Thực trạng lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh Quảng Nam. (Trang 49 - 54)

440 460 480 500 540 600 800 821 4.641 2 kiến thiếtNguồn xổ số4550556565 68 70 81

2.2.2.1. Thực trạng lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Bảng 2.4. Kết quả đánh giá thực hiện lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Quảng Nam

Nội dung/tiêu chí đánh giá

Thang đánh giá Rất tốt Tốt Khá Trung

bình Yếu Thực hiện lập kế hoạch và

phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Số ý kiến 12 7 13 17 11 % 20 12 22 28 18 Nguồn: Học viên khảo sát trong tháng 11 năm 2018

Qua bảng khảo sát nêu trên cho thấy việc lập kế hoạch và phân bổ kế hoạch vốn đầu tư của tỉnh Quảng Nam thực hiện chưa tốt. Có 11 đối tượng đánh giá công tác thực hiện lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Quảng Nam ở mức độ yếu (18%), có 17 đối tượng đánh giá trung bình (28%).

Theo cơ chế điều hành NSNN hằng năm của UBND tỉnh Quảng Nam thì nguyên tắc phân bổ vốn đầu tư XDCB tỉnh Quảng Nam thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau:

- Ưu tiên bố trí thanh toán nợ đọng XDCB, trong đó ưu tiên bố trí kế hoạch vốn thanh toán dứt điểm đối với các dự án đã phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành, bố trí thu hồi vốn ứng trước, các dự án dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm

kế hoạch; ưu tiên bố trí cho các dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn.

- Vốn đối ứng cho dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi theo tiến độ cam kết với nhà tài trợ nước ngoài.

- Bố trí đủ vốn đối ứng thực hiện các nội dung theo Nghị quyết, Chương trình đã được HĐND và UBND tỉnh ban hành và cân đối nguồn vốn thực hiện các dự án trọng điểm, dự án cần tập trung chỉ đạo hoàn thành theo chỉ đạo của UBND tỉnh.

- Dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt: Tập trung bố trí vốn để hoàn thành trong năm kế hoạch và đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và địa phương.

- Đối với dự án khởi công mới: phải đáp ứng nguyên tắc, điều kiện quy định của Luật Đầu tư công. Dự án mới phải thật sự cấp bách, đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư và có quyết định đầu tư, quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật - dự toán theo quy định; dự án phải có trong danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 (trừ dự án khẩn cấp) bố trí kế hoạch vốn phải đảm bảo đủ vốn cho thực hiện giải phóng mặt bằng và tái định cư trước (nếu có); đồng thời phải đảm bảo thời gian bố trí vốn để hoàn thành dự án theo tiến độ thực hiện được cấp có thẩm quyền quyết định, nhưng không được vượt quá thời gian bố trí vốn tối đa theo quy định (không quá 03 năm đối với dự án nhóm C, không quá 5 năm đối với dự án nhóm B có tổng mức đầu tư dưới 800 tỷ và không quá 8 năm đối với dự án nhóm B có tổng mức đầu tư từ 800 tỷ đến dưới 2.300 tỷ đồng).

Đối với việc bố trí vốn thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư: trong kế hoạch 2018, ngân sách tỉnh chỉ bố trí vốn thực hiện đối với các dự án nhóm C trọng điểm trở lên thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp tỉnh; những dự án còn lại, UBND cấp huyện chủ động bố trí nguồn lực thực hiện.

- Các địa phương tăng cường lồng ghép các nguồn vốn đầu tư thuộc thẩm quyền để bố trí vốn cho các Chương trình, dự án, trong đó ưu tiên thanh toán nợ đọng XDCB và đẩy nhanh tiến độ của các dự án.

sách tỉnh sẽ bố trí 100% chi phí xây lắp, chi phí tư vấn và các chi phí khác có liên quan; riêng chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tùy thuộc vào từng dự án cụ thể, UBND tỉnh quyết định mức hỗ trợ cho địa phương. UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm phối hợp với chủ đầu tư tổ chức thực hiện và chủ động bố trí đủ vốn đối ứng cho công tác giải phóng mặt bằng theo đúng quy định.

Ngoài các quy định chung, ngân sách các cấp chỉ xem xét bố trí bổ sung vốn cho các dự án đảm bảo các tiêu chí: có báo cáo giám sát đầu tư theo quy định, không có số dư tạm ứng chưa có khối lượng đến hạn phải thu hồi và chỉ bố trí vốn xây lắp khi đã thực hiện xong công tác giải phóng mặt bằng (ngoại trừ các chương trình, dự án theo tuyến).

