Một số tác giả và tác phẩm truyền kỳ tiêu biểu

Một phần của tài liệu MOTIF HÔN NHÂN KHÁC THƯỜNG TRONG MỘT SỐ TẬP TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM (Trang 27 - 31)

1.1.4.1.Về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm Truyền kỳ mạn lục

Về thân thế của Nguyễn Dữ, đến nay vẫn còn nhiều giả thuyết khác nhau. Nhìn chung các nhà nghiên cứu vẫn chưa rõ năm sinh năm mất, chỉ biết ông chủ yếu sống trong khoảng nửa đầu thế kỉ XVI. Nguyễn Dữ nguyên quán làng Đỗ Tùng, xã Đoàn Lâm, huyện Gia Phúc thuộc Hồng Châu xưa. Nay thuộc làng Đỗ Thượng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ông là con trai của tiến sĩ Nguyễn Tưởng Phiêu. Nguyễn Dữ xuất thân thế gia, gia đình lại có truyền thống văn chương khoa cử, nên ông cũng là người học rộng hiểu nhiều. Nguyễn Dữ thi đỗ Hương tiến, làm quan ở huyện Thanh Tuyền. Song ông làm quan chưa đầy một năm thì đã cởi bỏ mũ áo từ quan với lí do về quê phụng dưỡng mẹ già.

Nguyễn Dữ sinh trưởng trong một thời đại mà triều đình nhà Lê bắt đầu khủng hoảng, chế độ phong kiến Việt Nam bắt đầu rơi vào tình trạng suy thoái trầm trọng. Các tập đoàn phong kiến xảy ra nội chiến kéo dài, phân chia Đàng Trong - Đàng Ngoài. Đời sống nhân dân khốn khổ. Trước tình cảnh như vậy, bên cạnh những nhà

nho bày tỏ nỗi lo lắng thời cuộc, không ít người đã chọn con đường nhàn cư để giữ trọn khí tiết và trong đó có Nguyễn Dữ. Nhiều giả thuyết cho rằng, có thể trong thời gian ở ẩn này, Nguyễn Dữ đã có điều kiện tiếp xúc với các tác phẩm truyền kỳ Trung Hoa và sáng tác ra Truyền kỳ mạn lục.

Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ là tác phẩm tiêu biểu cho thể loại truyền kỳ

nói riêng và văn xuôi tự sự Việt Nam nói chung. Tác phẩm gồm 20 truyện, được mệnh danh là “thiên cổ kỳ bút” hay “áng văn hay của bậc đại gia”. Tác phẩm thực sự là một sáng tác văn học nghiêm túc của Nguyễn Dữ chứ không phải là sưu tầm, ghi chép đơn thuần. Các truyện hầu hết xảy ra ở thời Lí, Trần, Hồ, Lê sơ và có sử dụng yếu tố kì ảo, hoang đường để phản ánh hiện thực xã hội phong kiến đương thời. Bên cạnh đó, người đọc còn cảm nhận được tấm lòng bi thương, xót cảm của tác giả trước những số phận, những mảnh đời bất hạnh, khổ đau của con người và cuộc sống trong kiếp này.

Mặc dù dùng yếu tố kì ảo làm phương thức sáng tác nhưng tác phẩm vẫn mang đậm chất hiện thực, phản ánh được khát vọng, phá bỏ những bất công ngang trái, hướng đến con đường tìm ra hạnh phúc của con người. Nhà nghiên cứu Bùi Duy Tần đã từng khẳng định rằng, đây là một thành tựu của truyện kí văn học viết bằng chữ Hán và nhận định Truyền kỳ mạn lục ngoài việc phản ánh tinh thần tự hào dân tộc còn phản ánh tư tưởng thời đại và đáng chú ý hơn hết là thành tựu về mặt xây dựng nhân vật.

