Phân loại các dạng thức của motif hôn nhân khác thường

Một phần của tài liệu MOTIF HÔN NHÂN KHÁC THƯỜNG TRONG MỘT SỐ TẬP TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM (Trang 50 - 60)

1.3.2.1. Tiêu chí phân loại

Sau khi thống kê số lượng các truyện có sử dụng các dạng thức của motif hôn

nhân khác thường trong các tập truyện Thánh Tông di thảo (Lê Thánh Tông),

Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ) và Truyền kỳ tân phả (Đoàn Thị Điểm), chúng tôi

tiến hành xác lập các tiêu chí để phân loại các dạng thức của motif hôn nhân khác

dạng thức người lấy tiên, người chung sống với hồn phách người chung sống với tinh loài vật, hồn cây cỏ.

Trước khi đề ra các tiêu chí phân loại cho các dạng thức của motif hôn nhân

khác thường, chúng tôi cũng xin nhấn mạnh rằng việc chia nhỏ các dạng thức đã

được tác giả Đinh Phan Cẩm Vân đề cập trong công trình Tiếp cận thể loại văn học

cổ Trung Quốc. Tuy nhiên, trong công trình này, tác giả trực tiếp đưa ra kết quả

phân loại cho hai dạng thức người lấy tiên người chung sống với tinh loài vật,

hồn cây cỏ mà chưa đề cập đến dạng thức người chung sống với hồn phách. Vả lại,

tác giả chỉ đưa ra kết quả phân loại, chỉ ra một vài tác phẩm tiêu biểu mà chưa lí giải cụ thể về tiêu chí nào dẫn đến kết quả phân loại ấy. Chúng tôi nhận thấy lí do có thể đến từ mục đích nghiên cứu của tác giả. Chính vì thế, trong mục này, chúng tôi kế thừa kết quả nghiên cứu của tác giả Đinh Phan Cẩm Vân, đồng thời cũng sẽ đề ra các tiêu chí cụ thể cho việc phân loại các dạng thức để có cái nhìn chi tiết hơn cho cả ba dạng thức người lấy tiên, người chung sống với hồn pháchngười

chung sống với tinh loài vật, hồn cây cỏ. Chúng tôi căn cứ vào các tiêu chí sau:

Dựa vào giới tính của nhân vật trong motif, có thể thấy giới tính nhân vật của motif hôn nhân khác thường trong Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ), Thánh

Tông di thảo (Lê Thánh Tông) và Truyền kỳ tân phả (Đoàn Thị Điểm), không có sự

thống nhất (có khi nam phàm, nữ là thần tiên, hồn phách, hồn cây cỏ và tinh loài vật; có khi là nữ phàm, nam là thần tiên, hồn phách, hồn cây cỏ và tinh loài vật).

Dựa vào đối tượng của những mối quan hệ tình cảm, hôn nhân, có thể thấy trong Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ), Thánh Tông di thảo (Lê Thánh Tông) và

Truyền kỳ tân phả (Đoàn Thị Điểm), đối tượng là thần tiên giáng trần và người

phàm sau khi chết được phong làm thần; một trong hai người là hồn ma; loài vật, đồ vật, cây cỏ hóa thành người hoặc loài vật, đồ vật, cây cỏ hóa tinh biến thành người.

1.3.2.2. Kết quả phân loại

Từ đó, chúng tôi dựa vào giới tính và đối tượng của các mối quan hệ hôn nhân, tình cảm để phân chia các dạng thức của motif hôn nhân khác thường thành các dạng thức nhỏ hơn để thấy được biểu hiện cụ thể của những mối quan hệ tình cảm, hôn nhân khác thường:

Về motif người lấy tiên, chúng tôi đồng tình với ý kiến của tác giả Đinh Phan Cẩm Vân trong Tiếp cận thể loại văn học cổ Trung Quốc, motif người lấy tiên có thể chia thành hai dạng thức: dạng thứ nhất, thần tiên giáng trần kết duyên cùng người phàm; dạng thứ hai, người phàm sau khi chết được phong thần có quan hệ tình cảm với người phàm

Về motif người chung sống với hồn phách được chia thành hai dạng thức:

dạng thứ nhất, người chồng tiếp tục quan hệ yêu đương với hồn ma người vợ và

dạng thứ hai là nam nhân có quan hệ yêu đương với hồn ma nữ.

Về motif người chung sống với tinh loài vật, hồn cây cỏ:chúng tôi đồng tình với ý kiến của tác giả Đinh Phan Cẩm Vân trong Tiếp cận thể loại văn học cổ Trung

Quốc, motif người chung sống với tinh loài vật, hồn cây cỏ có thể chia thành hai

dạng thức: dạng thứ nhất, loài vật, cỏ cây hóa thân thành người để chung sống với người; dạng thứ hai là loài vật, đồ vật lâu ngày hóa tinh biến thành người để chung sống với người.

