Kiểu nhân vật người phà m hồn ma

Một phần của tài liệu MOTIF HÔN NHÂN KHÁC THƯỜNG TRONG MỘT SỐ TẬP TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM (Trang 124 - 129)

3.2.2.1. Nhân vật người phàm

Có thể thấy, thế giới nhân vật người phàm trong các truyện có chứa dạng thức người chung sống với hồn phách của motif hôn nhân khác thường cũng vô cùng đa dạng. Tuy nhiên, khác với kiểu nhân vật người phàm của dạng thức người lấy tiên, nhân vật người phàm trong dạng thức người chung sống với hồn phách có sự thống nhất nhân vật người phàm là nam, họ có mối quan hệ tình cảm và chung sống với nhau như vợ chồng với các hồn ma nữ. Tương tự, chúng tôi cũng tiến hành xem xét nhân vật người phàm của dạng thức người chung sống với hồn phách dựa trên các khía cạnh về nguồn gốc xuất thân, diện mạo và hành động để thấy rõ được tính cách của nhân vật trong tương quan về mối quan hệ tình cảm với các nhân vật hồn ma.

Nhân vật người phàm trong các truyện có nguồn gốc xuất thân đa dạng như: chàng lái buôn Trình Trung Ngộ, sư Vô Kỷ, chàng nho sinh Phật Sinh và viên quan họ Hoàng. Nhìn chung, các nhân vật người phàm đều được miêu tả là những nam nhân lãng tử, hào hoa, phóng túng, trượng nghĩa và say mê cái đẹp. Chính bản tính ấy đã đưa đến những mối tình kì ảo giữa người và hồn ma.

(Truyền kỳ mạn lục). Về nguồn gốc xuất thân, nhân vật được tác giả giới thiệu là một chàng trai xuất thân trong gia đình giàu có và làm nghề lái buôn. Chàng không chọn theo con đường công danh sự nghiệp, thăng tiến làm quan mà chọn làm thương lái, đây đó khắp nơi làm ăn buôn bán, kết giao nhiều bạn bè: “Trình Trung Ngộ là một chàng trai đẹp ở đất Bắc Hà, nhà rất giàu, thuê thuyền xuống vùng nam buôn bán. Chàng thường đỗ thuyền ở dưới cầu Liễu Khê, rồi từ đây đi vào chợ Nam Xang” (Truyền kỳ mạn lục, 2011). Về diện mạo, Trung Ngộ được xây dựng là chàng trai có vẻ ngoài vô cùng đẹp, khôi ngô tuấn tú. Về danh tính, chàng được tác giả gọi bằng tên gọi cụ thể là Trình Trung Ngộ. Về phẩm chất, tính cách, có thể nói, Trung Ngộ là chàng trai yêu thích sự tự do, phóng túng không bị ràng buộc bởi trách nhiệm, phận sự của một người nam nhi. Cũng vì tính cách và xuất thân như thế, Trung Ngộ đã vô tình gặp được Nhị Khanh và lần gặp mặt đó đã để lại trong lòng chàng một nỗi xao xuyến, u uất chỉ mong muốn có cơ duyên gặp lại. Về hành động, Trung Ngộ đã chủ động tiếp cận và tạo ra cuộc gặp gỡ với Nhị Khanh, bày tỏ nỗi lòng và ái ân cùng nàng.

Đó còn là nhân vật họ Hoàng trong Xương Giang yêu quái lục (Truyền kỳ mạn lục). Về nguồn gốc xuất thân, họ Hoàng được tác giả giới thiệu là một viên quan đang chuẩn bị nhận chức. Về diện mạo, dưới ngòi bút của Nguyễn Dữ, họ Hoàng hiện lên là một chàng trai trẻ, khôi ngô. Về danh tính, chàng không được tác giả gọi bằng tên gọi cụ thể mà được gọi theo cách gọi chung chung là viên quan họ Hoàng.

