Xác lập tiêu chí và thống kê số lượng tác phẩm có sử dụng các dạng

Một phần của tài liệu MOTIF HÔN NHÂN KHÁC THƯỜNG TRONG MỘT SỐ TẬP TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM (Trang 44 - 50)

thức motif hôn nhân khác thường

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng việc thống kê số lượng tác phẩm truyền kỳ có sử dụng motif hôn nhân khác thường cũng được nhắc đến trong công trình nghiên cứu luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Huy Giảng vào năm 2018. Tuy nhiên, ở công trình này, tác giả Nguyễn Huy Giảng nhắc đến motif

hôn nhân khác thường với một tên gọi khác “motif tình yêu và hôn nhân kì dị”. Vả

lại, xuất phát từ mục đích và giới hạn nghiên cứu đề tài khác nhau, chúng tôi nhận thấy, mục đích nghiên cứu của tác giả Nguyễn Huy Giảng là tìm hiểu một số truyện trong Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ) và Tiễn đăng tân thoại (Cừu Hựu) có cùng motif với nhau. Chính vì thế, trong mục motif tình yêu và hôn nhân kì dị, tác giả Nguyễn Huy Giảng chỉ khảo sát tập truyện Truyền kỳ mạn lục và chưa đề ra các tiêu chí khảo sát cụ thể. Kết quả khảo sát, tác giả chỉ ra được sáu truyện sau có chứa motif tình yêu và hôn nhân kì dị như sau: Mộc miên thụ truyện, Trà Đồng giáng đán lục, Tây Viên kỳ ngộ ký, Long Đình đối tụng lục, Từ Thức tiên hôn lục và Xương Giang yêu quái lục.

Nghiên cứu trên đây của tác giả Nguyễn Huy Giảng sẽ là nguồn tài liệu quý báu để chúng tôi xem xét và phát triển mục Khảo sát motif hôn nhân khác thường

trong truyền kỳ Việt Nam ở luận văn này.

1.3.1.1. Tiêu chí khảo sát

chúng tôi nhận thấy tác giả Đinh Phan Cẩm Vân trong công trình nghiên cứu mang

tên Tiếp cận thể loại văn học cổ Trung Quốc vào năm 2011, mục tiếp nhận motif,

tác giả Đinh Phan Cẩm Vân đã trực tiếp chỉ ra về motif hôn nhân khác thường, truyền kỳ Việt Nam đã tiếp nhận truyền kỳ Trung Quốc ở ba dạng thức như sau:

dạng thức người lấy tiên, dạng thức người chung sống với hồn phách dạng thức

người chung sống với tinh loài vật, hồn cây cỏ. Qua đó thấy rằng, đối tượng của

những mối quan hệ hôn nhân, tình cảm là giữa người với thần tiên, hồn phách, tinh loài vật, hồn cây cỏ. Đây là cơ sở để chúng tôi tiến hành xác lập các tiêu chí thống kê số lượng tác phẩm có sử dụng ba dạng thức trên.

Về khái niệm thần tiên, ma, hồn ma, linh hồn, hồn phách, hồn hoa, tinh,… đây là cách gọi dành cho những thế lực siêu nhiên thuộc về đời sống tâm linh của con người và có liên quan đến đối tượng của những mối quan hệ về hôn nhân, tình cảm trong motif hôn nhân khác thường. Vì vậy, trước khi tiến hành xác lập các tiêu chí xác định cho các dạng thức của motif hôn nhân khác thường, chúng tôi cũng xin điểm qua một số cách hiểu về các khái niệm trên. Bởi đây sẽ là cơ sở khoa học để chúng tôi tiến hành thống kê tác phẩm một cách chính xác.

Trước tiên, về khái niệm thần tiên. Đây được xem là những thế lực siêu nhiên được con người kính ngưỡng và tôn thờ. Theo công trình Văn học trung đại Việt

Nam và những vấn đề tâm linh của nhà nghiên cứu Lê Thu Yến (chủ biên) cùng một

số tác giả khác đã chỉ ra thế giới thần linh trong tâm thức của người Việt khá đa dạng. Đó có thể là thế giới của những thần tiên ở cõi trời hoặc thế giới của những vị thần cai quản về các hiện tượng tự nhiên, không gian sống. Cũng có khi các vị thần có xuất thân nguồn gốc là những con người phàm tục. Trong suy nghĩ của con người, thần tiên có thể đem lại sự may mắn, cũng có thể mang đến nhiều tai họa. Bên cạnh đó, trong Từ điển tiếng Việt, tác giả Hoàng Phê cho rằng “tiên” là “nhân vật tưởng tượng của người xưa, sống mãi, có vẻ đẹp, có phép lạ tượng trưng cho sự sung sướng tốt lành” (Hoàng Phê, 2010).