Sau khi khảo sát Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ), Thánh Tông di thảo (Lê Thánh Tông) và Truyền kỳ tân phả (Đoàn Thị Điểm), có thể thống kê tên và số lượng các truyện có chứa các dạng thức như sau:

Thứ nhất, về dạng thức người lấy tiên

Bảng 1.2. Thống kê số lượng truyện có chứa dạng thức Thần tiên giáng trần kết duyên cùng người phàm

Dạng thức Truyền kỳ mạn lục Thánh Tông di thảo Truyền kỳ tân phả Thần tiên giáng trần kết duyên cùng người phàm - Từ Thức tiên hôn lục - Trà Đồng giáng đán lục - Nhất thư thủ thần nữ - Vân Cát thần nữ lục - Bích Câu kỳ ngộ Tổng cộng 5/8 truyện (62.5%)

Bảng 1.3. Thống kê số lượng truyện có dạng thức Người phàm sau khi chết được phong thần có quan hệ tình cảm với người phàm

Dạng thức Truyền kỳ mạn lục Thánh Tông di thảo Truyền kỳ tân phả Người phàm sau khi chết biến thành tiên có mối quan hệ tình cảm với một người phàm - Nam Xương nữ tử truyện

- Khoái Châu nghĩa phụ truyện

An Ấp liệt nữ truyện

Tổng cộng 3/8 truyện (37.5%)

Thống kê trên cho chúng ta thấy rằng, dạng thức người lấy tiên có thể được chia thành hai dạng thức nhỏ hơn như sau: thần tiên giáng trần kết duyên cùng

người phàm người phàm sau khi chết được phong thần có quan hệ tình cảm với

người phàm. Trong tổng số 8 truyện có xuất hiện motif người lấy tiên, dạng thức

thần tiên giáng trần kết duyên cùng người phàm chiếm tỉ lệ xuất hiện cao hơn

62.5% so với dạng thức người phàm sau khi chết biến thành tiên có mối quan hệ

tình cảm với người phàm có tỉ lệ thấp hơn là 37.5%

Ở dạng thức thần tiên giáng trần kết duyên cùng người phàm, có 5 trên tổng số 8 truyện sử dụng dạng thức thần tiên giáng trần kết hôn cùng người phàm, chiếm 62.5%. Dạng thức này xuất hiện trong các truyện Từ Thức tiên hôn lục, Trà Đồng

giáng đán lục của Truyền kỳ mạn lục, Nhất thư thủ thần nữ của Thánh Tông di thảo,

Vân Cát thần nữ lục Bích Câu kỳ ngộ của Truyền kỳ tân phả.

Ở dạng thức người phàm sau khi chết được phong thần có quan hệ tình cảm

với người phàm, có 3 trên tổng số 8 truyện sử dụng dạng thức người phàm sau khi

chết được phong thần có quan hệ tình cảm với người phàm, chiếm 37.5%. Dạng này

xuất hiện trong truyện An ấp liệt nữ truyện của Truyền kỳ tân phả, Nam Xương nữ

tử truyệnKhoái Châu nghĩa phụ truyện của Truyền kỳ mạn lục. Không thấy xuất

Thứ hai, về dạng thức người chung sống với hồn phách

Bảng 1.4. Thống kê số lượng truyện có dạng thức Người chồng tiếp tục quan hệ yêu đương với hồn ma người vợ

Dạng thức Truyền kỳ mạn lục Thánh Tông di thảo Truyền kỳ tân phả Người chồng tiếp tục quan hệ yêu đương với hồn ma người vợ Lệ Nương truyện Tổng cộng 1/4 truyện (25%)

Bảng 1.5. Thống kê số lượng truyện có dạng thức Nam nhân có quan hệ yêu đương với hồn ma nữ

Dạng thức Truyền kỳ mạn lục Thánh Tông di thảo Truyền kỳ tân phả Nam nhân có

quan hệ yêu đương với hồn ma nữ

- Xương Giang yêu quái lục - Mộc miên thụ truyện - Đào Thị nghiệp oan ký Tổng cộng 3/4 truyện (75%)

Kết quả thống kê cho thấy, dạng thức Người chung sống với hồn phách có thể phân thành hai dạng thức nhỏ hơn là người chồng tiếp tục quan hệ yêu đương với

hồn ma người vợ nam nhân có quan hệ yêu đương với hồn ma nữ. Trong tổng số

4 truyện có motif người chung sống với hồn phách, dạng thức nam nhân có quan hệ

yêu đương với hồn ma nữ chiếm tỉ lệ xuất hiện cao hơn 75% so với dạng thức người

chồng tiếp tục quan hệ yêu đương với hồn ma nữ có tỉ lệ thấp hơn là 25%.

