Khi một motif đóng vai trò là motif tình tiết hay motif chủ đề thì chúng đều là những yếu tố cơ bản có vai trò quan trọng nhất định trong việc xây dựng nên cốt truyện. Chính vì thế, trong mục này, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát và thống kê số lượng tác phẩm có sử dụng motif hôn nhân khác thường trên hai bình diện như sau:
motif hôn nhân khác thường với vai trò là motif tình tiết và motif hôn nhân khác
thường với vai trò là motif chủ đề.
3.1.1.1. Tiêu chí khảo sát
Như đã trình bày, căn cứ vào vai trò của motif đối với cốt truyện, chúng ta có hai loại motif như sau: motif tình tiết và motif chủ đề. Nếu motif có vai trò là một tình tiết của cốt truyện, tồn tại song song cùng nhiều tình tiết khác, kết hợp với những tình tiết khác để tạo thành cốt truyện, phục vụ cho những chủ đề riêng của cốt truyện thì đó là motif tình tiết. Còn motif với vai trò là chủ đề của cốt truyện thì mọi sự kiện diễn ra trong cốt truyện đều hướng đến việc làm rõ chủ đề ấy. Hoặc chúng ta có thể hiểu theo cách khác như sau: trong một cốt truyện đơn giản chỉ có một motif thì motif ấy được gọi là motif chủ đề, khi đó motif cũng chính là type. Nếu motif ấy di chuyển vào một cốt truyện phức tạp hơn, trở thành một yếu tố của cốt truyện phức tạp, tồn tại song hành bên cạnh những yếu tố khác để xây dựng nên
một cốt truyện phức tạp, thì motif ấy chính là motif tình tiết của cốt truyện phức tạp trên.
Từ đó, chúng tôi tiến hành đề ra tiêu chí khảo sát motif hôn nhân khác thường với vai trò là motif tình tiết hoặc motif chủ đề trong các truyện có chứa motif hôn nhân khác thường của ba tập truyện Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ), Thánh Tông
di thảo (Lê Thánh Tông) và Truyền kỳ tân phả (Đoàn Thị Thị Điểm). Chúng tôi
khảo sát dựa trên hai tiêu chí sau:
Motif hôn nhân khác thường với vai trò là motif tình tiết, tình tiết hợp hôn hoặc chung sống, quan hệ tình cảm thể xác giữa người với thần tiên, yêu ma, hồn cây cỏ, tinh loài vật,…sẽ tồn tại song song bên cạnh những tình tiết khác, kết hợp với các tình tiết khác để tạo nên cốt truyện, phục vụ cho những chủ đề riêng của cốt truyện. Nghĩa là nếu trong cốt truyện, ngoài motif hôn nhân khác thường ra, còn có sự xuất hiện của những motif khác và các motif này kết hợp với nhau để tạo thành cốt truyện, khi ấy, motif hôn nhân khác thường đóng vai trò là motif tình tiết.
Motif hôn nhân khác thường với vai trò là motif chủ đề, các tình tiết, sự kiện khác của cốt truyện sẽ tập trung làm rõ chủ đề hôn nhân khác thường giữa người với thần tiên, yêu ma, hồn cây cỏ, tinh loài vật,…
Từ việc xác lập tiêu chí khảo sát vai trò của motif hôn nhân khác trên hai bình diện của motif: motif tình tiết và motif chủ đề đối với nghệ thuật xây dựng cốt truyện, trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ tiến hành thống kê số lượng tác phẩm dựa trên tiêu chí khảo sát và phân tích kết quả khảo sát.
3.1.1.2. Kết quả khảo sát
Trên cơ sở khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng, dựa vào vai trò của motif đối với cốt truyện, motif hôn nhân khác thường trong Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ),
Thánh Tông di thảo (Lê Thánh Tông) và Truyền kỳ tân phả (Đoàn Thị Thị Điểm),
tồn tại ở cả hai dạng, có vai trò vừa là một tình tiết của cốt truyện, tồn tại song hành cùng nhiều tình tiết khác (làm thơ giao duyên, uống rượu, li tán, đoàn tụ, tu tâm sửa tính, diệt trừ yêu quái,…), phục vụ cho những chủ đề riêng của từng cốt truyện; vừa là motif chủ đề và các tình tiết khác (khám phá, gặp gỡ, lộ diện,…), tập trung làm rõ chủ đề ấy.