Về khái niệm hồn, linh hồn, hồn phách hay hồn hoa cũng có nhiều cách hiểu khác nhau. Theo Từ điển Hán Việt từ nguyên của Bửu Kế định nghĩa Hồn là “phần hồn trong con người, tinh thần của con người có thể lìa khỏi thể xác mà vẫn

tồn tại mãi mãi”, Linh là “tinh anh của khí âm, chỉ người đã chết”, linh hồn là “hồn của người chết” (Bửu Kế, 2010). Trong Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê (chủ biên) cũng quan niệm linh hồn là “hồn của người chết” (Hoàng Phê, 2010). Hay trong Tầm nguyên từ điển cổ văn học từ ngữ tầm nguyên của Bửu Kế cũng cho rằng

hồn là “tinh thần của người” và phách là “thể xác” (Bửu Kế, 1968). Như vậy, khi nhắc đến linh hồn, các tác giả quan niệm đây là hồn của người chết. Trong Thánh

Tông di thảoTruyền kì mạn lục, linh hồn cũng được hiểu theo nghĩa này. Bên

cạnh đó trong Hán - Việt từ điển của Thiều Chửu cũng cho rằng hồn có hai nghĩa: “phần thiêng liêng của con người và phần tinh thần của sự vật”(Thiều Chửu, 1993). Cách gọi hồn hoa được Nguyễn Dữ dùng là nhằm chỉ những nhân vật do cây cối, hoa cỏ biến thành.

Về khái niệm tinh, theo Từ điển Hán Việt từ nguyên của Bửu Kế cho rằng

tinh là “thần linh, phần linh thiêng” (Bửu Kế, 2010). Còn trong Từ điển Tiếng Việt

của Hoàng Phê cho rằng tinh là “con vật sống lâu năm trở thành yêu quái chuyên hại người” (Hoàng Phê, 2010). Cách hiểu này trong Thánh Tông di thảo Truyền

kì mạn lục đều có những truyện mang cả hai nét nghĩa: chỉ phần linh thiêng trong

cây cối, hoa cỏloài vật đã sống lâu năm hóa tinh biến thành yêu quái. Với nét

nghĩa tinh là loài vật đã sống lâu năm hóa tinh biến thành yêu quái thì những đối tượng này thường không phù trợ, giúp đỡ con người mà ngược lại chúng còn quấy phá hoặc gây hại đến tinh thần và sự sống của con người.

Từ đó thấy rằng, yếu tố khác thường, huyền ảo trong các câu chuyện hôn nhân, tình cảm chính là những câu chuyện tình người - thần tiên, người - hồn phách và người - tinh loài vật, hồn cây cỏ. Đây là những câu chuyện “diễm tình huyền ảo” mang màu sắc đặc trưng của thể loại truyền kỳ cũng của như văn học trung đại.

Để xác định các dạng thức như trên của motif hôn nhân khác thường trong các tập truyện Thánh Tông di thảo của Lê Thánh Tông, Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ và Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm, chúng tôi tiến hành xác lập các tiêu chí xác định cho các dạng thức của motif hôn nhân khác thường như sau:

Về tiêu chí xác định cho dạng thức người lấy tiên:hôn nhân khác thường”

phú của tình cảm như yêu, hận, vui, buồn,…; quan hệ thể xác được phát sinh từ tình cảm chân thành của các nhân vật; kết nghĩa vợ chồng. Đối tượng chung sống, quan hệ yêu đương với nhau là người phàm thần tiên.

Về tiêu chí xác định cho dạng thức người chung sống với hồn phách:hôn

nhân khác thường” được chúng tôi xác định bằng quan hệ tình cảm đơn thuần với

các trạng thái phong phú của tình cảm như yêu, hận, vui, buồn,…; quan hệ thể xác được phát sinh từ tình cảm chân thành của các nhân vật; kết nghĩa vợ chồng. Đối tượng chung sống, quan hệ yêu đương với nhau là người phàm hồn phách.