Trong đó, dạng thức người chồng tiếp tục quan hệ yêu đương với hồn ma

hệ yêu đương với hồn ma người vợ, chiếm 25%. Dạng nàyxuất hiện trong truyện Lệ

Nương truyện của Truyền kỳ mạn lục. Không thấy xuất hiện trong Thánh Tông di

thảo Truyền kỳ tân phả.

Ở dạng thức nam nhân có quan hệ yêu đương với hồn ma nữ, có 3 trên tổng số 4 truyện sử dụng dạng thức nam nhân có quan hệ yêu đương với hồn ma nữ, chiếm 75%. Dạng này xuất hiện trong truyện Xương Giang yêu quái lục, Đào Thị nghiệp

oan ký Mộc miên thụ truyện của Truyền kỳ mạn lục. Không thấy xuất hiện trong

Thánh Tông di thảo Truyền kỳ tân phả.

Cuối cùng, dạng thức người chung sống với tinh loài vật, hồn cây cỏ

Bảng 1.6. Thống kê số lượng truyện có dạng thức Loài vật, cỏ cây hóa thân thành người để chung sống với người

Dạng thức Truyền kỳ mạn lục Thánh Tông di thảo Truyền kỳ tân phả Loài vật, cỏ

cây hóa thân thành người để chung sống với người

Tây Viên kỳ ngộ ký - Hoa Quốc kỳ duyên

- Ngư gia chí dị - Dương phu truyện

Tổng cộng 4/6 truyện (66.66%)

Bảng 1.7. Thống kê số lượng truyện có dạng thức Loài vật lâu ngày hóa tinh biến thành người để chung sống với người

Dạng thức Truyền kỳ mạn lục Thánh Tông di thảo

Truyền kỳ tân phả

Loài vật, đồ vật lâu ngày hóa tinh biến thành người để chung sống với người - Thử tinh truyện - Long Đình đối tụng lục Tổng cộng 2/6 truyện (33.33%)

Trên cơ sở thống kê, chúng tôi nhận thấy rằng, dạng thức Người chung sống

với tinh loài vật, hồn cây cỏ có thể phân chia thành hai dạng thức nhỏ hơn là Loài

vật, cỏ cây hóa thân thành người để chung sống với người loài vật lâu ngày hóa

tinh biến thành người để chung sống với người. Trong tổng số 6 truyện có motif

người chung sống với tinh loài vật, hồn cây cỏ, dạng thức loài vật, cỏ cây hóa thân

thành người để chung sống với người có tỉ lệ xuất hiện cao hơn 66.66% so với dạng

thức loài vật, đồ vật lâu ngày hóa tinh biến thành người để chung sống với người có tỉ lệ thấp hơn 33.33%.

Ở dạng thức loài vật, cỏ cây hóa thân thành người để chung sống với người,

có 4 trên tổng số 6 truyện sử dụng dạng thức loài vật, cỏ cây hóa thân thành người

để chung sống với người, chiếm 66.66%. Dạng này xuất hiện trong truyện Tây Viên

kỳ ngộ ký của Truyền kỳ mạn lụcHoa Quốc kỳ duyên, Ngư gia chí dị, Dương phu

truyện của Thánh Tông di thảo.Không thấy xuất hiện trong Truyền kỳ tân phả.

Ở dạng thức Loài vật lâu ngày hóa tinh biến thành người để chung sống với

người, có 2 trên tổng số 6 truyện sử dụng dạng thức loài vật lâu ngày hóa tinh biến

thành người để chung sống với người, chiếm 33.33%. Dạng này xuất hiện trong

truyện Long Đình đối tụng lục của Truyền kỳ mạn lụcThử tinh truyện của Thánh

Tông di thảo. Không thấy xuất hiện trong Truyền kỳ tân phả (Đoàn Thị Điểm).

Qua đó chúng tôi nhận thấy, từ việc thống kê và phân loại các dạng thức của motif hôn nhân khác thường, chúng tôi đi đến những kết luận như sau:

Thứ nhất, từ các dạng thức người lấy tiên, người chung sống với hồn phách

người chung sống với tinh loài vật, hồn cây cỏ của motif hôn nhân khác thường,

chúng tôi nhận thấy, các dạng thức này có thể phân chia thành các dạng thức biểu hiện nhỏ hơn. Từ đó cho thấy, các dạng thức của motif hôn nhân khác thường có biểu hiện vô cùng phong phú, đa dạng và có mật độ xuất hiện cao trong các tập truyện Thánh Tông di thảo, Truyền kỳ mạn lục Truyền kỳ tân phả.

Thứ hai, giới tính của nhân vật trong các dạng thức của motif hôn nhân khác

thường có sự thay đổi linh hoạt và không thống nhất. Trong các truyện có sử dụng motif hôn nhân khác thường, chúng ta thấy rằng có khi thần tiên là nam, có khi là nữ hoặc có khi hồn ma là nữ và ngược lại. Các tác giả không cố định giới tính của

bất kì một đối tượng nhân vật nào.