Về phẩm chất, tính cách, có thể thấy, họ Hoàng có lòng gan dạ, tò mò, tính cách

trượng nghĩa. Về hành động, chính nét tính cách ấy đã dẫn đến hành động họ Hoàng không sợ sệt mà tìm gặp hồn ma Thị Nghi bên bờ sông khi nghe được tiếng hát của nàng. Và với bản tính trượng nghĩa ấy, họ Hoàng đã giúp đỡ Thị Nghi. Không những thế, chàng còn cảm mến trước nhan sắc của Thị Nghi nên đã nhiều lần có ý khêu gợi, bỡn cợt nàng. Có thể thấy, với bản tính hào hoa, phóng túng, nghĩa hiệp của họ Hoàng đã đem đến cho chàng một mối duyên lạ với hồn ma nữ.

Bên cạnh đó, chúng ta còn bắt gặp những nhân vật người phàm như: chàng Phật Sinh trong Lệ Nương truyện (Truyền kỳ mạn lục), sư Vô Kỷ trong Đào Thị

miêu tả về thân thế, gia cảnh, diện mạo của Phật Sinh. Thế nhưng, qua đoạn mở đầu, chúng ta có thể biết rằng Phật Sinh xuất thân trong một gia đình thường dân.

Về danh tính, chàng được tác giả gọi bằng tên gọi cụ thể. Về tính cách, phẩm chất

và hành động, chàng cũng có niềm yêu thích với việc làm thơ nhưng không theo

đuổi con đường học hành, thăng tiến làm quan, mà mải mê đắm chìm vào mối tình với Lệ Nương. Cả hai dù chưa chính thức kết duyên nhưng đã cùng nhau ái ân như vợ chồng. Trong khoảng thời gian xa cách với Lệ Nương, Phật Sinh chỉ mải mê, chìm đắm vào việc tìm gặp Lệ Nương mà không màng đến bản thân mình. Đến khi gặp được hồn ma Lệ Nương, chàng cũng không hề kinh sợ mà ngược lại còn cùng hồn ma Lệ Nương ái ân, âu yếm chuyện trò như lúc còn sống. Hoặc nhân vật Vô Kỷ trong Đào Thị nghiệp oan ký (Truyền kỳ mạn lục). Về danh tính, nhân vật được tác giả gọi bằng tên gọi cụ thể là Vô Kỷ. Về nguồn gốc xuất thân, nhân vật Vô Kỷ được giới thiệu là một nhà sư đang tu hành ở nơi cửa phật. Về hành động, tác giả xây dựng hình ảnh nhân vật Vô Kỷ có sự đối lập giữa nguồn gốc xuất thân và hành động. Điều đó được minh chứng qua việc Vô Kỷ là một nhà sư nhưng không chú tâm vào việc tu hành mà mải mê đắm chìm vào mối tình với nàng Hàn Than. Đến khi Hàn Than chết đi thì Vô Kỷ vô cùng đau đớn. Thậm chí, Vô Kỷ còn tha thiết mong muốn được gặp lại nàng dù giờ đây Hàn Than chỉ là một hồn ma vất vưởng.

Có thể thấy, motif hôn nhân khác thường đã khắc họa nên một thế giới nhân vật người phàm vô cùng sinh động với những nam nhân có vẻ ngoài vô cùng đẹp, tính cách trượng nghĩa. Thế nhưng, họ không phải là những người coi trọng sự nghiệp học hành, tu dưỡng đạo đức, hoàn thành chí lớn của một người nam nhi mà ở họ vẫn còn mang nặng ái tình nhục dục, chìm đắm vào mỹ sắc. Chính khát vọng hạnh phúc và đắm chìm vào xác thịt đã đem đến cho các nhân vật nam những mối tình kì dị với các hồn ma nữ.

