Một số bài học kinh nghiệm về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNNcho tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh Quảng Nam. (Trang 39 - 43)

từ nguồn vốn NSNNcho tỉnh Quảng Nam

Thứ nhất, về lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư các dự án đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN.

Các đơn vị được giao lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, các sở, ban, ngành có liên quan trong quá trình lập, thẩm định, trình duyệt chủ trương đầu tư phải đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định về trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư của Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn đã được UBND tỉnh ban hành. Kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô của từng dự án đầu tư, đảm bảo phù hợp với khả năng cân đối vốn và theo đúng mục tiêu, lĩnh vực, nội dung đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tuyệt đối không trình phê duyệt chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư khi chưa xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn.

chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, điều chỉnh dự án đầu tư công và phân cấp, ủy quyền trong hoạt động quản lý đầu tư các dự án sử dụng vốn nhà nước.

Thứ hai, về tăng cường công tác quản lý, sử dụng vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN.

Quản lý, sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, nhất là quản lý vốn ứng, đảm bảo không để xảy ra lãng phí, thất thoát vốn đầu tư. Thường xuyên rà soát và có kế hoạch giải ngân cụ thể đối với từng dự án, gói thầu; trường hợp dự kiến khả năng không giải ngân hết kế hoạch vốn, các chủ đầu tư báo cáo về Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để tổng hợp, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, điều chuyển vốn cho dự án khác theo quy định. Tăng cường đôn đốc các nhà thầu nghiệm thu khối lượng hoàn thành, chủ đầu tư lập hồ sơ thanh toán kịp thời để thanh toán với KBNN khi có khối lượng nghiệm thu và hoàn ứng theo quy định.

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị được giao kế hoạch vốn đầu tư công có công trình, dự án sử dụng vốn sai mục đích, gây thất thoát vốn; không giải ngân hết kế hoạch vốn mà không có lý do khách quan, phải thu hồi vốn; nghiệm thu, thanh quyết toán không đúng quy định, hoàn ứng hoặc tiến độ thi công chậm phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và bị xử phạt hành chính theo quy định; đồng thời là một trong những nội dung để xem xét việc đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ công chức hàng năm; tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của các cấp ủy Đảng, chính quyền và bị xem xét tạm dừng thực hiện dự án hoặc không giao làm chủ đầu tư các dự án khác trong kế hoạch những năm tiếp theo.

Thứ ba, về tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Sở Xây dựng, các sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các chủ đầu tư và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình trên địa bàn tỉnh; xử lý nghiêm hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm các chủ đầu tư, nhà thầu vi phạm về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

soát, đánh giá năng lực của các đơn vị tư vấn, khảo sát thiết kế, giám sát thi công và thông báo công khai trên cổng thông tin điện tử của tỉnh, làm cơ sở cho chủ đầu tư đánh giá năng lực của nhà thầu khi tham gia đấu thầu tư vấn trên địa bàn tỉnh; đề xuất UBND tỉnh không cho tham gia đấu thầu các dự án mới đối với các đơn vị tư vấn yếu năng lực, thiếu trách nhiệm, vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ và hiệu quả đầu tư các công trình trên địa bàn tỉnh.

Thứ tư, rà soát, kiện toàn và thành lập các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng; tăng cường hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tham gia hoạt động đầu tư xây dựng; phát huy vai trò giám sát cộng đồng; thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Các ngành chức năng trên cơ sở nhiệm vụ được giao, thường xuyên cập nhật các quy định mới trong lĩnh vực đầu tư xây dựng để hướng dẫn thực hiện; đồng thời, tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng.

UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan khẩn trương kiện toàn tổ chức, cán bộ làm công tác chuyên môn về quản lý đầu tư xây dựng; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng với yêu cầu chuyên môn được phân công, phân cấp, ủy quyền; phân công trách nhiệm cụ thể cho tổ chức cá nhân trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện.

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác giám sát, đánh giá đầu tư trên địa bàn nhằm kiểm soát, nâng cao chất lượng công trình xây dựng; tăng cường công tác giám sát cộng đồng, phát huy vai trò của người sử dụng công trình. Tăng cường thanh tra, kiểm tra chuyên đề nhằm kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý những vi phạm trong hoạt động đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Tiểu kết Chương 1

Quản lý vốn Đầu tư xây dựng cơ bản trên cả nước nói chung và tại tỉnh Quảng Nam nói riêng là vấn đề hết sức quan trọng và thời sự, có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, là tiền đề cơ bản để thực hiện công

nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Quản lý vốn đầu tư XDCB là một hoạt động quản lý kinh tế đặc thù, phức tạp và luôn biến động nhất là trong điều kiện môi trường pháp lý, các cơ chế chính sách quản lý kinh tế còn chưa hoàn chỉnh thiếu đồng bộ và luôn thay đổi như ở nước ta hiện nay. Vì vậy qua các lý luận về nghiên cứu và qua thực tiễn trong công tác cho thấy vấn đề “Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh Quảng Nam” là đề tài cần nghiên cứu, đi sâu phân tích vì nó ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh Quảng Nam. (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w