo đúng, đủ khối lượng, công việc hoàn thành trình thẩm định phê duyệt theo đúng quy định; tăng cường công chuyển giao công nghệ đối với các công trình hoàn thành cho chủ sử dụng công trình để nâng cao hiệu quả đầu tư, chỉ đạo công tác bảo hành, bảo trì đối
với các công trình bàn giao đưa vào sử dụng.
Sáu là, thanh tra, kiểm tra XDCB: Thanh tra tỉnh tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các dự án trọng điểm của tỉnh (đặc biệt lưu ý các dự án có tổng mức đầu tư lớn, thời gian thực hiện nhanh) để ngăn ngừa và chấn chỉnh ngay từ trong quá trình triển khai công tác đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh đảm bảo hiệu quả đầu tư, đúng quy định của pháp luật.
1.4.1.3. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ngãi
Thời gian qua, công tác đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có nhiều chuyển biến tích cực. Huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt khá, nhất là khu vực FDI và khu vực dân cư....Tỉnh đã thực hiện tốt các giải pháp về quản lý đầu tư XDCB, vốn đầu tư được phân bổ theo hướng tập trung, nợ đọng trong XDCB dần được kiểm soát; thủ tục hành chính trong XDCB được cải thiện; nhiều dự án trọng điểm, dự án về nông thôn mới được đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả đầu tư, tỉnh Quảng Ngãi đã thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Một là, việc quản lý Nhà nước đối với đầu tư XDCB từ NSNN phải theo hướng phát hiện những bất cập trong chế độ, chính sách và cơ chế liên quan đến vốn đầu tư XDCB. Từ đó sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung kịp thời phù hợp với xu hướng phát triển của khoa học - công nghệ và sự biến đổi của cơ chế thị trường, đủ sức làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý của Nhà nước ngày càng có hiệu quả và hiệu lực hơn trong lĩnh vực đầu tư XDCB từ NSNN trong thời gian tới.
Hai là, quản lý đầu tư XDCB từ NSNN, tỉnh Quảng Ngãi cần nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch, thiết kế, thẩm định, đấu thầu, phê duyệt và quản lý cấp phát vốn, quyết toán vốn đầu tư các dự án đầu tư XDCB từ NSNN.
Ba là, cần nâng cao chất lượng quản lý đối với công tác thanh toán, quyết toán với vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Quảng Ngãi theo hướng: chính xác, đúng chế độ, giảm thiểu các thủ tục gây phiền hà, giảm nợ đọng, loại trừ các sai phạm gây thất thoát, lãng phí hay tham ô, tham nhũng. Quản lý đầu tư XDCB từ NSNN theo hướng nâng cao năng lực kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán và thanh tra các khâu có liên quan đến việc đầu tư XDCB từ NSNN.
Bốn là, tăng cường vai trò của các cơ quan chức năng trong quản lý Nhà nước về đầu tư từ NSNN. Sớm hoàn thành việc rà soát, phân loại đối với những dự án, công trình đang được đầu tư từ vốn NSNN, nhưng thiếu vốn để tiếp tục triển khai và những dự án đã quyết định đầu tư chưa được bố trí vốn; đề xuất và quyết định biện pháp giải quyết phù hợp đối với từng dự án.
Năm là, giám sát chặt chẽ đối với các nhà thầu các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Ban hành quy định trách nhiệm và chế tài xử lý vi phạm cụ thể cho các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án, các nhà thầu về công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án, dự toán, thiết kế bản vẽ thi công, tổ chức đấu thầu và thi công.
Sáu là, tăng cường công tác giám sát, đánh giá đầu tư; tổ chức đánh giá những thuận lợi, khó khăn và vướng mắc khi thực hiện các quyết định về phân cấp đầu tư trên địa bàn tỉnh để có những điều chỉnh cho phù hợp; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện các chương trình, nghị quyết của HĐND tỉnh theo các nguồn vốn phân cấp về cấp huyện. Đặc biệt thời gian tới cần chú trọng tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát cộng đồng trong hoạt động quản lý đầu tư XDCB trên địa bàn.