Motif người lấy tiên

Một phần của tài liệu MOTIF HÔN NHÂN KHÁC THƯỜNG TRONG MỘT SỐ TẬP TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM (Trang 60 - 72)

Motif người lấy tiên là một motif quen thuộc trong văn học Việt Nam. Motif

này không chỉ xuất hiện trong các tác phẩm truyện kể dân gian về những cuộc hôn nhân giữa người phàm và thần tiên mà còn xuất hiện trong các tác phẩm truyền kỳ.

Motif người lấy tiên trong truyền kỳ có hai dạng thức biểu hiện như sau: thần tiên

giáng trần kết duyên cùng người phàm người phàm sau khi chết được phong

thần có quan hệ tình cảm với người phàm. Motif này xuất hiện trong các truyện Từ

Thức tiên hôn lục, Trà Đồng giáng đán lục, Khoái Châu nghĩa phụ truyện, Nam

Xương nữ tử truyện của Truyền kỳ mạn lục; Nhất thư thủ thần nữ của Thánh Tông

di thảo; Vân Cát thần nữ lục, Bích Câu kỳ ngộ An Ấp liệt nữ truyện của Truyền

kỳ tân phả.

Ở kiểu truyện thần tiên giáng trần kết duyên cùng người phàm, đây là những cuộc hôn phối, kết tóc se duyên giữa các nam phàm và các nữ thần tiên giáng trần. Cuộc hôn nhân giữa các tiên nữ và nam phàm diễn ra vô cùng hạnh phúc. Các tiên

nữ khi chung sống với người phàm cũng có những sinh hoạt, những khía cạnh đời sống rất đỗi bình thường. Trải qua một khoảng thời gian chung sống, các tiên nữ còn mang thai và sinh ra cho các nam phàm những đứa con vô cùng thông minh, kháu khỉnh. Cuộc sống hôn nhân giữa thần tiên và người phàm có khi diễn ra ở thế giới thần tiên hoặc diễn ra ở cõi trần. Kết thúc của những cuộc hôn nhân giữa thần tiên và người phàm thường có hai kiểu kết thúc như sau: kiểu thứ nhất, gia đình của người phàm và thần tiên phải chia rẽ, các thần tiên sau khi hết thời gian ở trần thế sẽ quay về trời; kiểu thứ hai, gia đình giữa thần tiên và người phàm sẽ sum họp ở thế giới thần tiên sau khi trải qua cuộc sống ở trần thế. Kiểu kết thúc này cho thấy được sự tương thông và cách biệt giữa hai giới trần gian và thần tiên. Trong văn hóa tâm linh của người Việt, con người thường quan niệm thần tiên là những vị thần có phép thuật cao siêu. Họ sống ở những nơi tiên cảnh tách biệt với cuộc sống trần thế của con người. Thời gian ở cõi tiên trôi qua chậm chạp, các vị thần tiên nhờ có phép thần thông mà trẻ mãi không già. Thế nhưng, ở nơi trần thế, thời gian thấm thoắt trôi đi, con người mới đó mà đã già nua, trải qua biết bao nhiêu là sinh, lão, bệnh, tử. Chính vì thế, đời sống ở cõi tiễn và cõi trần là hoàn toàn khác biệt. Các nữ thần tiên nếu không vì phạm phải lỗi lầm mà bị đày xuống trần gian thì mong muốn được sống ở cõi trần như những con người bình thường là điều không thể được. Vả lại, khi hết hạn bị đày họ cũng phải quay trở về trời. Mặt khác, nếu muốn sống ở cõi trần, họ buộc phải từ bỏ tiên vị, từ bỏ pháp thuật, giáng sinh làm người trần. Có như thế, cuộc sống giữa các tiên nữ và nam phàm mới dài lâu, cùng nhau răng long đầu bạc. Hoặc các nam phàm phải khổ công tu luyện đắc đạo thành tiên rồi hóa kiếp về trời, cùng chung sống với nhau ở cõi trời. Từ đó thấy rằng, kiểu kết thúc đoàn tụ hay chia li trong dạng thức người lấy tiên đều xuất phát từ những cơ sở nhất định trong văn hóa tâm linh của người Việt. Qua đây, chúng tôi có thể khái quát công thức chung cho kiểu truyện thần tiên giáng trần kết duyên cùng người phàm như sau:

Thần tiên và người phàm kết duyên => cùng chung sống với nhau, sinh ra những đứa con => thần tiên và người phàm sum họp cùng nhau về trời/ thần tiên và người phàm chia li

Công thức chung cho kiểu truyện thần tiên giáng trần kết duyên cùng người phàm đã được cụ thể hóa qua từng truyện có chứa dạng thức này. Chẳng hạn trong