Cuối cùng, đối tượng của các dạng thức trong motif hôn nhân khác thường

cũng vô cùng phong phú, đa dạng. Các mối quan hệ yêu đương, hôn nhân ở đây là những câu chuyện tình cảm huyền ảo của cả con người với thần tiên, hồn ma, yêu quái, loài vật, đồ vật, cỏ cây,…

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Chương 1: Những vấn đề chung. Trong chương này, chúng tôi đã tiến hành

tổng quan những vấn đề thuộc về cơ sở lí luận có liên quan đến đề tài, làm nền tảng cơ sở để chúng tôi tiến hành xem xét Motif hôn nhân khác thường từ phương diện nội dung và nghệ thuật ở những chương sau. Chúng tôi đã làm rõ ba vấn đề cơ bản như sau: Truyền kỳ - một sản phẩm độc đáo của văn xuôi trung đại; motif và motif

hôn nhân khác thường trong truyền kỳ Việt Nam tiền đề hình thành motif hôn

nhân khác thường trong truyền kỳ Việt Nam.

Trong phần truyền kỳ - một sản phẩm độc đáo của văn xuôi trung đại. Chúng

tôi làm rõ những vấn đề sau: Thứ nhất, khái niệm và nguồn gốc của truyền kỳ. Thứ

hai, một số đặc điểm cơ bản về phương diện nội dung và phương diện nghệ thuật

của truyền kỳ. Thứ ba, quá trình vận động và phát triển của truyền kỳ Việt Nam.

Cuối cùng, một số tác giả và tác phẩm truyền kỳ tiêu biểu. Từ đó thấy rằng, con

đường hình thành và phát triển của truyền kỳ Việt Nam là tương đối phức tạp. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đều đồng nhất với quan điểm bên cạnh khả năng sáng tạo tuyệt vời của các tác giả Việt Nam, truyền kỳ Việt Nam còn chịu ảnh hưởng từ truyền kỳ Trung Quốc. Chủ yếu, các tác giả tiếp nhận các motif cốt truyện, tình tiết, nhân vật,….Ngoài ra, truyền kỳ Việt Nam còn có sự vay mượn cốt truyện từ các truyện dân gian thần linh, chí quái. Chính vì khả năng sáng tạo và tiếp nhận ấy đã giúp cho truyền kỳ Việt Nam có được số lượng lớn và phong phú các motif truyện. Trong đó có motif hôn nhân khác thường.

Trong phần motif và motif hôn nhân khác thường trong truyền kỳ Việt Nam.

Chúng tôi làm rõ những vấn đề sau: Motif và motif hôn nhân khác thườngtiền đề hình thành motif hôn nhân khác thường trong truyền kỳ Việt Nam.

Về motif và motif hôn nhân khác thường. Trong phần này chúng tôi đã giới

thiệu một số quan điểm về motif và mối quan hệ giữa motif - type; xác định cách hiểu của chúng tôi về motif hôn nhân khác thường. Về tiền đề hình thành motif hôn

nhân khác thường trong truyền kỳ Việt Nam. Chúng tôi đã xác định được bốn cơ sở

dẫn đến việc hình thành motif hôn nhân khác thường như sau: Thứ nhất, vấn đề văn hóa tâm linh người Việt; Thứ hai, vấn đề văn hóa hôn nhân của người Việt; Thứ ba,

vấn đề hôn nhân khác thường trong văn học dân gian; Thứ tư, vấn đề tiếp nhận motif hôn nhân khác thường từ truyền kỳ Trung Quốc.

Trong phần khảo sát motif hôn nhân khác thường trong truyền kỳ Việt Nam,

chúng tôi đã đề ra các tiêu chí khảo sát và tiến hành thống kê số lượng tác phẩm có sử dụng motif hôn nhân khác thường. Qua đó, chúng tôi nhận thấy, motif hôn nhân khác thường có mật độ xuất hiện cao trong tổng số lượng tác phẩm đã khảo sát. Và motif này xuất hiện ở cả ba dạng thức người lấy tiên, người chung sống với hồn

phách người chung sống với tinh loài vật, hồn cây cỏ của motif hôn nhân khác

thường.

Từ đó thấy rằng, motif hôn nhân khác thường là một trong những motif đặc sắc, tiêu biểu của truyền kỳ. Motif hôn nhân khác thường có cơ sở hình thành vững chắc và có những biểu hiện vô cùng phong phú và đa dạng. Việc tìm hiểu khái quát

Một phần của tài liệu MOTIF HÔN NHÂN KHÁC THƯỜNG TRONG MỘT SỐ TẬP TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM (Trang 50 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)