Tiền đề hình thành motif hôn nhân khác thường trong truyền kỳ

Một phần của tài liệu MOTIF HÔN NHÂN KHÁC THƯỜNG TRONG MỘT SỐ TẬP TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM (Trang 36 - 44)

Việt Nam

Trong mục này, chúng tôi sẽ phân tích những cơ sở hình thành motif hôn nhân khác thường. Chúng tôi xác định có bốn cơ sở sau là tiền đề hình thành motif hôn nhân khác thường trong truyền kỳ Việt Nam: Thứ nhất, vấn đề văn hóa tâm linh người Việt; Thứ hai, vấn đề văn hóa hôn nhân của người Việt; Thứ ba, vấn đề hôn nhân khác thường trong văn học dân gian; Cuối cùng, vấn đề tiếp nhận motif hôn nhân khác thường từ truyền kỳ Trung Quốc.

1.2.2.1.Vấn đề văn hóa tâm linh người Việt

Từ việc xác định nội hàm của khái niệm hôn nhân khác thường, chúng tôi nhận thấy rằng đời sống tâm linh người Việt là một trong những cơ sở hình thành nên motif này. Trong cuộc sống, bên cạnh những nhu cầu về khía cạnh vật chất, con người cũng có nhu cầu thỏa mãn về khía cạnh tinh thần. Và tâm linh chính là một trong những khía cạnh thuộc về đời sống tinh thần của con người. Những quan niệm, suy nghĩ của con người về sự vật, hiện tượng, về thế giới siêu nhiên xung quanh con người tạo nên những nét văn hóa tâm linh đặc sắc trong nhận thức của người Việt.

Trước tiên, chúng tôi xin dẫn lại một số cách hiểu của các tác giả về “tâm linh” để có cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề này. Theo tài liệu Văn hóa tâm linh của Nguyễn Đăng Duy quan niệm rằng: “tâm linh là cái thiêng liêng cao cả trong cuộc sống đời thường. Là niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo. Cái thiêng liêng cao cả được đọng lại ở những biểu hiện hình ảnh, ý niệm” (Nguyễn Đăng Duy, 2002). Hay trong tài liệu Văn học trung đại Việt Nam và những vấn đề

tâm linh của Lê Thu Yến (chủ biên) cho rằng: “Thực ra tâm linh bao gồm hai từ tâm

và linh. Tâm ở đây được hiểu là lòng, là thế giới tinh thần của con người. Linh là thiêng trong linh thiêng, thiêng liêng…Vậy tâm linh là thế giới tinh thần của con người, là sự nhạy bén, mẫn cảm của thế giới bên trong con người có khả năng vượt khỏi tầng nhận thức lý tính để chạm đến những điều mà lí trí không thể nắm bắt và lí giải được…” (Lê Thu Yến et al., 2014). Từ hai cách hiểu trên về chữ “tâm linh”, chúng ta có thể thấy “tâm linh” là những ý niệm sâu thẳm ẩn chứa bên trong thế giới tinh thần của con người và đôi khi nó vượt thoát khỏi sự kiểm soát bởi lí trí. Vấn đề “tâm linh” không dành riêng cho một cộng đồng người nhỏ bé mà nó rộng ra là của các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Mỗi dân tộc sẽ có những quan niệm, tín ngưỡng khác nhau về tâm linh nhưng chắc chắn cũng sẽ có những điểm giao thoa giống nhau.

Xuất phát từ nền văn hóa nông nghiệp lúa nước đã hình thành nên trong tâm thức người Việt tín ngưỡng sùng bái, sống tin tưởng và lệ thuộc vào tự nhiên. Họ tôn thờ và kính trọng tất cả lực lượng siêu nhiên có tác động đến đời sống. Điều đó đã góp phần tạo nên trong thế giới tinh thần của người Việt “tín ngưỡng đa thần”. Kết hợp với quan niệm “vạn vật hữu linh”, nghĩa là tạo hóa sinh ra mọi vật tồn tại trên cõi đời này đều có linh tính, linh hồn, đã thôi thúc cư dân Việt hình thành nên tục thờ cúng những con vật hiền lành, gần gũi, gắn bó với đời sống con người bên cạnh việc thờ cúng các vị thần. Không chỉ tin vào những con vật linh thiêng, cư dân Việt còn tin rằng những loài cây to, sống lâu năm cũng có thể hóa linh thiêng, là nơi trú ngụ của các vị thần hoặc những oan hồn ẩn náu mà chúng ta vẫn hay gọi là “thần cây đa, ma cây gạo”. Không những thế, các con vật, đồ vật sống lâu năm, chúng đều có thể hóa tinh, biến hóa đủ muôn hình trạng. Vì vậy, trong cuộc sống hằng ngày,

con người không chỉ thờ cúng những vị thần cao quý mà họ còn cầu cúng hoặc yểm bùa để diệt trừ ma quỷ, những tinh vật sống lâu năm tác oai tác oái gây hại đến cuộc sống của con người. Những quan niệm, tín ngưỡng như trên được thể hiện rất rõ trong văn học trung đại Việt Nam, đặc biệt là trong các tác phẩm truyền kỳ.