Bảng 2.5. Cơ cấu phân bổ chi đầu tư XDCB theo đặc điểm dự án của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2018

STT Nội dung phân bổ Số công

trình Vốn bố trí % vốn bố trí so với tổng vốn đầu tư năm Năm 2011 232 2.169 100% 1 Công trình hoàn thành 80 704 32% 2 Công trình chuyển tiếp 108 1.142 53% 3 Công trình khởi công mới 44 323 15% Năm 2012 280 2.294 100% 1 Công trình hoàn thành 86 836 36% 2 Công trình chuyển tiếp 128 899 39% 3 Công trình khởi công mới 66 559 24% Năm 2013 266 2.665 100% 1 Công trình hoàn thành 92 789 30% 2 Công trình chuyển tiếp 116 1.198 45% 3 Công trình khởi công mới 58 678 25% Năm 2014 356 3.591 100%

STT Nội dung phân bổ Số công trình Vốn bố trí % vốn bố trí so với tổng vốn đầu tư năm 1 Công trình hoàn thành 123 1.184 33% 2 Công trình chuyển tiếp 156 1.617 45% 3 Công trình khởi công mới 77 790 22% Năm 2015 250 2.652 100% 1 Công trình hoàn thành 87 867 33% 2 Công trình chuyển tiếp 108 1.070 40% 3 Công trình khởi công mới 55 715 27% Năm 2016 254 3.024 100% 1 Công trình hoàn thành 87 966 32% 2 Công trình chuyển tiếp 118 1.235 41% 3 Công trình khởi công mới 49 823 27% Năm 2017 299 4.096 100% 1 Công trình hoàn thành 112 1.543 38% 2 Công trình chuyển tiếp 134 1.723 42% 3 Công trình khởi công mới 53 830 20% Năm 2018 303 3.696 100% 1 Công trình hoàn thành 106 1.235 33% 2 Công trình chuyển tiếp 116 1.648 45% 3 Công trình khởi công mới 81 813 22%

Tổng số 2.240 24.187 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam

Về cơ bản công tác phân bổ KHV đầu tư XDCB được tỉnh thực hiện theo trình tự của Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý, điều hành còn một số tồn tại sau:

Bố trí kế hoạch vốn (KHV) đầu năm chưa căn cứ tình hình thực tế và khả năng hoàn thành của các dự án; chưa ưu tiên bố trí cho các công trình trọng điểm, các công

trình thanh toán khối lượng, dẫn đến có quá nhiều lần điều chỉnh bổ sung theo sự vụ và các dự án đã điều chỉnh thay đổi so với Nghị quyết của HĐND tỉnh.

Tại Báo cáo Kiểm toán ngân sách địa phương năm 2016 của tỉnh Quảng Nam được Kiểm toán nhà nước khu vực III công bố vào ngày 20 tháng 11 năm 2017 thì có nhận xét, đánh giá một số nội dung như sau:

“HĐND tỉnh quyết nghị KHV cho 138 dự án khởi công mới khi chưa có Quyết định đầu tư (có 03 DA quyết định đầu tư sau ngày 31/3/2016); Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho UBND tỉnh giao KHV đầu tư đầu năm có danh mục công trình, dự án cụ thể và các huyện, thành phố, thị xã 1.389.395trđ, chỉ bằng 29,6% vốn đầu tư HĐND nghị quyết; còn lại 3.266.039trđ trong năm Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho UBND tỉnh tiếp tục phân giao KHV cho các dự án đầu tư (tỉnh và huyện) tại 29 Quyết định. Hầu hết nguồn vốn được Chính phủ, Bộ KH và ĐT, Bộ Tài chính giao từ đầu năm, nhưng UBND tỉnh chậm giao vốn và giao quá nhiều lần trong năm làm ảnh hưởng đến sự chủ động trong triển khai thực hiện của các đơn vị, địa phương.

Ngoài 30 Quyết định phân bổ vốn đầu năm nêu trên, trong năm UBND tỉnh đã ban hành 114 quyết định bổ sung, điều chỉnh KHV cho các công trình dự án 1.754.935trđ (bằng 38,5% KHV đầu năm). Có 03 quyết định bổ sung KHV 32.704trđ sau thời điểm 31/12/2016 sai quy định; có 66 quyết địnhbố trí bổ sung vốn chưa được HĐND hoặc Thường trực HĐND tỉnh thông qua với số vốn 383.911trđ là chưa tuân thủ đúng Điều 59, Điều 68 Luật Đầu tư công, Điều 33 Nghị định số 77/2015/NĐ-CP; trong năm tỉnh ban hành nhiều quyết định để điều chỉnh vốn đầu tư (113.666trđ), do giao vốn chưa sát với thực tế nhu cầu các dự án, công trình” [22, tr.13, tr14]

Qua bảng khảo sát đánh giá và những tồn tại nêu trên thì UBND tỉnh, HĐND tỉnh cần phải xem xét lại việc điều hành lập kế hoạch và phân bổ KHV cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương và đảm bảo đúng quy định. Bố trí KHV đầu tư phải được tập trung, hiệu quả hơn trước. Việc lập kế hoạch vốn đầu tư phải bám sát kế hoạch tài chính - ngân sách 3-5 năm, tính đến tổng thể các nguồn lực đảm bảo an toàn tài chính và kiểm soát bội chi, nợ công. Vốn ODA, vay ưu đãi chỉ để đầu tư phát triển không thực hiện các nhiệm vụ chi thường xuyên.

Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư công phải lập theo giai đoạn 5 năm, đồng thời chi tiết từng năm góp phần quản lý chặt chẽ, công khai, minh bạch, theo đúng các tiêu chí, định mức của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh Quảng Nam. (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w