Motif người chung sống với tinh loài vật, hồn cây cỏ

Một phần của tài liệu MOTIF HÔN NHÂN KHÁC THƯỜNG TRONG MỘT SỐ TẬP TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM (Trang 82)

Motif người chung sống với tinh loài vật, hồn cây cỏ có hai dạng thức như sau:

loài vật, cỏ cây hóa thân thành người để sống với ngườiloài vật, đồ vật lâu ngày

hóa tinh biến thành người để chung sống với người. Motif này xuất hiện trong các

truyện như: Tây Viên kỳ ngộ ký, Long Đình đối tụng lục (Truyền kỳ mạn lục); Hoa

thảo). Motif người chung sống với tinh loài vật, hồn cây cỏ không phải là một motif xa lạ mà ngay trong các tác phẩm truyện kể dân gian, chúng ta đã bắt gặp những câu chuyện tình yêu, hôn nhân giữa người và loài vật như các truyện Lấy chồng dê,

Người lấy cóc,…Trong truyền kỳ,motif người chung sống với tinh loài vật, hồn cây

cỏ được tác giả truyền kỳ xây dựng là motif cũng thể hiện những mối quan hệ tình cảm, hôn nhân, sự chung sống giữa người với cỏ cây, loài vật, đồ vật,...Với khả năng hư cấu, tưởng tượng, các tác giả đã sáng tạo ra những câu chuyện tình yêu vô cùng lung linh, huyền ảo. Những câu chuyện tình cảm ấy không chỉ hấp dẫn, thú vị, thu hút người đọc bởi những chi tiết lạ thường mà ở đó người đọc cũng hiểu hơn về những loài vật, cỏ cây, đồ vật. Chúng thật ra cũng có linh tính, cũng có khát vọng được hạnh phúc, được yêu thương, chúng tìm đến với cõi trần, hiện hữu trong hình hài một con người để có thể xây dựng hạnh phúc với con người ở trần thế. Hoặc có những giống loài sống lâu năm, hóa tinh, biến thành người để chung sống với người. Dẫu rằng, những giống loài thành tinh thường mang đến cái xấu, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của con người, thế nhưng, vì khát vọng hạnh phúc, mong muốn nếm trải những ý vị của cuộc sống trần gian mà chúng có thể biến hóa đủ đường. Điều này, một lần nữa lại cho chúng ta thấy rằng văn hóa tâm linh người Việt thật sự ảnh hưởng đến truyền kỳ Việt Nam. Bởi các tác giả truyền kỳ xuất thân trong một xã hội phong kiến và được thụ hưởng giáo lí của Nho giáo. Mặt khác, motif người chung sống với tinh loài vật, hồn cây cỏ cũng phản ánh được quan niệm “vạn vật hữu linh” và tín ngưỡng sùng bái con vật trong văn hóa tâm linh của người Việt. Phàm là những vật tồn tại trên cõi đời này chúng đều có linh tính và cảm nhận được mọi thứ. Thế nên, có những loài sống lâu năm hóa thiêng. Chúng thoát thai, biến hóa đủ muôn hình dáng, chúng tìm đến để chung sống với con người. Từ đó, motif này gợi ra cho chúng ta một vấn đề. Tại sao tất cả những vật tồn tại trên cõi đời này, có những vật không phải là người nhưng vẫn tìm đến cuộc sống của con người và mong muốn sống chung với con người? Phải chăng cuộc sống tạm bợ của kiếp người trên cõi đời này có gì thú vị chăng mà tất thảy những giống loài khác cũng muốn biến thành người để được một lần nếm trải. Qua đó, chúng ta thấy rằng, từ motif người chung sống với tinh loài vật, hồn cây cỏ trong các tác phẩm truyện

kể dân gian đến các sáng tác truyền kỳ, phải chăng tác giả đã xây dựng motif này không phải chỉ để tạo ra sự thú vị, hấp dẫn mà thật ra là nhằm khẳng định giá trị cuộc sống của con người ở nơi trần thế. Dù kiếp người có ngắn ngủi, con người có phải trải qua những cung bậc cảm xúc khác nhau như: vui, buồn, giận hờn, đau khổ,…; dù có sinh, li, tử, biệt, cuộc sống có bao nhiêu thăng trầm thì việc được tồn tại trên cõi đời này trong hình dáng một con người đã là món quà mà tạo hóa ban tặng. Đúng như nhận định của tác giả Đinh Phan Cẩm Vân trong tài liệu Tiếp cận

thể loại văn học cổ Trung Quốc đã cho rằng: “Các dạng motif của hôn nhân khác

thường chung quy lại là nhằm đề cao cuộc sống con người” (Đinh Phan Cẩm Vân, 2011).

