Kiến nghị đối với tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh Quảng Nam. (Trang 85 - 88)

toán Giá trị

3.3.2. Kiến nghị đối với tỉnh Quảng Nam

- Xây dựng hệ thống thu thập, xử lý và sử dụng các thông tin về quản lý vốn đầu tư XDCB; xác định rõ trách nhiệm cung cấp thông tin đối với những cơ quan liên quan.

- Kiên quyết không bổ sung KHV cho các chủ đầu tư không thực hiện tốt công tác quản lý dự án, như: để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản, để số dư tạm ứng chưa có khối lượng thu hồi qua nhiều năm không có khả năng thu hồi, không đôn đốc nhà thầu thực hiện thi công đúng tiến độ.

- UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo Sở Xây dựng, Sở Tài chính phối hợp thực hiện xây dựng đơn giá vật liệu xây dựng kịp thời, phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường của tỉnh để tránh tình trạng bị trượt giá quá nhiều.

- Đưa tiêu chí về chất lượng quản lý dự án đầu tư XDCB của các Ban Quản lý dự án chuyên ngành vào tiêu chí xét thi đua hằng năm.

đánh giá những mặt được, mặt còn hạn chế, phân tích nguyên nhân gây ra hạn chế để có hướng khắc phục.

- Chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư giám sát chặt chẽ công tác đấu thầu nhằm lựa chọn ra những nhà thầu có năng lực thật sự để thực hiện thi công công trình đảm bảo kịp tiến độ, chất lượng. Kiên quyết không cho các nhà thầu đã vi phạm hợp đồng, thực hiện công trình với chất lượng kém tham gia đấu thầu công trình tương tự.

- Địa bàn hành chính tỉnh Quảng Nam khá rộng, gồm 18 huyện, thị xã, thành phố, trong đó có 9 huyện miền núi. Do vậy, việc nhận thức, trình độ am hiểu về quản lý vốn đầu tư XDCB không đồng đều, nên hằng năm UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Kho bạc nhà nước tỉnh xây dựng kế hoạch tập huấn, hướng dẫn chuyên đề quản lý vốn đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh, để các huyện, thị xã, thành phố nâng cao năng lực quản lý vốn đầu tư XDCB, nhằm quản lý vốn hiệu quả hơn.

Tiểu kết chương 3

Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Quảng Nam là nhiệm vụ cấp bách, cần phải có biện pháp khắc phục ngay để hiệu quả đầu tư XDCB ngày càng được nâng cao. Cần có quan điểm đổi mới và tăng cường hơn nữa công tác lãnh đạo, quản lý, cũng như cơ chế, chính sách phù hợp, có hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN, qua đó góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

KẾT LUẬN

Trong những năm vừa qua, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của tỉnh Quảng Nam đã thực sự đóng vai trò chủ đạo định hướng thu hút các nguồn vốn đầu tư của xã hội cho đầu tư phát triển ngày càng tăng cao (tăng bình quân 13%/năm giai đoạn 2011-2017). Công tác quản lý đầu tư và xây dựng của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực đã đầu tư được nhiều công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng lực của nhiều ngành kinh tế và cải thiện rõ nét đời sống nhân dân các khu vực trong tỉnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của toàn xã hội nói chung và vốn đầu tư XDCB của Nhà nước nói riêng còn nhiều thiếu sót, nhược điểm. Nguyên nhân chủ yếu là do: Công tác quy hoạch, kế hoạch xây dựng cơ bản còn thiếu đồng bộ, chất lượng chưa cao thiếu sự gắn kết; tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí thất thoát xảy ra khá phổ biến ở tất cả các khâu của quá trình đầu tư xây dựng từ quy hoạch đến chủ trương đầu tư, thực hiện đầu tư, nghiệm thu thanh quyết toán đưa công trình vào khai thác sử dụng; tình trạng nợ đọng vốn đầu tư xây dựng kéo dài, hiệu quả đầu tư của một số dự án chưa cao. Nhận định được vấn đề này, luận văn đã đi sâu phân tích những mặt đã đạt được và những mặt còn hạn chế, nguyên nhân dẫn đến hạn chế và đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém để nâng cao công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN của tỉnh Quảng Nam.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh Quảng Nam. (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w