Ngoài tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, cư dân Việt còn có tín ngưỡng sùng bái con người và tin vào sự tồn tại của các vị thần, linh hồn hay ma quỷ,…Trong tài liệu Văn học trung đại Việt Nam và những vấn đề tâm linh của tác giả Lê Thu Yến (chủ biên), cũng đã chỉ ra rằng con người luôn tin vào sự tồn tại của linh hồn và nó xuất hiện đâu đó xung quanh cuộc sống của con người. Vì thế, con người thường bày tỏ sự tôn kính đối với những người thân đã mất. Mặt khác, linh hồn của người chết cũng có thể tác động đến đời sống của con người, có thể gây họa hoặc ban phúc lành, đem lại điều may mắn. Chính vì thế, có đôi khi con người cảm thấy nhớ nhung người thân đã khuất hoặc đôi khi cũng nảy sinh cảm giác sợ hãi. Đó chính là biểu hiện rõ rệt cho niềm tin của con người vào sự hiện hữu của linh hồn. Tín ngưỡng sùng bái con người được biểu hiện đa dạng qua các hình thức: tục thờ cúng ông bà, tổ tiên, thờ cúng các vị anh hùng lịch sử có công trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước hoặc là những danh nhân văn hóa, đôi khi cũng thờ các vị tà thần,…

Bên cạnh đó, dưới sự ảnh hưởng của các tư tưởng Nho - Phật - Đạo cũng hình thành nên trong lối suy nghĩ của người Việt một đời sống tâm linh vô cùng phong phú. Nếu Nho giáo răn dạy con người cương thường, đạo lí ở đời. Thì Phật giáo dạy con người biết yêu thương, giàu lòng vị tha, bác ái với vạn vật, với chúng sanh. Còn Đạo giáo thì hướng con người đến những hành xử hợp lí trong các mối quan hệ sống chết. Chung quy, những vấn đề thuộc về văn hóa tâm linh của người Việt là một kho tàng tri thức phong phú của dân tộc Việt. Những quan niệm, tín ngưỡng, quy củ, khuôn phép,…trong đời sống tâm linh của người Việt không chỉ một mặt thể hiện sức hấp dẫn, thú vị mà còn mang lại những bài học triết lí nhân sinh sâu sắc, những bài học về răn dạy đạo đức, tính thiện,…cho con người.

Những biểu hiện như trên của văn hóa tâm linh người Việt không chỉ được phản ánh mà còn được lưu giữ trong kho tàng văn chương Việt Nam, đặc biệt là văn

học dân gian. Mặt khác, con đường hình thành truyền kỳ Việt Nam cũng bắt nguồn từ sự vay mượn những cốt truyện dân gian. Chính vì thế, truyền kỳ Việt Nam đã có sự kế thừa những yếu tố tâm linh trong văn học dân gian. Những quan niệm của con người trong tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, sùng bái con người, hiện tượng đa thần, vạn vật hữu linh, sự tồn tại của linh hồn đã có những tác động mạnh mẽ đến thế giới quan của các tác giả truyền kỳ. Các tác giả cũng quan niệm về thế giới giống như cách mà con người quan niệm về thế giới tự nhiên. Và thế giới trong những câu chuyện truyền kỳ cũng sẽ trùng khít với thế giới quan của tác giả bị chi phối bởi các yếu tố tâm linh. Họ cũng quan niệm xung quanh cuộc sống của con người còn có những vị tiên, vị thần, những linh hồn, yêu ma, quỷ quái và chúng hoàn toàn có thể tác động đến đời sống của con người theo những cách tốt xấu khác nhau. Và khi có bất cứ điều gì bất mãn trong cuộc sống hiện thực, con người sẽ tìm đến với thế giới tâm linh để gửi gắm những ước mơ, niềm tin, hy vọng,…Chính những yếu tố tâm linh, những quan niệm ấy của con người về thế giới tự nhiên là một trong những tiền đề hình thành nên motif hôn nhân khác thường.

1.2.2.2.Vấn đề văn hóa hôn nhân người Việt

Hôn nhân là một trong những biểu hiện cao nhất thể hiện sự phát triển của xã hội loài người. Từ xưa đến nay, hôn nhân và gia đình đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành, nuôi dưỡng và phát triển nhân cách của con người. Hơn thế, hôn nhân còn thể hiện quan niệm của con người về phong tục, tập quán sinh sống.