1.1.4.2.Về tác giả Lê Thánh Tông và tác phẩm Thánh Tông di thảo

Vua Lê Thánh Tông (1442 – 1497) là vị vua thứ năm của triều Hậu Lê, tên húy là Lê Tư Thành. Thời đại vua Lê Thánh Tông là thời đại thịnh trị nhất của chế độ phong kiến Việt Nam. Ông chú tâm vào việc khuyến khích phát triển nông nghiệp, mở mang công, thương nghiệp, hoàn chỉnh chính trị, ban bố bộ luật Hồng Đức, củng cố quân đội và mở rộng bờ cõi. Trong lời giới thiệu của Lê Thánh Tông

vị vua anh minh, nhà cách tân vĩ đại của Lê Đức Tiết có chỉ ra rằng, Lê Thánh Tông

là vị vua rất quan tâm đến văn học, văn chương của ông mang khẩu khí của bậc đế vương. Ông cũng chính là nguyên súy của hội Tao Đàn và để lại nhiều tác phẩm và thi ca nổi tiếng. Dù viết về đề tài thiên nhiên, đất nước hay các vấn đề xã hội, tác

phẩm của ông đều được đánh giá rất cao. Một số tác phẩm của Lê Thánh Tông như:

Anh Hoa hiếu trị, Châu cơ thắng trướng, Minh lương cẩm tú, Quỳnh uyển cửu ca, Cổ tâm bách vịnh,…

Cùng với Truyền kỳ mạn lục, Thánh Tông di thảo được xem là tác phẩm thành tựu của thể loại truyền kỳ trong tiến trình phát triển của văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại. Thánh Tông di thảo gồm 19 truyện, được viết bằng chữ Hán. Về tác giả của tác phẩm này, hiện vẫn còn nhiều nghi vấn. Theo nghiên cứu, tác phẩm được hoàn thiện trong một khoảng thời gian từ thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XVIII bởi nhiều tác giả, trong đó do Lê Thánh Tông khởi đầu và người đời sau sao chép, sửa chữa và bổ sung.

Tác phẩm Thánh Tông di thảo đã được Bùi Văn Nguyên và Nguyễn Ngọc San tuyển dịch bốn truyện sau: Hoa Quốc kỳ duyên, Thử tinh truyện, Phú Cái truyện và

Lưỡng Phật đấu thuyết ký. Các truyện được in trong Hợp tuyển thơ văn Việt Nam,

nhà xuất bản Văn hóa và Viện văn học vào năm 1963. Đến năm 1963, nhà xuất bản Văn hóa và Viện văn học đã in bản dịch toàn bộ Thánh Tông di thảo do Nguyễn Bích Ngô thực hiện. Bản dịch mà chúng tôi sử dụng nghiên cứu trong công trình này là bản của Nguyễn Bích Ngô, do Phạm Văn Thắm biên tập lại. Tác phẩm được chia làm hai quyển: quyển thượng quyển thượng.

Trong đó, quyển thượng bao gồm mười ba truyện: Mai Châu yêu nữ truyện, Thiềm thừ miêu duệ ký, Lưỡng phật đấu thuyết ký, Phú Cái truyện, Nhị nữ thần truyện, Sơn quân phả, Văn thư lục, Hoa Quốc kỳ duyên, Vũ Môn tùng tiếu, Ngư gia

chí dị, Lũng cổ phán từ, Ngọc nữ quy chân chủ, Hiếu đễ nhị thần truyện. Quyển hạ

bao gồm sáu truyện: Dương phu truyện, Trần nhân cư Thủy phủ, Lãng Bạc phùng tiên, Mộng ký, Thử tinh truyện, Nhất thư thủ thần nữ.

Nhiều truyện ngắn trong Thánh Tông di thảo thể hiện giá trị nhân đạo và tinh thần nhân văn sâu sắc khi khắc họa tình yêu nam nữ, hạnh phúc lứa đôi, thể hiện sự bao dung, cảm thông, trân trọng với nhu cầu tình cảm, ước mong của con người. Đặc biệt là cái nhìn thương cảm cho người phụ nữ khi xây dựng các nhân vật nữ đều là những con người có phẩm chất tốt đẹp.

