Kiểu nhân vật người phà m thần tiên

Một phần của tài liệu MOTIF HÔN NHÂN KHÁC THƯỜNG TRONG MỘT SỐ TẬP TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM (Trang 115 - 124)

3.2.1.1. Nhân vật người phàm

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng, thế giới nhân vật người phàm trong dạng thức người lấy tiên của motif hôn nhân khác thường không cố định về giới tính của nhân vật người phàm. Nhân vật người phàm trong những câu chuyện diễm tình này là những nhân vật nam, nữ có nguồn gốc xuất thân đa dạng, thuộc mọi tầng lớp trong xã hội. Các nhân vật nam phàm được mô tả là những nhân vật có nguồn gốc xuất thân từ quan lại, thư sinh, học trò nghèo,…Còn nhân vật nữ phàm hiện lên là những nữ nhân có xuất thân từ con quan lại cho đến những nữ nhân là thường dân

bình thường trong xã hội. Nhân vật người phàm trong motif hôn nhân khác thường được khắc họa là những nhân vật có những nét tính cách và hành động vô cùng đẹp đẽ. Phần thưởng xứng đáng cho họ là được kết duyên cùng thần tiên hoặc gặp lại người chồng, người vợ của mình khi họ đã ở một thế giới khác, một thân phận khác là thần tiên. Tuy nhiên, ở một số truyện có nhân vật người phàm được xây dựng là những nam nhân có tính ghen tuông mù quáng hoặc ham mê cờ bạc, là những người chồng với những đức tính không tốt. Chính những nét tính cách này đã dẫn đến kết cục bi thảm cho những người vợ.

Chẳng hạn như chàng Từ Thức, về nguồn gốc xuất thân, chàng được giới thiệu là viên quan tri huyện Tiên Du. Về tính cách, phẩm chất, Từ Thức có những nét tính cách nổi bật, những sở thích khác thường như: thích uống rượu, làm thơ, đi du ngoạn, lại chán ghét cảnh quan trường, không chịu được sự ràng buộc nên chàng đã từ quan lui về sống ẩn dật. Có thể thấy, đoạn mở đầu của Từ Thức tiên hôn lục

(Truyền kỳ mạn lục), khá ngắn gọn, nhưng lại cung cấp cho người đọc cái nhìn khái quát về tính cách của nhân vật này là một người hào hoa, phóng túng, là một kẻ sĩ không màng đến công danh, lợi lộc, chỉ thích đi ngao du phóng khoáng, mở mang tầm mắt: “Ta không thể vì số lương năm đấu gạo đỏ mà buộc mình trong áng danh lợi. Âu là một mái chèo về, nước biếc non xanh vốn chẳng phụ gì ta đâu vậy.” (Truyền kỳ mạn lục, 2011). Về danh tính của nhân vật, Nguyễn Dữ đã gọi nhân vật bằng tên gọi cụ thể là Từ Thức và tên của nhân vật cũng được tác giả dùng làm tên của truyện. Về hành động, hành động nổi bật ở Từ Thức thể hiện cho tính trượng nghĩa của chàng là thích giúp đỡ người khác được thể hiện qua hành động cứu giúp nàng Giáng Hương. Từ đó thấy rằng, nhân vật Từ Thức được tác giả xây dựng là một nhân vật có nguồn gốc xuất thân, danh tính rõ ràng và có những phẩm chất, nghĩa cử cao đẹp của một đấng nam nhi thấy sự bất bình thì ra tay cứu giúp. Chính bản tính thích uống rượu, đề thơ, ngao du sơn thủy đã đưa đến tình huống chàng Từ Thức gặp được tiên ở bể Thần Phù. Những nét tính cách độc đáo và hành động trượng phu của Từ Thức là nguyên do cho cuộc hôn nhân giữa chàng và nàng tiên Giáng Hương.

nguồn gốc xuất thân, nhân vật anh đồ kiết được tác giả xây dựng là một anh học trò nghèo, sớm mồ côi cha mẹ, không có người thân, gia tư trước sau túng quẫn, đến tuổi trưởng thành mà mãi chưa lấy được vợ. Về tính cách, phẩm chất, nhân vật học trò nghèo được Lê Thánh Tông miêu tả là một người chính trực, có tính cách tốt nên được mọi người yêu mến, biết chi tiêu hợp lí so với món tiền ít ỏi mà mình làm việc vất vả có được, không vì gia cảnh nghèo khó mà nhân vật sinh ra những tật xấu. Vả lại, anh không tham lam của cải vật chất “tính tình điềm tĩnh, ăn mặc xuềnh xoàng, trong một năm tiêu dùng không tốn mấy nên nhiều người mến” (Thánh Tông di thảo, 2008). Chỉ với vài dòng giới thiệu, chúng ta có thể hình dung được diện mạo, gia cảnh cũng như bước đầu có cái nhìn khái quát về tính cách của nhân vật. Dẫu là một nho sĩ sinh ra trong hoàn cảnh éo le, cuộc sống thiếu thốn nhưng anh học trò vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp, có hiểu biết, chính trực và điềm đạm. Về danh tính

