toán Giá trị
3.2.10. Kiểm soát chặt chẽ nợ đọngxây dựng cơ bản
Các dự án đã được quyết định đầu tư phải thực hiện theo mức vốn kế hoạch đã giao; nghiêm cấm Doanh nghiệp ứng vốn thực hiện dự án khi chưa được bố trí vốn,
dẫn đến hậu quả phát sinh nợ đọng XDCB; Chỉ được tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu đã được bố trí vốn. Đối với các gói thầu đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng, tổ chức nghiệm thu và thanh quyết toán theo đúng hợp đồng đã ký theo quy định tại Điều 58 và Điều 59 của Luật Đấu thầu, tránh tình trạng nợ đọng, chiếm dụng vốn của nhà thầu.
Các ngành, địa phương và chủ đầu tư phải xác định rõ trách nhiệm của đơn vị mình, gắn với tập thể, cá nhân trong việc để phát sinh nợ đọng XDCB; cân đối, bố trí ngân sách các cấp, các nguồn hợp pháp để xử lý nợ đọng XDCB và thu hồi vốn đã ứng theo quy định; đề ra các giải pháp, phương án và lộ trình thanh toán nợ đọng XDCB; ưu tiên tập trung bố trí kế hoạch vốn thanh toán nợ khối lượng hoàn thành, bố trí thực hiện các dự án chuyển tiếp; sau khi bố trí thực hiện các nhiệm vụ trên mà còn thừa kế hoạch vốn mới bố trí khởi công mới các dự án cần thiết.
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và ngành có liên quan rà soát danh mục các dự án, công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng, các công trình đã phê duyệt quyết toán để tham mưu UBND tỉnh ưu tiên bố trí nguồn vốn thanh toán đối với các công trình thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp tỉnh theo quy định khi xuất hiện nguồn.
UBND tỉnh chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư thường xuyên theo dõi, báo cáo tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản, nêu lên những khó khăn, vướng mắc trong xử lý nợ đọng XDCB. Đồng thời đề xuất tỉnh những giải pháp tháo gỡ khó khăn để giảm dần và tiến tới cơ bản xử lý xong nợ đọng XDCB.