Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh Quảng Nam. (Trang 71 - 73)

toán Giá trị

2.2.3.Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế

Công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong khâu xác định, thẩm định chủ trương đầu tư, phân bổ kế hoạch vốn, thẩm định dự án còn bất cập do chế tài trách nhiệm về phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước chưa đủ mạnh.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý vốn đầu tư còn hạn chế. Chất lượng công tác hoạch định, xác định danh mục đầu tư còn hạn chế, chưa thật sự bám sát quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, chưa có tiêu chí đánh giá lựa chọn dự án khi xác định chủ trương đầu tư.

Năng lực của một số đơn vị tư vấn còn thấp, đa số các kỹ sư có trình độ cao chủ yếu là đứng tên trong hồ sơ năng lực.

Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên viên tham mưu về thực hiện công tác quản lý vốn đầu tư chưa cao.

Việc kiểm tra, giám sát cộng đồng chưa được các cơ quan quản lý nhà nước và địa phương coi trọng.

Tiểu kết chương 2

Thời gian qua (từ 2011-2018) công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN của tỉnh Quảng Nam không ngừng được cải tiến, nâng cao chất lượng, hướng tới hiệu quả. Nhờ đó các dự án đầu tư được phê duyệt thận trọng hơn, chi phí quản lý đầu tư từng bước được quản lý chặt chẽ, trách nhiệm của các cơ quan quản lý đầu tư đã được phân định rõ ràng hơn. Thông qua nguồn vốn này, tỉnh đã tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật, mạng lưới đường giao thông, hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống trường lớp, bệnh viện được đầu tư nâng cấp, được chú trọng phát triển. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật từng bước được củng cố và hoàn thiện, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên, qua phân tích thực trạng và kết quả đánh giá thì công tác

quản lý vốn đầu tư XDCB của tỉnh Quảng Nam còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém cần có biện pháp khắc phục như: Phê duyệt dự án đầu tư XDCB tràn lan; bố trí KHV đầu năm chưa căn cứ tình hình thực tế và khả năng hoàn thành của các dự án; chưa ưu tiên bố trí cho các công trình trọng điểm, các công trình thanh toán khối lượng, dẫn đến có quá nhiều lần điều chỉnh bổ sung theo sự vụ và các dự án đã điều chỉnh thay đổi so với Nghị quyết của HĐND tỉnh; phân bổ kế hoạch vốn dàn trãi, chưa ưu tiên bố trí KHV để thanh toán nợ khối lượng hoàn thành như định hướng của Trung ương và tỉnh; chưa quản lý tốt việc tạm ứng theo hợp đồng dẫn đến nợ tạm ứng kéo dài qua nhiều năm không thu hồi được; công tác giải ngân KHV các năm gần đây còn chậm. Từ những hạn chế nêu trên cần phải có những định hướng nhằm hoàn thiện những mặt còn yếu kém và nâng cao công tác quản lý vốn đầu tư XDCB của tỉnh Quảng Nam.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh Quảng Nam. (Trang 71 - 73)