của nhân vật, nhân vật không được tác giả đặt tên cụ thể mà được tác giả gọi chung

chung theo đặc điểm xuất thân là một anh đồ, anh học trò và có hoàn cảnh nghèo khó. Về hành động, anh học trò nghèo được xây dựng là một nhân vật gắn với những hành động tốt đẹp được thể hiện thông qua cuộc gặp gỡ với người con gái nhà thần. Khi người con gái có nhã ý muốn tặng tiền tài, của cải, những món báu vật quý giá trên đời cho anh ngay từ lần gặp đầu tiên thì anh đồ nghèo tỏ ra bất ngờ, anh muốn hỏi rõ sự tình và vội vã từ chối không muốn nhận:

Cùng sĩ này đối với phu nhân, trước không quen biết, sau không công lao, hiện nay cũng không tình nghĩa gì….Vả tôi nghèo kiết thế này, những bút mực này thật không đáng có. Nước thơm, giấy cống, nhà nho nghèo cũng không dùng đến. Vàng bạc vẫn là quý, nhưng ăn mặc đã có tiền dạy học. Nay lại được tặng thêm chẳng hóa ra vô tội mà thành có tội ư? Tôi nhất định khước từ không dám nhận. Hay là có duyên cớ gì, xin phu nhân nói rõ cho biết. Nếu có thể giúp sức được sẽ xin vâng mệnh. (Thánh Tông di thảo, 2008).

Chỉ bằng vài lời nói và hành động khước từ nhận của cải, vật chất, tính cách và phẩm chất tốt đẹp của anh học trò nghèo lại càng bộc lộ rõ. Về sau, khi anh học trò biết được kiếp trước của mình vốn là một vị thần, chỉ với một vài nét chữ có thể cứu giúp cho cha của người con gái, anh đã không ngần ngại mà hết mình giúp đỡ.

Chính hành động cứu giúp ấy đã làm bật lên những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật và là cơ duyên dẫn đến cuộc hôn nhân giữa anh học trò nghèo và người con gái nhà thần. Từ đó thấy được, những nhân vật người phàm có nguồn gốc xuất thân không kể mọi tầng lớp trong xã hội với phẩm chất tốt đẹp, cốt cách nghĩa khí họ sẽ nhận được một phần thưởng xứng đáng là kết duyên cùng thần tiên.

Không chỉ là chàng quan huyện Từ Thức hào hoa, phong nhã hay anh học trò nghèo kiết, cương trực, điềm đạm được kết duyên nên nghĩa vợ chồng cùng những nàng tiên mà đó còn là chàng thư sinh Tú Uyên thông minh, tài giỏi và trượng nghĩa trong Bích Câu kỳ ngộ (Truyền kỳ tân phả). Về nguồn gốc xuất thân, Tú Uyên được tác giả xây dựng là một nho sĩ, một trang thư sinh trẻ tuổi. Về tính cách, phẩm chất,

qua ngòi bút của Đoàn Thị Điểm, Tú Uyên là một nhân vật có những phẩm chất tốt đẹp của một bậc nam nhi, một bậc nho sĩ tài giỏi, mà theo cách gọi của tác giả là có “tướng làm thơ”:

Tú Uyên thiên tư dĩnh ngộ, thần tính thông minh. Chú bé này vừa được một năm đã thích sách vở, lên sáu tuổi đã hiểu luật làm thơ, được cha mẹ yêu quý cho là kỳ đồng…tính chăm học, tay không rời quyển sách, lúc nào cũng chỉ nghĩ làm sao nối được chí cha của cha. Chàng giỏi thơ ca, hạ bút thành văn. Văn của chàng không ai thêm vào chữ nào được. Còn thơ thì rất nhiều. Tính chàng hào hiệp, ngày ngày dắt bạn đi chơi, tìm những nơi cổ tích u nhã đề hoa vịnh nguyệt.(Truyền kỳ tân phả, 2000).