Với dạng thứcloài vật, cỏ cây hóa thân thành người để sống với người, đây là những cuộc hôn phối hoặc những mối quan hệ tình cảm được xây dựng giữa con người với loài vật, cỏ cây hóa thân thành người. Trong đó, nhân vật cô gái trong

Dương phu truyện (Thánh Tông di thảo), là người, còn nhân vật nam là loài dê hóa

thân thành người. Trong Tây Viên kỳ ngộ ký của Truyền kỳ mạn lục, Hoa Quốc kỳ

duyên Ngư gia chí dị của Thánh Tông di thảo, có nhân vật nam là người, còn

nhân vật nữ là loài vật, cỏ cây hóa thân thành người. Đời sống tình cảm, hôn nhân giữa con người với loài vật, cỏ cây hóa thân thành người diễn ra vô cùng hạnh phúc. Một số giống loài khi chung sống với con người vẫn thể hiện được những khía cạnh sống rất đời thường như: nàng Ngọa Vân là một nàng dâu vô cùng giỏi giang, nàng bướm Mộng Trang sinh được những đứa con bụ bẫm,…Kết thúc của những cuộc hôn nhân giữa con người với loài vật, cỏ cây thường có hai kiểu kết thúc như sau:

kiểu thứ nhất, gia đình giữa con người với loài vật sẽ sum họp; kiểu thứ hai, gia

đình hoặc quan hệ tình cảm giữa con người với loài vật, cỏ cây phải chia rẽ. Cũng giống như dạng thức người lấy tiên và người chung sống với hồn phách, kiểu kết thúc trong dạng thức người chung sống với tinh loài vật, hồn cây cỏ cũng phản ánh được văn hóa tâm linh của người Việt trong việc quan niệm về sự tách biệt giữa thế giới con người và thế giới của thần tiên, hồn ma, hồn vật,…Từ đó, có thể khái quát công thức chung cho dạng thức loài vật, cỏ cây hóa thân thành người để sống với người như sau:

Con người kết duyên cùng loài vật, cỏ cây => cùng nhau chung sống, ái ân hạnh phúc => con người và loài vật, cỏ cây sum họp/ chia rẽ

Công thức trên xuất hiện trong các truyện: Tây Viên kỳ ngộ ký của Truyền kỳ

mạn lục Dương phu truyện, Hoa Quốc kỳ duyên, Ngư gia chí dị của Thánh Tông

di thảo. Trước tiên, ở Tây Viên kỳ ngộ ký (Truyền kỳ mạn lục), đây là câu chuyện kể

về mối tình huyền ảo giữa chàng thư sinh Hà Nhân và hai hồn ma cây cỏ Liễu Nhu Nương và Đào Hồng Nương. Chàng thư sinh Hà Nhân ngày ngày đến học thầy ở kinh sư, mỗi buổi đi học về ngang qua dinh cơ cũ của vị thái sư triều Trần, chàng thường bắt gặp hình bóng hai cô gái vô cùng xinh đẹp, cùng nhau đùa giỡn, cười nói hớn hở trêu đùa Hà Nhân, thỉnh thoảng cũng khiến chàng ngẩn ngơ, lân la trò chuyện. Hà Nhân hỏi thăm thì mới biết đây là nàng Liễu Nhu Nương và Đào Hồng Nương, là tì thiếp của quan Thái sư. Đôi bên vì cảm mến mà qua lại, cùng nhau làm thơ, trò chuyện thắm thiết, ái ân với nhau như nghĩa vợ chồng. Từ đấy, hai nàng cứ sớm đi tối đến, đều đặn mỗi ngày đều đến chỗ trọ của Hà Nhân. Một hôm, Hà Nhân đi học về thấy hai nàng ngồi khóc, bảo là đêm nay sẽ có một trận gió to, đấy chính là lúc hai nàng sẽ thác hóa. Nói rồi , hai nàng gửi lại cho Hà Nhân đôi hài cườm làm tín vật. Đúng nửa đêm hôm ấy, trời nổi trận gió to, Hà Nhân buồn rầu giống như kẻ mất hồn. Nhân sang chơi nhà một ông láng giềng, chàng đem chuyện ấy ra kể thì mới biết cái dinh cơ ngày trước nơi mà chàng gặp nàng Đào, Liễu từ ngày quan Thái sư mất đến nay đã trải qua hai mươi năm, nơi ấy giờ đây đã thành một nơi hoang quạnh không có người lui tới. Sáng ra, hai người sang vườn nhà quan Thái sư thấy vài ba cây đào, cây liễu xơ xác, tơi bời, cành lá vươn vãi. Hà Nhân bấy giờ mới tỉnh ngộ, biết rằng bản thân mình bấy lâu nay đắm chìm vào mối tình hoang lạc với hai hồn hoa. Chàng về nhà, bèn lấy hai đôi giày tín vật ra xem thì chỉ thấy còn là những cánh hoa. Có thể thấy, hồn của những cây cỏ đã hóa thân thành những cô gái xinh đẹp, có vóc dáng mềm mại, yểu điệu như cây đào, cây liễu để có thể đến với người tình. Sự chung sống giữa hai hồn hoa với chàng thư sinh cũng diễn ra rất hạnh phúc. Ngay cả khi Hà Nhân biết hai người đẹp là giống loài khác với mình, chàng vẫn cư xử rất đúng mực, không xem đó là điều quái dị, khác thường, trái lại vẫn có ý lưu luyến không muốn chia lìa. Vì thế, Hà Nhân đã sắm mâm cỗ cúng bái