3.2.2.2. Nhân vật hồn ma

Thế giới nhân vật hồn ma trong dạng thức người chung sống với hồn phách của motif hôn nhân khác thường đều có sự thống nhất, nhân vật hồn ma trong các mối quan hệ hôn nhân, tình cảm với con người đều là những hồn ma nữ.

tôi nhận thấy rằng, nhân vật hồn ma nữ được tác giả giới thiệu có nguồn gốc xuất thân thượng lưu, sau khi chết biến thành hồn ma vất vưởng không thể siêu thoát. Đó là những hồn ma vô cùng xinh đẹp và tài năng như nàng Hàn Than, nàng Nhị Khanh, nàng Thị Nghi, nàng Lệ Nương trong Truyền kỳ mạn lục. Có thể thấy, các nhân vật hồn ma cũng chỉ là những con người có xuất thân bình thường, không phải là danh gia vọng tộc, được giáo huấn lễ phép nghiêm khắc. Điều dễ nhận thấy là các nhân vật nữ trong dạng thức người chung sống với hồn phách đều có sự chủ động trong tình yêu, tuy nhiên, phần nào họ vẫn còn tuân theo khuôn mẫu người phụ nữ truyền thống. Đối với những nhân vật khi là người vợ, dù trước đây họ có phong lưu, đa tình đến mấy thì khi trở thành một người vợ họ sẽ nhất mực hiếu thảo, chung thủy trước sau như một. Đó không chỉ là tình yêu mà còn là bổn phận trách nhiệm của một người con đối với cha mẹ của mình.

Nàng Nhị Khanh trong Mộc miên thụ truyện (Truyền kỳ mạn lục). Về nguồn

gốc xuất thân, nàng được tác giả xây dựng là một hồn ma chết khi còn trẻ. Về diện

mạo, nàng hiện lên là một hồn ma vô cùng xinh đẹp: “là một giai nhân vô cùng

tuyệt sắc” (Truyền kỳ mạn lục, 2011). Chính dung mạo tuyệt trần ấy, vẻ ngoài xinh đẹp “sắc nước hương trời” Nhị Khanh đã để lại ấn tượng sâu sắc với Trình Trung Ngộ ngay từ cái nhìn đầu tiên và là nguyên do đem đến mối tình ảo diệu giữa người và ma. Về danh tính, Nguyễn Dữ đã xây dựng một nhân vật hồn ma nữ với tên gọi cụ thể. Về tính cách, phẩm chất, tài năng, nàng không chỉ có vẻ ngoài xinh đẹp mà còn biết đánh đàn, ngâm thơ, tính cách vô cùng tự do, phóng túng. Về hành động,

trong mối tình với Trung Ngộ, Nhị Khanh đã thể hiện sự chủ động của một ma nữ vô cùng khao khát có được sự tự do trong yêu đương, thỏa mãn về xác thịt: “Nghĩ đời người ta, thật chẳng khác gì giấc chiêm bao. Chi bằng trời để sống ngày nào, nên tìm lấy những thú vui. Kẻo một sớm chết đi, sẽ thành người của suối vàng, dù có muốn tìm cuộc hoang lạc ái ân, cũng không thể được nữa” (Truyền kỳ mạn lục, 2011). Nhị Khanh đã chủ động trút hết nỗi niềm tâm tư của mình: “Thân tàn một mảnh, cách với chết cũng chẳng bao xa. Ngày tháng quạnh hiu không người săn sóc. Nay dám mong quân tử quạt hơi dương vào nơi hang tối, thả khí nóng tới mầm khô, khiến cho tía rụng hồng rơi, được trộm bén xuân quang đôi chút, đời sống của

thiếp như thế sẽ không phàn nàn gì nữa.” (Truyền kỳ mạn lục, 2011). Không chỉ ái ân cùng nhau hết sức thỏa mãn mà Nhị Khanh còn làm hai bài thơ để ghi lại cảnh hoang lạc của mình cùng Trình Trung Ngộ. Hai bài thơ ấy cũng góp phần cho thấy được tài năng, sự hiểu biết của nàng.

Cũng giống như Nhị Khanh, nàng Thị Nghi trong Xương Giang yêu quái lục

(Truyền kỳ mạn lục), cũng xuất hiện trong vai trò là một hồn ma. Về diện mạo, qua cách giới thiệu của tác giả, hồn ma Thị Nghi hiện lên vô cùng xinh đẹp. Về danh

tính, nhân vật được tác giả gọi bằng tên gọi cụ thể là Thị Nghi. Về tính cách, phẩm

chất, nàng được giới thiệu là một người phụ nữ không đứng đắn, có tính vụng trộm.