Trà Đồng giáng đán lục (Truyền kỳ mạn lục), là câu chuyện kể về mối nhân duyên

vợ chồng giữa chàng Thiên Tích và nàng Hán Anh. Trường hợp của Trà Đồng

giáng đán lục (Truyền kỳ mạn lục), yếu tố khác thường được thể hiện ở chỗ Thiên

Tích là thần tiên giáng sinh hóa thân trong kiếp người. Thiên Tích trong truyện không phải là một chàng trai được miêu tả bằng hình thù quái dị, tài năng phi thường, có phép thuật biến hóa cao siêu mà chàng chỉ là một con người bằng da bằng thịt, sớm hôm để tâm vào chuyện học hành. Thế nhưng, nguồn gốc ra đời của chàng lại vô cùng thần kì. Chàng vốn là một gã Trà đồng hầu bên cạnh Thượng đế được giáng sinh đầu thai làm con của Dương Công. Vì thế, có thể xem cuộc hôn nhân của Thiên Tích và nàng Hán Anh về sau là cuộc hôn nhân lạ thường.

Nói về chàng Thiên Tích từ khi đầu thai làm người, sau khi cha chàng qua đời, gia cảnh Thiên Tích lâm vào tình thế túng quẫn, chi tiêu trước sau không đủ. Để được tiếp tục học hành, Thiên Tích đành phải tìm những nhà có con gái để xin vào ở rể, nhưng chẳng ai dám nhận cả. Trong lúc than khổ về hoàn cảnh khốn khó của mình, Thiên Tích bỗng thấy một người áo mũ chững chạc, đi đến và tự xưng là quan đại phu họ Thạch, người này ngày xưa đã chịu hàm ơn của cha Thiên Tích và báo rằng chàng sẽ lấy con gái của ông ta làm vợ. Thiên Tích ngẫm nghĩ quái lạ nhưng cũng ghi nhớ lời dạy của người nọ. Sau đó, chàng theo học ở nhà Trần tiên sinh và được người này nhận ở rể. Một đêm, hai vợ chồng Thiên Tích cùng nhau trò chuyện, thủ thỉ tâm tình, Thiên Tích mới biết hóa ra người vợ bây giờ của mình chính là nàng Hán Anh, đúng như lời của cụ già ngày trước mách bảo. Chàng cảm thấy đây quả là mối nhân duyên vô cùng kì lạ. Có thể thấy, cuộc hôn phối giữa Thiên Tích và Hán Anh liên quan đến sự ra đời thần kì của Thiên Tích và bắt nguồn từ sự trả ơn mà gia đình quan đại phu họ Thạch dành cho Thiên Tích. Kết thúc câu chuyện, Thiên Tích sau khi biết rõ nguồn gốc của mình, chàng đã quyết chí từ giã vợ con, đến ẩn danh ở chốn rừng núi, người đời bắt gặp ngờ là đã đắc đạo thành tiên.

lương duyên vợ chồng giữa chàng người trần Từ Thức và nàng tiên Giáng Hương. Từ Thức vốn là quan huyện Tiên Du, vì không chịu được cảnh khuôn phép trong chốn quan trường chàng đã cởi bỏ mũ áo quan về quê sống cuộc sống ẩn dật. Với bản tính thích đi đây đó, ngao du sơn thủy, trong một lần đi du ngoạn, chàng lạc vào một động tiên, gặp được nàng tiên Giáng Hương. Bấy giờ, chàng mới nhận ra Giáng Hương chính là người con gái đã làm gãy cành hoa trong hội hoa năm ấy và chính Từ Thức đã cởi áo đền giúp. Sau đó, cả hai nên duyên vợ chồng. Quả thật, mối lương duyên giữa Từ Thức và nàng tiên Giáng Hương đúng là một cuộc gặp gỡ lạ thường, trăm năm mới có một lần. Lần gặp đầu tiên chính là vào hội hoa năm ấy và lần này chính là lần mà chàng lạc vào động tiên, không chỉ gặp được Giáng Hương mà Từ Thức còn có cơ hội được kỳ ngộ với những vị tiên khác ở nơi tiên cảnh. Chính những cuộc gặp gỡ lạ thường ấy đã mang đến cho Từ Thức và Giáng Hương một cuộc hôn phối, một mối lương duyên vô cùng đẹp đẽ giữa con người ở chốn phàm trần và thần tiên ở nơi tiên cảnh. Từ khi nên nghĩa vợ chồng, Từ Thức và Giáng Hương chung sống với nhau vô cùng hạnh phúc chẳng khác gì người thường. Thế nhưng, tưởng chừng hạnh phúc sẽ được dài lâu, vậy mà kết thúc của cuộc hôn nhân này lại là sự chia li. Từ Thức sau một khoảng thời gian ở cõi tiên, chàng cảm thấy nhớ nhung quê nhà nên đã quyết định trở về trần gian, để lại sự nhớ thương vô vọng trong lòng Giáng Hương.