Bên cạnh, nổi tiếng là thông minh, tài giỏi, văn hay chữ tốt, một điều duy nhất đặc biệt trong tính cách của Tú Uyên là không tin vào thế giới thần tiên, đối với chàng trong cõi đời này không hề có sự hiện diện của thần tiên. Về hành động, chính tính cách không tin vào tiên đã dẫn đến việc Tú Uyên có hành động dùng văn của mình mà đề nên những bài thơ bác lại những ai cho rằng có thần tiên trong thế giới này. Chính bản tính và hành động ấy là nguyên cớ đưa đến cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa Tú Uyên và nàng tiên Giáng Kiều trong hội Vô Già. Vì tính vốn không tin là có thần tiên nên khi gặp gỡ Giáng Kiều và đối thơ cùng nàng đã để lại trong lòng Tú Uyên một ấn tượng khó phai, khiến chàng phải ngày đêm mong ngóng. Điều đó đã đưa đến hành động là chàng đã chủ động tìm đủ mọi cách để gặp được nàng. Đó cũng là nguyên do dẫn đến Tú Uyên có cơ duyên kết tóc, se duyên vợ chồng cùng với

Giáng Kiều. Về danh tính, nhân vật được tác giả gọi bằng tên riêng cụ thể là Tú Uyên.

Bên cạnh đó, chúng ta còn có nhân vật Đào Lang. Về nguồn gốc xuất thân,

Đào Lang được tác giả xây dựng là một trang thư sinh anh tú. Khi chết đi, Đào Lang đầu thai tiếp tục làm người, cũng được giới thiệu là một thư sinh trẻ tuổi. Về danh

tính, nhân vật được tác giả gọi bằng tên riêng cụ thể như Đào Lang và sau khi đầu

thai là Sinh. Về tính cách, phẩm chất, tác giả xây dựng nhân vật là người thông minh, có hiểu biết, thích đi ngao du đây đó cùng bạn bè và thích làm thơ. Chính bản tính hào hoa, lãng tử ấy đã đem đến cho chàng cơ hội gặp lại tiên chúa và nối tiếp duyên xưa cùng nàng.

Không chỉ là những chàng trai có xuất thân từ quan lại, nho sĩ, học trò nghèo với phẩm chất tốt đẹp có cơ duyên được kết nghĩa vợ chồng với những nàng tiên trên trời, mà ở đó, chúng ta còn bắt gặp những nhân vật nữ phàm có xuất thân bình thường, họ có phẩm chất tốt đẹp như: nàng Hán Anh trong Trà Đồng giáng đán lục

(Truyền kỳ mạn lục), nàng có cơ duyên kết nghĩa vợ chồng cùng Thiên Tích. Hay nàng liệt nữ phu nhân, nhất mực yêu thương, chung thủy với chồng mình trong An

Ấp liệt nữ truyện (Truyền kỳ tân phả).

Có thể thấy, dạng thức người lấy tiên đã xây dựng nên một thế giới nhân vật người phàm xuất hiện với diện mạo vô cùng đa dạng. Những nhân vật người phàm được kết duyên cùng thần tiên chủ yếu là những nhân vật nam, nữ có tính cách, hành động và phẩm chất tốt đẹp. Trong quan niệm của con người, thần tiên là những đối tượng vô cùng đẹp đẽ, có thể biến hóa ban phép lành, thần tiên tượng trưng cho một điều gì đó tốt đẹp. Vì thế, được kết duyên cùng thần tiên cũng phải là những con người đại diện cho những điều đẹp đẽ trong cõi trần này. Thế nên không chỉ những nhân vật có xuất thân cao quý, tài giỏi với phẩm chất, tính cách và những hành động tốt đẹp, chuẩn mực mới được kết duyên nên nghĩa vợ chồng cùng thần tiên, mà những nhân vật người phàm có xuất thân nghèo khó nhưng cốt cách trong sạch, thanh cao cũng được kết duyên cùng thần tiên. Chung quy, dạng thức người lấy tiên đã tạo nên những nhân vật người phàm vô cùng sinh động. Không phải vì là người phàm nên họ sẽ có tư chất bình thường, hành động, lời nói, suy nghĩ hạn hẹp

mà thế giới nhân vật người phàm trong các truyện có sử dụng dạng thức người lấy tiên là những nhân vật có tài năng và phẩm chất vượt trội để có thể sánh ngang và kết nghĩa vợ chồng cùng thần tiên.

3.2.1.2. Nhân vật thần tiên

Cũng giống như kiểu nhân vật người phàm trong dạng thức người lấy tiêncủa motif hôn nhân khác thường, chúng tôi nhìn nhận kiểu nhân vật thần tiên dựa trên những khía cạnh thuộc về nguồn gốc xuất thân, diện mạo và hành động của các nhân vật khi đặt trong mối quan hệ hôn nhân, tình cảm với người phàm. Có thể thấy, nhân vật thần tiên trong các truyện có chứa dạng thức người lấy tiên đều được miêu tả là những nàng tiên, những giai nhân vô cùng xinh đẹp, tài năng, cốt cách thanh cao. Hoặc là những vị thần có nguồn gốc xuất thân thần kì. Chiếm một số lượng lớn trong các truyện có chứa dạng thức người lấy tiên, nhân vật thần tiên chủ yếu là các nàng tiên giáng trần để tìm kiếm hạnh phúc hoặc những nữ phàm sau khi chết được phong làm thần. Số ít còn lại là những nhân vật nam có nguồn gốc là vị thần hoặc sau khi chết được phong làm thần. Trong những cuộc hôn nhân khác thường giữa thần tiên và người phàm, sự chủ động trong các mối quan hệ thường là các nữ thần tiên và phần bị động thuộc về các nam nhân phàm trần. Như nhận định của nhà nghiên cứu Nguyễn Phong Nam trong công trình Truyện truyền kỳ Việt