Về tiêu chí xác định cho dạng thức người chung sống với tinh loài vật, hồn cây cỏ: hôn nhân khác thường” được chúng tôi xác định bằng quan hệ tình cảm đơn thuần với các trạng thái phong phú của tình cảm như yêu, hận, vui, buồn,…; quan hệ thể xác được phát sinh từ tình cảm chân thành của các nhân vật; kết nghĩa vợ chồng. Đối tượng chung sống, quan hệ yêu đương với nhau là người phàm

tinh loài vật, hồn cây cỏ.

1.3.1.2. Kết quả khảo sát

Dựa vào các tiêu chí trên, sau khi khảo sát Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ),

Thánh Tông di thảo (Lê Thánh Tông) và Truyền kỳ tân phả (Đoàn Thị Điểm),

chúng tôi có thể thống kê tên và số lượng các truyện có xuất hiện các dạng thức của motif hôn nhân khác thường như sau:

Bảng 1.1. Thống kê tên và số lượng truyện có xuất hiện các dạng thức của motif hôn nhân khác thường

Tập truyện Truyền kỳ mạn lục Thánh Tông di thảo Truyền kỳ tân phả Truyện có motif người lấy tiên - Từ Thức tiên hôn lục - Trà Đồng giáng đán lục - Nam Xương nữ tử truyện

- Khoái Châu nghĩa

Nhất thư thủ thần nữ - Vân Cát thần nữ

lục

- Bích Câu kỳ ngộ - An Ấp liệt nữ truyện

Tập truyện Truyền kỳ mạn lục Thánh Tông di thảo Truyền kỳ tân phả phụ truyện Truyện có motif người chung sống với hồn phách - Lệ Nương truyện - Xương Giang yêu quái lục

- Mộc miên thụ truyện

- Đào Thị nghiệp oan

Truyện có motif người chung sống với tinh loài vật, hồn cây cỏ

- Tây Viên kỳ ngộ ký - Long Đình đối tụng lục

- Hoa Quốc kỳ duyên - Ngư gia chí dị - Dương phu truyện - Thử tinh truyện

Tổng cộng 10/20 truyện (50%) 5/19 truyện (26.31%) 3/6 truyện (50%)

18/45 truyện (40%)

Từ kết quả thống kê, chúng tôi nhận thấy rằng, motif hôn nhân khác thường chiếm số lượng 18 truyện trên tổng số 45 truyện từ cả ba tập truyện Thánh Tông di

thảo, Truyền kỳ mạn lục Truyền kỳ tân phả, chiếm tỉ lệ 40%. Trong đó, tập

truyện Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ có số lượng 10 trên tổng số 20 truyện có sử dụng các dạng thức của motif hôn nhân khác thường, chiếm tỉ lệ 50%. Tập truyện Thánh Tông di thảo của Lê Thánh Tông có số lượng 5 trên tổng số 19 truyện có sử dụng các dạng thức của motif hôn nhân khác thường, chiếm tỉ lệ 26.31%. Và cuối cùng, tập truyện Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm có số lượng 3 trên tổng số 6 truyện có sử dụng các dạng thức của motif hôn nhân khác thường, chiếm tỉ lệ 50%. Qua đó, có thể thấy, số lượng tác phẩm có sử dụng motif hôn nhân khác thường chiếm gần phân nửa tổng số lượng truyện của ba tập truyện này. Điều này cho thấy, motif hôn nhân khác thường là một trong những motif đặc sắc, mật độ

xuất hiện cao và được sử dụng khá nhiều trong các tập truyện.

Về truyện có sử dụng dạng thức người lấy tiên, có 8 trên tổng số 45 truyện sử dụng dạng thức người lấy tiên, chiếm 17.77%. Trong đó, tập truyện Truyền kỳ

mạn lục (Nguyễn Dữ) có 4 truyện sử dụng motif người lấy tiên là các truyện sau: Từ

Thức tiên hôn lục, Nam Xương nữ tử truyện, Trà Đồng giáng đán lục Khoái

Châu nghĩa phụ truyện. Tập truyện Thánh Tông di thảo (Lê Thánh Tông) có số

lượng 1 truyện sử dụng motif người lấy tiên là truyện Nhất thư thủ thần nữ. Cuối cùng tập truyện Truyền kỳ tân phả (Đoàn Thị Điểm) có số lượng 3 truyện sử dụng motif người lấy tiên là các truyện sau: Vân Cát thần nữ lục, Bích Câu kỳ ngộ An ấp liệt nữ truyện.