Đó còn là cuộc hôn phối trong Nhất thư thủ thần nữ (Thánh Tông di thảo), kể về cuộc hôn nhân lạ thường giữa chàng người phàm - một anh đồ nghèo tứ cố vô thân và người con gái nhà thần, một nàng tiên ở trên núi. Cuộc hôn nhân bắt nguồn từ sự trả ơn của người con gái nhà thần dành cho chàng trai nghèo vì chàng đã cứu giúp cha nàng thoát nạn. Cả hai nên duyên vợ chồng. Có thể thấy, cuộc hôn phối giữa hai người quả là mối lương duyên lạ lùng, khi mà chàng trai chỉ bằng vài nét chữ đã lấy được gái thần. Từ đấy, hai người chung sống với nhau vô cùng hạnh phúc, người vợ sinh cho chàng được ba người con trai vô cùng tuấn tú. Ngày tháng bên nhau chưa được dài lâu thì cũng tới lúc phải xa cách. Đoạn chia tay, hai vợ chồng vô cùng buồn bã, lưu luyến. Về sau, người chồng cũng mất đi để đoàn tụ với người vợ ở thế giới thần tiên, để lại những đứa con ở chốn dương trần.

Hoặc là truyện Vân Cát thần nữ lục (Truyền kỳ tân phả), kể về mối tình huyền ảo giữa chàng Đào Lang và nàng Đệ nhị Tiên chủ Quỳnh Nương. Quỳnh Nương vốn là thần tiên ở trên trời giáng sinh làm con gái của Thái Công. Vì sự ra đời thần kì nên Thái Công đặt tên cho con gái là Giáng Tiên. Về Đào Lang, chàng là người con nuôi của một vị quan nay đã đến tuổi trưởng thành. Trong một lần nhìn thấy Giáng Tiên vô cùng xinh đẹp thì đem lòng yêu mến và tỏ ý muốn làm rể. Cha mẹ Giáng Tiên vừa hay cũng bằng lòng. Từ đấy, đôi bên nên duyên vợ chồng. Giáng Tiên khi làm vợ là một người dâu thảo vợ hiền, với cha mẹ thì nhất mực hiếu thuận, với chồng thì nhất mực cung kính, còn sinh được cả con trai và con gái cho Đào Lang. Thế nhưng vào năm hai mươi mốt tuổi, Giáng Tiên không bệnh tự dưng mà chết. Đôi bên cha mẹ và Đào Lang vô cùng thương tiếc, tống táng cẩn thận cho nàng. Giáng Tiên sau khi chết, nàng về lại cõi trời nhưng tơ tình vẫn còn vướng bận ở nhân gian. Thượng đế phong cho nàng làm Liễu Hạnh công chúa và được trở xuống trần. Tiên chúa gặp lại cha mẹ và Đào Lang, đôi bên mừng rỡ khôn xiết, tỏ rõ sự tình rồi nàng lại quay về trời. Về phần Đào Lang, sau khi chết chàng lại được đầu thai làm người. Kiếp này chàng cũng là một trang thư sinh tuấn tú. Lần nữa, Liễu Hạnh tiên chúa lại xuống trần, gặp gỡ và kết hôn cùng Sinh nguyên là Đào Lang ngày trước. Cả hai lại sống bên nhau vô cùng hạnh phúc.

Truyện Bích Câu kỳ ngộ (Truyền kỳ tân phả), cũng kể về câu chuyện tình yêu giữa nàng tiên nữ ở Nam Nhạc là Hà Giáng Kiều xuống trần vì nàng có duyên nợ kiếp trước với chàng Tú Uyên. Cả hai nên duyên vợ chồng, cùng nhau sống hạnh phúc. Thế nhưng, ngày tháng dần trôi qua, Tú Uyên vốn tính hay thích uống rượu, lại bỏ ngoài tai những lời can ngăn của Giáng Kiều. Một hôm, chàng uống đến say khướt, trong cơn tức giận, chàng lấy roi đánh nàng và đuổi đi. Đến lúc tỉnh thì nàng đã biến mất. Tú Uyên đau lòng đến mức bản thân xơ xác nhìn chẳng giống người rồi bèn ra sức đi tìm Giáng Kiều. Sau đoàn tụ, tình nghĩa vợ chồng ngày càng thắm thiết, mới xem ra thay đổi tính nết. Kết thúc của cuộc hôn nhân, dưới sự giúp đỡ, khuyên răn của Giáng Kiều, Tú Uyên cũng đắc đạo thành tiên, cả hai cùng nhau trở về trời.