1.1.4.3.Về tác phẩm Truyền kỳ tân phả và tác giả Đoàn Thị Điểm

Đoàn Thị Điểm tên tự là Hồng Hà, có sách ghi là Hồng Hà nữ tử hay Hồng Hà phu nhân. Bà sinh năm Vĩnh Thịnh nguyên niên (1705), mất năm Cảnh Hưng 9 (1948), năm đó bà 44 tuổi. Quê bà ở làng Giai Phạm sau đổi là Hiến Phạm, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.

Đoàn Thị Điểm sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học. Cha là Đoàn Doãn Nghi, đỗ thi Hương, làm quan tới chức Điển bạ. Anh trai là Đoàn Doãn Luân đỗ Giải nguyên trường thi Kinh Bắc. Từ nhỏ, bà đã có tiếng thông minh, đẹp người, đẹp nết, chăm học, có tài văn và giỏi cả việc nữ công. Cho nên, năm 16 tuổi, bà được Thượng thư Lê Anh Tuấn nhận làm con nuôi. Về sau, quan Thượng thư muốn tiến cử bà vào làm cung tần trong phủ chúa Trịnh, nhưng bà không chịu. Bà về quê, sống với cha và anh ở nơi cha dạy học là làng Lạc Viên (huyện An Dương, tỉnh Kiến An, nay thuộc thành phố Hải Phòng) cùng nhau đàm luận văn chương, làm thơ xướng họa. Mãi cho đến năm hai mươi lăm tuổi, cha mất, bà mới cùng gia đình của anh dời đến ngụ ở làng Vô Ngại, huyện Đường Hào (nay là huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên). Đến khi anh mất (năm 1735), bỏ lại một đàn con nhỏ, một mình Đoàn Thị Điểm gánh vác việc nhà, bà phải vừa kê đơn, bốc thuốc, vừa dạy học, viết văn thuê để có tiền nuôi mẹ và giúp đỡ chị dâu nuôi các cháu. Sau vì né tránh kẻ quyền thế, bà đã vào cung dạy học. Được ít lâu, bà xin được về dạy ở Chương Dương, học trò biết tiếng theo học rất đông.

Đoàn Thị Điểm trở thành vợ ông Tiến sĩ Nguyễn Kiều – văn hào nổi tiếng ở làng Phú Xá (nay thuộc xã Phú Thượng, Từ Liêm, Hà Nội). Lấy nhau được mấy tháng, Nguyễn Kiều phụng mệnh đi sứ Trung Quốc, thời gian này, bà phải một mình lo toan công việc nhà chồng. Khi Nguyễn Kiều trở về, ông được triều đình giao chức Quản lĩnh Phiên trấn Nghệ An. Khi ra nhậm chức, ông đưa bà Điểm đi theo, nhưng giữa đường đi bà bị ốm nặng rồi mất, năm đó bà mới bốn mươi tư tuổi.

Người đời sau biết đến Đoàn Thị Điểm là một nữ danh sĩ có tài thơ văn, nhiều tác phẩm của bà vẫn còn lưu truyền đến ngày nay, trong đó có Truyền kỳ tân phả.

Đây là sáng tác chữ Hán của nữ văn sĩ Đoàn Thị Điểm. Tác phẩm viết bằng văn xuôi và có xen kẽ nhiều bài thơ. Hiện vẫn còn rất nhiều tranh cãi về tác phẩm

Truyền kỳ tân phả. Về phương diện nội dung, Truyền kỳ tân phả là sự đề cao người phụ nữ với nhan sắc, tài năng, đặc biệt là có phẩm hạnh đoan chính, thủy chung, có tình yêu mãnh liệt. Về phương diện nghệ thuật, Truyền kỳ tân phả được đánh giá là không thành công bằng Truyền kỳ mạn lụcThánh Tông di thảo. Tuy nhiên, đây vẫn là tác phẩm tiêu biểu cho chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại lúc bấy giờ.

Một phần của tài liệu MOTIF HÔN NHÂN KHÁC THƯỜNG TRONG MỘT SỐ TẬP TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)