và làm thơ tế hai nàng. Tuy nhiên, dù mối quan hệ tình cảm có diễn ra tốt đẹp đến đâu thì hai nàng Đào, Liễu vốn là những hồn hoa không thể cùng chung sống mãi với con người được, nên kết cục của mối tình người và hồn cây cỏ này vẫn là sự chia li.

Hoa Quốc kỳ duyên (Thánh Tông di thảo), đây cũng là câu chuyện kì dị viết

về mối tình giữa chàng Chu Sinh và nàng Mộng Trang vốn là loài bướm. Chàng Chu Sinh mồ côi cha mẹ từ sớm được người chú đem về nuôi nấng. Khi lớn lên, chàng cũng rất thông minh nhưng tính lại lười chẳng chịu làm gì cả. Từ ngày chàng dọn về sống ở căn nhà mục nát của cha mẹ ngày xưa mới có được cơ duyên gặp gỡ với Mộng Trang. Chu Sinh nằm mộng thấy có người dẫn mình đến một nơi xa lạ, hỏi người ở đấy mới biết đây là Hoa Quốc. Và bản thân mình với nàng Mộng Trang từ trước đã có hẹn ước Châu - Trần với nhau. Sau khi nên nghĩa vợ chồng, cả hai sống bên nhau êm đềm hạnh phúc. Ngày tháng trôi qua, thấm thoắt đã được một năm, Mộng Trang sinh hạ một bé trai. Thế nhưng, ngày tháng hạnh phúc ấy không kéo dài được lâu. Ô Thước có giặc ngoại xâm, vợ chồng Mộng Trang đành phải xa cách, chia tay nhau trong cảnh nước mắt giàn giụa chỉ có mảnh ngọc của Mộng Trang làm tín vật và hẹn ngày tái ngộ sau hai mươi sáu tháng nữa. Đoạn Chu Sinh tỉnh giấc thấy mình chỉ là đang mơ mà tựa hồ như sự thật mới trải qua. Từ đó, Chu sinh tu chí ăn học, đỗ Hương Cống năm thứ mười tám. Sau khi vinh quy, Sinh được người chú dạm vợ cho, mới đầu Sinh chẳng bằng lòng nhưng về sau đành chấp nhận cưới nàng Chu Thiếp làm vợ. Được một năm, Chu Thiếp hạ sinh một người con trai, trông mặt giống như đứa bé ngày trước là con của mình và Mộng Trang. Chàng nghĩ bụng tính ra nay đã được hai mươi sáu tháng. Về sau, khi được làm quan to, Sinh được giao nhiệm vụ dẫn quân đi đánh giặc. Trong lần ấy, chàng mới có cơ hội gặp Mộng Trang và hiểu ra giấc mộng năm xưa: Quốc mẫu chính là vua của loài bướm còn Mộng Trang là con gái bướm. Khi gặp lại nhau, cả hai vui mừng khôn xiết, tình cảm vợ chồng lại nồng thắm như xưa. Có thể thấy, chàng Chu Sinh với cuộc sống nơi trần thế thì vô cùng cô đơn, bất hạnh nhưng khi kết duyên với nàng bướm Mộng Trang thì lại được hưởng một cuộc sống sung túc, đầy đủ.

truyện (Thánh Tông di thảo). Dương phu truyện kể về một người con gái mồ côi vô cùng hiếu thảo. Vì phải chịu tang mẹ mà mãi đến năm hai mươi mốt tuổi cô vẫn chưa có chồng. Trong một lần đi tảo mộ về cô gặp được một con dê lông trắng như tuyết, chẳng biết là dê nhà ai bị lạc đàn đến đây, con dê bèn theo cô về đến tận nhà, có xua đuổi mãi nó vẫn không đi nên cô đành phải mang dê về nhà nuôi. Sau những ngày tháng chung sống dê bỗng hóa thành một chàng trai khôi ngô, tuấn tú, tự xưng mình có cốt cách thần tiên, sau bị đày xuống trần trong lốt một con dê. Cô gái lo sợ ngờ là ma quỷ hay yêu tinh chăng? Chàng trai cho cô gái biết mình và nàng có mối duyên từ trước nên muốn kết nghĩa vợ chồng. Hai người chung sống với nhau vô cùng hạnh phúc, rồi cũng đến ngày người chồng dê mãn hạn bị đầy phải trở lại cõi trời. Cô gái vô cùng đau buồn, lưu luyến những ngày tháng hạnh phúc. Chồng dê bèn chỉ cho cô gái cách gặp được mình mỗi khi thấy nhớ. Cô gái làm theo và lần nào cũng thấy linh nghiệm. Một thời gian sau, cô gái mất đi hóa thành con ngỗng vàng ngậm cành hoa rồi bay về trời. Ở Dương phu truyện (Thánh Tông di thảo) có nét gần gũi với truyện Lấy chồng dê trong truyện cổ tích về motif truyện. Hôn nhân được xây dựng giữa người chồng đội lốt dê có cốt cách là thần tiên trên cõi trời được kết hôn với một người con gái hiếu thảo, đoan chính.

