440 460 480 500 540 600 800 821 4.641 2 kiến thiếtNguồn xổ số4550556565 68 70 81
2.2.2.2. Thực trạng về công tác lập, thẩm định phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án
phê duyệt dự án
Luật Đầu tư công có hiệu lực từ 01/01/2015, với nhiều đổi mới, như: Thể chế hóa quy trình quyết định chủ trương đầu tư nhằm ngăn chặn tình trạng phê duyệt quyết định đầu tư công dàn trải, gây thất thoát và lãng phí nguồn lực đầu tư; Chuyển từ kế hoạch đầu tư công ngắn hạn hàng năm sang kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm; Phân bổ vốn đầu tư công được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công trong từng giai đoạn, bảo đảm phân bổ vốn đầu tư công khai, minh bạch và công bằng, góp phần tích cực vào việc phòng, chống tham nhũng; Việc phân cấp thẩm quyền quản lý đầu tư công mạnh mẽ và rõ ràng hơn, gắn với trách nhiệm cụ thể của từng đối tượng...
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát đánh giá về kết quả thực hiện lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư
Nội dung/tiêu chí
Thang đánh giá
Rất tốt Tốt Khá Trungbình Yếu Lập, thẩm định, phê duyệt
chủ trương đầu tư
Số ý kiến 6 13 25 12 4 % 10 22 42 20 6 Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư Số ý kiến 5 11 20 21 3 % 8 19 33 35 5 Nguồn: Học viên khảo sát trong tháng 11 năm 2018
Qua kết quả khảo sát tại bảng 2.6 cho thấy việc thực hiện lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư dự án, phê duyệt dự án của tỉnh Quảng Nam tương đối tốt,nhìn chung là ở mức khá.
Công tác lập, thẩm định phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án là khâu rất quan trọng trong công tác quản lý đầu tư XDCB, nếu công tác lâp, thẩm định,phê duyệt không đúng, không phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội sẽ dẫn đến thất thoát NSNN. Do vậy, tỉnh Quảng Nam đặc biệt quan tâm đến công
tác này. Kể từ ngày Luật Đầu tư công ra đời, việc lập, thẩm định và phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án từng bước được nâng cao, xác định được mức độ quan trọng phải đầu tư dự án và căn cứ khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công, khả năng huy động các nguồn vốn khác (đối với các chương trình, dự án sử dụng nhiều nguồn vốn) mới phê duyệt dự án đầu tư. Nhìn chung, các cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh đã từng bước củng cố và nâng cao chất lượng trong công tác thẩm định dự án. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại như: công tác khảo sát lập dự án đầu tư của một số dự án chưa sát với thực tế, khi triển khai thực hiện phải điều chỉnh thiết kế, bổ sung hạng mục công việc, làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công, tăng tổng mức đầu tư ảnh hưởng đến khả năng cân đối kế hoạch vốn đầu tư công.
Qua công tác Kiểm toán ngân sách địa phương năm 2017, Kiểm toán nhà nước đã đánh giá về công tác lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư và công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án, như sau: “Trình tự lập, thẩm định và phê duyệt chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cơ bản tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư công, Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ. Tuy nhiên, do kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 chưa thông qua chi tiết danh mục công trình, dự án nên chưa có cơ sở đánh giá sự phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Tại các dự án được kiểm toán chi tiết: (i) Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Đền bù, san lấp mặt bằng khu thể thao liên hợp nhưng chưa thực hiện thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; (ii) HĐND tỉnh Quảng Nam phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Đường nối từ đường Điện Biên Phủ đến đường cao tốc Đà Nẵng
- Quảng Ngãi có 1,8km/tổng số 4,1km đi trùng với Quốc lộ 40B nhưng chưa có thủ tục thỏa thuận với cơ quan được giao quản lý đoạn tuyến này.
Trong năm 2017, sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình phê duyệt mới 82 dự án với tổng mức đầu tư 1.143.044trđ; thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh 35 dự án với tổng mức đầu tư điều chỉnh 2.544.309trđ, tăng 74.223trđ so với tổng mức đầu tư ban đầu. Qua kiểm toán nhận thấy trình tự thủ tục thẩm định, phê duyệt dự án được thực hiện theo Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015, Nghị định
59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ và theo phân cấp của tỉnh.