Vì bản tính ấy mà nàng phải nhận lấy cái chết và biến thành một hồn ma tác oai tác oái. Về hành động, trong cuộc hôn nhân với viên quan họ Hoàng, Thị Nghi là đối tượng đã chủ động cất lên tiếng khóc để thu hút chàng. Thế nhưng, khi trở thành vợ của họ Hoàng, Thị Nghi lại có những hành động và bộc lộ được những phẩm chất tốt đẹp hơn khi là con người. Nàng biết chăm lo, tảo tần quán xuyến công việc trong gia đình khiến cho mọi người nhìn vào vô cùng ganh tị với họ Hoàng.

Bên cạnh Nhị Khanh, Thị Nghi, chúng ta còn bắt gặp trong truyền kỳ những nhân vật hồn ma nữ có mối quan hệ tình cảm với người phàm như nàng Lệ Nương trong Lệ Nương truyện, nàng Hàn Than trong Đào Thị nghiệp oan ký của Truyền kỳ

mạn lục. Không chỉ có Nhị Khanh, Thị Nghi mà Lệ Nương, Hàn Than cũng được

xây dựng là những cô gái có nhan sắc xinh đẹp nhưng lại chết đi khi còn trẻ, vì lòng còn vướng bận với nhân gian mà chưa thể siêu thoát. Đến khi trở thành hồn ma, Lệ Nương và Hàn Than đều thương nhớ người chồng, người yêu của mình ở dương gian nên đã chủ động quay về gặp mặt. Về danh tính, cả hai đều được tác giả Nguyễn Dữ gọi bằng những cái tên cụ thể, thậm chí tên của nhân vật Lệ Nương còn được dùng để đặt nhan đề cho truyện. Về hành động, Hồn ma Lệ Nương sau khi gặp được Phật Sinh thì vô cùng mừng rỡ, cùng nhau hoang lạc, ái ân xác thịt như khi còn sống. Hồn ma Hàn Than vì thương nhớ sư Vô Kỷ, lòng trần chưa dứt mà tìm về để gặp chàng, bày tỏ nỗi lòng và hơn thế hồn Hàn Than còn tỏ ý muốn sư Vô Kỷ sớm ngày đoàn tụ với nàng ở chín suối để nàng không phải cô đơn một mình:

dứt lòng trần, thêm ngán nỗi còn vương nợ nghiệt, đài Dao mệnh đứt, đến nỗi chia bày, sống còn chưa được thỏa yêu đương, chết xuống sẽ cùng nhau quấn quýt. Mong chàng hiểu câu lục như, như bỏ giường thiền tứ đại, tạm rời cảnh Phật, về chốn suối vàng để thiếp được ngửa nhờ Phật lực, thác hóa đầu thai, đặng trả cho xong một cái nợ oan gia ngày trước. (Truyền kỳ mạn lục, 2011)

Có thể thấy, thế giới nhân vật hồn ma trong các truyện có chứa dạng thức người chung sống với hồn phách là những oan hồn của các nữ nhân có dung mạo vô cùng xinh đẹp, có những người lại vô cùng tài năng. Nhưng họ đều chịu chung một số phận là chết đi khi còn trẻ, chưa được tận hưởng cuộc sống, thú vui hạnh phúc lứa đôi ở nhân gian. Vì lòng trần chưa dứt, còn mang nặng một mối u uất trong lòng mà những hồn ma nữ này chủ động tìm đến với tình yêu, tìm đến với người chồng của mình ở nhân gian để gặp mặt, cùng nhau tận hưởng cảm giác ái ân. Ở đây, motif hôn nhân khác thường đã khắc họa các nhân vật hồn ma thông qua miêu tả ngoại hình, tính cách và hành động của họ khi đặt trong mối quan hệ tình cảm với người phàm.

Một phần của tài liệu MOTIF HÔN NHÂN KHÁC THƯỜNG TRONG MỘT SỐ TẬP TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM (Trang 124 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)