Đó còn là mối lương duyên, cuộc hôn phối giữa nàng Ngọa Vân vốn là một loài cá với chàng Thúc Ngư trong Ngư gia chí dị (Thánh Tông di thảo). Nhờ những lần rong ruổi mà Thúc Ngư và Ngọa Vân đã có cơ hội gặp nhau ở bờ biển và sớm hẹn ước Chu - Trần. Khi thành vợ chồng, cả hai cùng sống bên nhau rất êm đềm, hạnh phúc như người bình thường. Thế nhưng, vào hôm nước biển dâng to, tình thế nguy khốn, Ngọa Vân thấy thế mà đã hóa thành một con cá khổng lồ với thân mình to lớn, có độ dài cả ngàn thước, nàng nằm chắn ngang chỗ ngọn nước chảy vào. Cả nhà Thúc Ngư trèo lên mình cá, nhờ thế mà bình an vô sự. Bấy giờ, Ngọa Vân biết mình đã không thể cùng Thúc Ngư tiếp tục chung sống vì đã để hiện ra hình hài thật. Nàng bèn để lại tín vật mà từ biệt bay đi mất.

Qua những cuộc tương ngộ, duyên tình đẹp đẽ giữa người với cỏ cây, loài vật, chúng ta thấy rằng giữa họ không hề có sự phân biệt giống loài mà các câu chuyện tình yêu được thể hiện vô cùng hạnh phúc, tốt đẹp. Nàng cá Ngọa Vân, nàng bướm

Mộng Trang hiện lên là những người vợ đảm đang, xinh đẹp và còn sinh nở giống như những người phụ nữ bình thường mặc dù về hình hài những giống loài này vẫn chưa trút bỏ được cái lốt của mình. Chẳng hạn như hai nàng Đào, Liễu dẫu là những hồn hoa nhưng lại hiển hiện là những giai nhân vô cùng xinh đẹp, biết đối ẩm làm thơ và cực kì tương xứng với chàng thư sinh Hà Nhân.

Bên cạnh những truyện có dạng thức loài vật, hồn cây cỏ hóa thân thành người để chung sống với người, chúngta còn bắt gặp trong các tác phẩm truyền kỳ, motif người chung sống với loài vật, hồn cây cỏ còn xuất hiện trong các truyện Thử tinh

truyện (Thánh Tông di thảo) và Long Đình đối tụng lục (Truyền kỳ mạn lục) với

dạng thức loài vật, đồ vật lâu ngày hóa tinh biến thành người để chung sống với người.Trong các truyện trên, nhân vật nam là những loài vật sống lâu năm hóa tinh biến thành người. Còn nhân vật nữ được miêu tả là những người phụ nữ xinh đẹp, chính nhan sắc của họ đã thu hút sự chú ý của những giống loài thành tinh. Đời sống tình cảm của con người với những giống loài thành tinh thoạt nhìn diễn ra rất bình thường, con người vẫn mang thai, sinh con cho những giống loài ấy. Thế nhưng, với người vợ trong Long Đình đối tụng lục (Truyền kỳ mạn lục), tình cảm chỉ xuất phát từ loài thuồng thuồng thành tinh, vì ham mê nhan sắc mà cướp vợ của người khác. Còn người vợ dẫu có cùng chung sống, sinh con cho loài thuồng luồng nhưng nàng vẫn một lòng chung thủy với người chồng ở dương gian của mình. Hay nhân vật người vợ xinh đẹp trong Thử tinh truyện (Thánh Tông di thảo), dù có cùng nhau chung sống, ái ân mỗi đêm, thế nhưng, sự chung sống ấy là do người vợ hoàn toàn không biết đấy không phải là chồng của mình mà chỉ là loài chuột lâu năm hóa tinh. Kết quả của những mối quan hệ tình cảm ấy đều kết thúc bằng sự chia rẽ,

Một phần của tài liệu MOTIF HÔN NHÂN KHÁC THƯỜNG TRONG MỘT SỐ TẬP TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)