với người phàm, đây là những truyện kể về cuộc hôn nhân hay mối quan hệ tình cảm giữa những người phàm sau khi chết được phong làm thần nhưng vẫn còn lưu luyến tình cảm với người yêu hay người vợ, người chồng của mình ở chốn dương gian, họ tìm cách quay về để gặp lại người yêu, người vợ, người chồng để tỏ tường tận nỗi lòng. Khoái Châu nghĩa phụ truyện, Nam Xương nữ tử truyện trong Truyền

kì mạn lụcAn Ấp liệt nữ truyện trong Thánh Tông di thảo là những truyện có

chứa dạng thức này. Trong đó, nhân vật nam Đinh Hoàn trong An Ấp liệt nữ truyện

(Truyền kỳ tân phả), là đối tượng sau khi chết được phong làm thần. Còn trong

Khoái Châu nghĩa phụ truyệnNam Xương nữ tử truyện (Truyền kỳ mạn lục), có

nhân vật nữ là Nhị Khanh và Vũ Thị Thiết sau khi chết được phong làm thần. Các nhân vật như Đinh Hoàn, Nhị Khanh và Vũ Thị sau khi chết vẫn còn nhớ thương người chồng, người vợ của mình ở dương gian, vẫn cố gắng quay về để có thể bày tỏ tình cảm hoặc để giãi bày nỗi niềm oan ức. Tuy nhiên, sự trở về của các nhân vật này cũng chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian rất ngắn. Sau khi gặp lại người chồng, người vợ của mình, các nhân vật dường như phần nào cũng thỏa mãn được nỗi niềm nhớ nhung trong lòng và vì bản thân họ sau khi chết đã được phong làm thần ở một thế giới thần tiên khác, họ có những chức trách nhất định cần phải thực hiện nên sự quay trở về đó thường không thể kéo dài và cũng không thể sống cùng với nhau như khi lúc còn là con người. Vì thế, kết quả của những câu chuyện tình cảm giữa những người sau khi chết được phong làm thần quay trở về thăm lại người chồng, người vợ của mình vẫn là sự chia li. Kết cục này cũng thể hiện được quan niệm tâm linh của người Việt về sự tách biệt giữa cõi tiên và cõi trần. Từ đó, có thể khái quát công thức chung cho kiểu truyện người phàm sau khi chết được phong

thần có quan hệ tình cảm với một người phàm như sau:

Người phàm sau khi chết được phong thần quay về dương gian thăm người chồng hoặc người vợ => giãi bày tình cảm hoặc nỗi niềm oan ức => thần tiên quay trở về thế giới thần tiên

Công thức chung cho kiểu truyện người phàm sau khi chết được phong thần

có quan hệ tình cảm với người phàm đã được cụ thể hóa qua từng truyện có dạng

chuyện kể về người vợ chung thủy Nhị Khanh, sau khi chết được phong làm thần. Chồng của Nhị Khanh là Trọng Quỳ vì có tính ham chơi nên bị người lừa gạt phải đem Nhị Khanh ra cán nợ. Nhị Khanh biết chuyện thì thắt cổ tự vẫn. Trọng Quỳ về đến nhà thấy vợ đã mất thì vô cùng hối hận, táng liệm tử tế cho nàng. Nhị Khanh từ ngày âm dương cách biệt với Trọng Quỳ vẫn không nguôi thương nhớ, không quên đi mối tình sâu nặng với người chồng ở chốn dương gian mà tìm cách quay về gặp chàng. Trọng Quỳ sau khi gặp lại vợ thì vô cùng hối hận, nhận hết mọi tội lỗi và biết nàng sau khi chết được phong làm thần mới nguôi ngoai phần nào. Rồi hai vợ chồng cùng nhau đi nằm, lại ái ân mặn nồng như ngày Nhị Khanh còn sống. Đến khi trời sáng thì nàng cáo biệt bay đi mất. Từ đấy, Trọng Quỳ không lấy ai nữa, chăm chỉ nuôi nấng hai người con. Kết quả sự trở về của Nhị Khanh vẫn là chia li, nhưng phần nào cũng cho thấy được tình cảm quyến luyến, nhớ nhung cũng như sự hối hận mà Nhị Khanh và Trọng Quỳ dành cho nhau.

Nam Xương nữ tử truyện (Truyền kỳ mạn lục), truyện kể về nhân vật Vũ

Nương sau khi chết được hóa làm thần tiên sống ở thủy cung. Vũ Nương sau khi mất vẫn không quên được tình cảm với người chồng ở dương gian mà tìm cách quay trở về gặp mặt chồng. Biết mình nghi oan cho vợ, Trương Sinh lập đàn giải oan. Cuối cùng, vợ chồng gặp lại nhau cả hai vô cùng mừng rỡ. Vũ Nương nói lời đa tạ với chồng rồi biến mất. Cuộc gặp gỡ giữa Vũ Nương và Trương Sinh vừa như

Một phần của tài liệu MOTIF HÔN NHÂN KHÁC THƯỜNG TRONG MỘT SỐ TẬP TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM (Trang 60 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)