Tại các huyện được kiểm toán: (i) Huyện Tiên Phước còn một số dự án lập tổng mức đầu tư chưa tuân thủ quy định tại Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 mà vẫn áp dụng theo Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng; (ii) Huyện Nông Sơn phê duyệt dự án điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư dự án Đường giao thông tránh lũ xã Quế Trung nhưng không thẩm định nguồn vốn bổ sung;
(iii) Huyện Duy Xuyên: Phòng Tài chính - Kế hoạch thực hiện thẩm định là chưa tuân thủ quy định tại Khoản 3 Điều 12 Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng.
Tại các dự án được kiểm toán chi tiết: (i) Phê duyệt dự án nhưng không thực hiện thẩm định nguồn vốn, khả năng cân đối vốn là không tuân thủ Điểm a Khoản 3 Mục I Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ; (ii) Chưa xác định rõ thời gian thực hiện dự án; (iii) Phê duyệt dự án Khu dân cư số 1 xã Quế Trung không có trong quy hoạch chi tiết 1/2000; (iv) Dự án Đường nối từ đường Điện Biên Phủ đến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi được phê duyệt có 1,8km/tổng số 4,1km đi trùng với Quốc lộ 40B nhưng chưa có thủ tục thỏa thuận với cơ quan được giao quản lý đoạn tuyến này, phương án thiết kế chưa hài hoà, thiếu tính thẩm mỹ nên phải điều chỉnh, và chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường là chưa tuân thủ Điểm a Khoản 2 Điều 25 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 (đến sau khi phê duyệt thiết kế BVTC mới tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt)”[23,tr.16], [1, tr.17].
Từ năm 2011 đến 2018, Sở Kế hoạch – Đầu tư đã thẩm định, trình phê duyệt điều chỉnh 291 dự án, điều chỉnh thay đổi quy mô, thiết kế và bù chênh lệch giá vật liệu, nhân công, ca máy. Có nhiều dự án tăng tổng mức đầu tư so với giá trị ban đầu, như: Dự án Đường Điện Biên Phủ, TMĐT phê duyệt ban đầu: 125 tỷ đồng, phê duyệt điều chỉnh: 148 tỷ đồng; Dự án Đường Nguyễn Văn Trỗi nối dài - Khu công nghiệp Tam Thăng: TMĐT phê duyệt ban đầu: 80,91 tỷ đồng, phê duyệt điều chỉnh: 87,75tỷ đồng, Dự án Xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật Khu tái định cư Duy Hải (giai đoạn 1), huyện Duy Xuyên: TMĐT phê duyệt ban đầu: 112 tỷ đồng, phê duyệt điều chỉnh:
135,2 tỷ đồng,...
Ngoài nguyên nhân chủ quan còn có nguyên nhân khách quan dẫn đến tồn tại trong công tácphê duyệt chủ trương đầu tư tại tỉnh Quảng Nam, như:
Theo quy định tại Luật Đầu tư công, để được bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn các dự án phải được phê duyệt chủ trương đầu tư.
Điều kiện để trình phê duyệt chủ trương bao gồm nhiều thủ tục như thẩm định nguồn vốn, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường… Song thực tế, các yêu cầu này không phát huy hiệu quả mà còn làm kéo dài thời gian phê duyệt do chưa xác định được tổng kinh phí cho cả giai đoạn tại thời điểm lập chủ trương đầu tư, các nội dung nêu tại đề xuất chủ trương đầu tư mới chỉ mang tính chất khái quát, nên việc đánh giá tác động môi trường gặp rất nhiều khó khăn, không sát với thực tiễn bởi phạm vi rộng, phức tạp. Trình tự, thủ tục phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư có nhiều vướng mắc, trong đó khâu thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn chưa được quy định rõ ràng. Luật Đầu tư công quy định dự án phải có quyết định chủ trương đầu tư mới được bố trí vốn, trong khi đó thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn là điều kiện bắt buộc để quyết định chủ trương đầu tư dự án đã tạo ra vòng luẩn quẩn.
Về cơ quan chủ trì thẩm định trình cấp có thẩm quyết quyết định đầu tư, Luật Xây dựng quy định đối với dự án sử dụng vốn NSNN thì cơ quan chuyên môn về xây dựng chủ trì tổ chức thẩm định dự án đầu tư và xây dựng để trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư; trong khi đó, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn quy định cơ quan kế hoạch đầu tư là người chủ trì thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn để trình người có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định dự án đầu tư. Quy trình quản lý vốn đầu tư bị tách rời ở nhiều khâu do nhiều cơ quan đảm nhiệm như: Lập kế hoạch và phân bổ vốn do cơ quan kế hoạch và đầu tư thực hiện, còn cân đối nguồn vốn để bố trí chi đầu tư, tổng hợp kết quả thực hiện, quyết toán thuộc trách nhiệm của cơ quan tài chính.