Nam đặc điểm hình thái văn hóa & lịch sử cũng cho rằng, hầu hết, ở các truyện hôn

nhân kì dị thì phần chủ động đều thuộc về người nữ, trong khi các nhân vật nam đều ở thế bị động. Và sự chủ động của nhân vật nữ tìm đến để kết duyên cùng với các nhân vật nam đều xuất phát từ những lí do nhất định. Đó có thể là sự theo đuổi để báo đáp ân tình cứu giúp, vì duyên nợ kiếp trước chưa thành hoặc nhằm thỏa mãn thú vui riêng của bản thân. Từ đó thấy rằng, ở dạng thức người lấy tiên, phần chủ động luôn thuộc về các nữ thần tiên. Họ tìm đến với thế giới phàm tục để thỏa mãn những thú vui, niềm yêu thích mãnh liệt với đời sống trần thế và trong những lần ấy đã dẫn đến những cuộc gặp gỡ, phát sinh những mối quan hệ tình cảm, những cuộc hôn nhân lạ thường giữa con người với thần tiên. Hoặc họ tìm đến vì duyên nợ kiếp trước chưa dứt nên tìm đến kiếp này để mong được thỏa mãn duyên xưa.

Về nguồn gốc xuất thân, Giáng Hương được giới thiệu là một nàng tiên sống ở bể Thần Phù. Về diện mạo, Giáng Hương xuất hiện với diện mạo vô cùng xinh đẹp: “có cô con gái, tuổi độ 15, 16 phấn son điểm phớt, nhan sắc xinh đẹp tuyệt vời” (Truyền kỳ mạn lục, 2011). Về danh tính, nhân vật được tác giả gọi bằng tên gọi cụ thể là Giáng Hương. Về tính cách, phẩm chất, Giáng Hương được giới thiệu là người có thú vui đi ngao du đây đó, thưởng ngoạn những điều hay, mới lạ trong cõi trần: “thiếp bảy tình chưa sạch, trăm cảnh dễ sinh, hình ở phủ tía nhưng lụy vướng duyên trần, thân ở đền quỳnh mà lòng theo cõi dục.” (Truyền kỳ mạn lục, 2011). Đặc biệt, Giáng Hương là người biết nhớ ơn vào biết báo đáp ân tình. Về hành

động, chính tính cách biết báo đáp ân tình đã dẫn đến việc Giáng Hương có hành

động kết nghĩa phu thê với Từ Thức để báo đáp ân tình cứu giúp của chàng.

Có thể thấy, chính từ sự hứng thú của bản thân với thế giới trần tục và hành động vin vào cành hoa đã đem đến cho Giáng Hương cơ duyên gặp gỡ với Từ Thức và cũng chính lòng biết ơn, cốt cách thanh cao của một nàng tiên đã thúc đẩy nàng báo đáp ân tình với chàng. Dù có nguồn gốc xuất thân là thần tiên, nhưng tác giả truyền kỳ đã xây dựng hình ảnh nàng tiên Giáng Hương cũng giống như những nữ nhân ở trần thế. Nàng cũng chăm sóc, yêu thương và sinh con cho chàng Từ Thức như những người phụ nữ bình thường. Từ đó thấy rằng, Giáng Hương là một nàng tiên vô cùng xinh đẹp, phẩm chất thanh cao, biết trả ơn cho người cứu giúp. Đặc biệt, nàng thích đi ngao du, thưởng ngoạn những thú vui trong cõi đời này. Chính nét tính cách đó đã làm nên một cuộc hôn nhân vô cùng lạ kì giữa thần tiên và người phàm.

Hay Hà Giáng Kiều trong Bích Câu kỳ ngộ (Truyền kỳ tân phả). Về nguồn gốc

xuất thân, nàng được tác giả giới thiệu là một nàng tiên ở Nam Nhạc. Về diện mạo,

so với Giáng Hương, tác giả đã có đoạn miêu tả khá chi tiết về vẻ đẹp của Giáng

Một phần của tài liệu MOTIF HÔN NHÂN KHÁC THƯỜNG TRONG MỘT SỐ TẬP TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM (Trang 115 - 124)