Tiếp theo, chúng tôi sẽ tiến hành thống kê tên và số lượng các truyện có chứa motif hôn nhân khác thường với vai trò là motif tình tiết và motif chủ đề. Dưới đây, bảng thống kê motif tình tiết và motif chủ đề sẽ được trình bày theo từng dạng thức của motif hôn nhân khác thường (dạng thức người lấy tiên, dạng thức người chung sống với hồn phách và dạng thức người chung sống với tinh loài vật, hồn cây cỏ), như sau:
Bảng 3.1. Thống kê số lượng truyện và phân loại motif hôn nhân khác thường với vai trò là motif tình tiết hoặc motif chủ đề trong dạng thức người lấy tiên
Dạng thức Tên tác phẩm Loại motif
Motif tình tiết Motif chủ đề
Người lấy tiên
Từ Thức tiên hôn lục x Nhất thư thủ thần nữ x Bích Câu kỳ ngộ x Vân Cát thần nữ lục x An Ấp liệt nữ truyện x Trà Đồng giáng đán lục x Khoái Châu nghĩa phụ truyện x Nam Xương nữ truyện x
Tổng kết 4/8 (50%) 4/8 (50%)
Bảng 3.2. Thống kê số lượng truyện và phân loại motif hôn nhân khác thường với vai trò là motif tình tiết hoặc motif chủ đề trong dạng thức người chung sống với hồn phách
Dạng thức Tên tác phẩm Loại motif
Motif tình tiết Motif chủ đề Người chung
sống với hồn phách
Mộc miên thụ truyện x Đào Thị nghiệp oan ký x Xương Giang yêu quái lục x Lệ Nương truyện x
Bảng 3.3. Thống kê số lượng truyện và phân loại motif hôn nhân khác thường với vai trò là motif tình tiết hoặc motif chủ đề trong dạng thức người chung sống với tinh loài vật, hồn cây cỏ
Dạng thức Tên tác phẩm Loại motif
Motif tình tiết Motif chủ đề
Người chung sống với tinh loài vật,
hồn cây cỏ
Tây Viên kỳ ngộ ký x
Dương phu truyện x
Thử tinh truyện x Long Đình đối tụng lục x
Hoa Quốc kỳ duyên x
Ngư gia chí dị x
Tổng kết 2/6 (33.33%) 4/6 (66.66%)
Về motif hôn nhân khác thường như là một motif chủ đề. Từ kết quả thống kê,
chúng tôi nhận thấy rằng có 8 trên tổng số 18 truyện có chứa motif hôn nhân khác thường với vai trò là motif chủ đề, chiếm 44.44%. Trong đó, ở dạng thức người lấy tiên có 4 trên tổng số 8 truyện chứa motif hôn nhân khác thường với vai trò là motif chủ đề, chiếm 50%. Ở dạng thức người chung sống với hồn phách, không có truyện nào chứa motif hôn nhân khác thường với vai trò là motif chủ đề. Ở dạng thức
người chung sống với tinh loài vật, hồn cây cỏ có 4 trên tổng số 6 truyện chứa motif
hôn nhân khác thường với vai trò là motif chủ đề, chiếm 66.66%.
Về motif hôn nhân khác thường như là một motif tình tiết. Từ kết quả thống kê,
chúng tôi nhận thấy rằng có 10 trên tổng số 18 truyện có chứa motif hôn nhân khác thường với vai trò là motif tình tiết, chiếm 55.56%. Trong đó, ở dạng thức người lấy tiên có 4 trên tổng số 8 truyện chứa motif hôn nhân khác thường với vai trò là motif tình tiết, chiếm 50%. Ở dạng thức người chung sống với hồn phách, có 4 trên tổng số 4 truyện chứa motif hôn nhân khác thường với vai trò là motif tình tiết, chiếm 100%. Ở dạng thức người chung sống với tinh loài vật, hồn cây cỏ có 2 trên tổng số 6 truyện chứa motif hôn nhân khác thường với vai trò là motif tình tiết, chiếm 33.34%.
Qua đó, chúng tôi nhận thấy rằng, số lượng truyện có chứa motif hôn nhân khác thường với vai trò là motif tình tiết chiếm số lượng nhiều hơn so với motif hôn nhân khác thường trong vai trò là motif chủ đề, cách nhau là 2 truyện, đây là con số không quá chênh lệch. Trên tổng số 18 truyện có chứa motif hôn nhân khác thường mà chúng tôi khảo sát được từ ba tập truyện Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ),
Thánh Tông di thảo (Lê Thánh Tông) và Truyền kỳ tân phả (Đoàn Thị Điểm),
chúng tôi nhận thấy có 8 truyện chứa motif hôn nhân khác thường với vai trò là motif chủ đề. Điều này đã dẫn đến việc hình thành nên một kiểu truyện hôn nhân khác thường trong truyền kỳ Việt Nam.