Về truyện có sử dụng dạng thức người chung sống với hồn phách, có 4 trên tổng số 45 truyện sử dụng dạng thức người chung sống với hồn phách, chiếm 8.88%. Cả bốn truyện trên đều xuất hiện trong tập truyện Truyền kỳ mạn lục

(Nguyễn Dữ) bao gồm các truyện sau: Lệ Nương truyện, Mộc miên thụ truyện,

Xương Giang yêu quái lục Đào Thị nghiệp oan ký. Tập truyện Thánh Tông di

thảo (Lê Thánh Tông) và Truyền kỳ tân phả (Đoàn Thị Điểm), hai tập truyện này

không có tác phẩm nào sử dụng motif người chung sống với hồn phách.

Về truyện có sử dụng dạng thức người chung sống với tinh loài vật, hồn cây cỏ, có 6 trên tổng số 45 truyện sử dụng dạng thức người chung sống với tinh loài vật, hồn cây cỏ, chiếm 13.33%. Trong đó, tập truyện Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ) có số lượng 2 truyện sử dụng motif người chung sống với tinh loài vật, hồn cây cỏ là truyện Tây Viên kỳ ngộ ký Long Đình đối tụng lục. Tập truyện Thánh Tông

di thảo (Lê Thánh Tông), có số lượng 4 truyện sử dụng motif người chung sống với

tinh loài vật, hồn cây cỏ là các truyện sau: Hoa Quốc kỳ duyên, Ngư gia chí dị,

Dương phu truyện Thử tinh truyện. Cuối cùng, tập truyện Truyền kỳ tân phả

(Đoàn Thị Điểm), tập truyện này không có tác phẩm nào sử dụng motif người chung sống với tinh loài vật, hồn cây cỏ.

Kết quả thống kê trên, cho chúng tôi thấy rằng, khi sáng tác các tác phẩm truyền kì, Nguyễn Dữ và Lê Thánh Tông đều có sử dụng các dạng thức sau của motif hôn nhân khác thường: dạng thức người lấy tiên, dạng thức người chung sống

với hồn phách dạng thức người chung sống với tinh loài vật, hồn cây cỏ. Còn tác giả Đoàn Thị Điểm chỉ sử dụng một dạng thức duy nhất của motif hôn nhân khác thường là dạng thức người lấy tiên. Điều này có thể là do Thánh Tông di thảo

Truyền kỳ mạn lục được sản sinh trong giai đoạn phát triển đỉnh cao của truyền kỳ.

Với tài năng của mình, các tác giả đã sáng tạo, tiếp thu đối đa và toàn diện tất cả các dạng thức của motif hôn nhân khác thường trong các tác phẩm của mình. Điều này góp phần cho thấy được giá trị của motif hôn nhân khác thường cũng như sự phong phú và đa dạng về các dạng thức của motif ấy trong thời kì phát triển vàng kim của truyền kỳ Việt Nam. Còn về Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm, tác giả chỉ sử dụng một dạng thức duy nhất là dạng thức người lấy tiên, có thể là do với tổng số lượng truyện là 6 tác phẩm (ít hơn nhiều so với Thánh Tông di thảo Truyền kỳ

mạn lục) nên Đoàn Thị Điểm cũng không có điều kiện để sử dụng vào tác phẩm của

mình nhiều dạng thức đa dạng của motif hôn nhân khác thường. Mặc khác vấn về tác giả của các truyện trong Truyền kỳ tân phả cũng còn gây nhiều tranh cãi nên phần nào có thể hiểu được lí do vì sao có sự vắng mặt của các dạng thức khác. Vả lại, giai đoạn của Truyền kỳ tân phả là giai đoạn mà truyện truyền kỳ Việt Nam trở nên thoái trào, bắt đầu chuyển hướng phát triển sao cho phù hợp với thời đại nên các yếu tố hồn ma, tinh loài vật có thể vì thế mà không còn xuất hiện trong các tác phẩm truyền kỳ nữa.

Qua quá trình khảo sát, thống kê, chúng tôi nhận thấy sự đa dạng và phong phú các dạng thức của motif hôn nhân khác thường trong ba tập truyện Thánh Tông

di thảo, Truyền kỳ mạn lục và Truyền kỳ tân phả cũng như mật độ xuất hiện cao của

motif hôn nhân khác thường trong ba tập truyện như trên.

Một phần của tài liệu MOTIF HÔN NHÂN KHÁC THƯỜNG TRONG MỘT SỐ TẬP TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)