Xét về phạm trù văn hóa, hôn nhân của người Việt truyền thống không chỉ đơn giản là việc hai người lấy nhau mà là việc hai dòng tộc dựng vợ gả chồng cho con cái của mình. Trước hết, tục lệ này xuất phát từ quyền lợi của cả gia tộc. Chính vì thế, gia đình sẽ lựa chọn đối tượng sao cho phù hợp, tương xứng. Theo tác giả Trần Ngọc Thêm trong Cơ sở văn hóa Việt Nam, hôn nhân được xem là công cụ duy trì dòng dõi và phát triển nguồn nhân lực, nên người xưa chú trọng vào việc khả năng sinh nở. Hôn nhân không chỉ giúp duy trì nòi giống mà còn làm lợi thêm cho cả gia đình. Không những thế, hôn nhân của hai bên gia đình còn phải đáp ứng được tiêu chí của làng - xã để tạo nên sự ổn định. Nhìn chung, hôn nhân trong văn hóa của người Việt Nam thường gắn với lợi ích của cộng đồng, tập thể mà ít quan tâm đến

cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm của đôi trai gái kết duyên.

Xét về phạm trù Nho giáo, cũng theo tác giả Trần Ngọc Thêm trong Cơ sở văn

hóa Việt Nam cho rằng quan điểm của Nho giáo thường chú trọng đến vai trò và

trách nhiệm của người đàn ông đối với gia đình và đất nước. Bổn phận của người quân tử là phải biết hành động, phải “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Trong khi ấy, người phụ nữ phải có trách nhiệm lắng nghe, vâng lời đối với chồng theo quan điểm “phu xướng phụ tùy”. Chính vì thế đã mở rộng ra thành trách nhiệm của phụ nữ đối với đàn ông nói chung là “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Điều này dẫn đến việc có sự chênh lệch trong vị thế của người phụ nữ trong gia đình. Người phụ nữ ít được hưởng quyền lợi hơn so với người đàn ông.

Văn học trung đại Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hệ tư tưởng Nho giáo và Phật giáo, chính vì thế vấn đề phân biệt giữa nam và nữ cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽ. Con người bị đặt trong các mối quan hệ luân thường, bị ràng buộc bởi những điều cấm kỵ của Nho giáo. Đối với xã hội phong kiến, người phụ nữ phải tuân theo những quy định hà khắc của Nho giáo, luôn phải phục tùng người đàn ông, phải chăm lo cho gia đình và không có quyền nói lên tiếng nói của bản thân, đặc biệt là trong hạnh phúc lứa đôi. Dưới sự thống trị của Nho giáo, hôn nhân trở nên mất tự do, mất cân bằng; khát vọng về tình yêu, quan hệ yêu đương xác thịt trở thành một điều cấm kỵ và bị lên án gay gắt. Người đàn ông có thể tam thê tứ thiếp nhưng với phụ nữ phải chính chuyên một chồng. Nếu người phụ nữ không chung thủy sẽ phải chịu những hủ tục, những hình phạt tàn nhẫn. Vì vậy, hôn nhân trong xã hội phong kiến không xuất phát từ tình yêu giữa nam và nữ mà nó xuất phát từ nhiều lí do khác.

Từ đó, có thể thấy, hôn nhân trong xã hội phong kiến thiên về lí trí, ít cảm tính cá nhân lại buộc chặt với lễ giáo phong kiến. Xã hội bấy giờ trở nên hà khắc, kìm hãm quyền tự do yêu đương, quyền mưu cầu hạnh phúc cá nhân của con người. Con người, đặc biệt là người phụ nữ, họ buộc phải gạc qua một bên những nhu cầu, những cảm xúc cá nhân để hòa chung với lí tưởng, đạo đức, trách nhiệm. Có thể nói, so với văn học hiện đại thì trong văn học trung đại, chế độ phong kiến và hệ tư tưởng Nho giáo đã trở thành cái gông xích kìm hãm khát vọng hạnh phúc lứa đôi

của con người. Chính vì sự hà khắc ấy của xã hội phong kiến đã tạo tiền đề cho các tác giả bộc lộ tiếng nói cá nhân của mình thông qua các tác phẩm truyền kỳ. Không chỉ là tiếng nói của các tác giả nữ như Đoàn Thị Điểm, mà ngay cả các tác giả nam như Nguyễn Dữ, Lê Thánh Tông, Vũ Trinh với tư tưởng tiến bộ cũng đã đứng lên, dùng những trang văn của mình, dùng tiếng nói của mình thay cho tiếng nói của những con người đang tha thiết mong cầu hạnh phúc, đang tha thiết muốn thoát khỏi gông xích kìm kẹp của lễ giáo phong kiến. Các tác giả mượn những yếu tố kì ảo hoang đường để bộc lộ khát vọng hạnh phúc, tình cảm lứa đôi.

Qua đó, có thể thấy, hôn nhân là một trong những biểu hiện cao nhất của tình cảm con người, nó mang đầy đủ những biểu hiện văn hóa trong tiến trình phát triển của mỗi con người, mỗi quốc gia, dân tộc. Mỗi cá nhân đều có nhu cầu được hạnh phúc nếu nhu cầu ấy bị kìm hãm con người sẽ luôn tìm mọi cách để thoát khỏi sự kìm hãm ấy. Từ đó cho thấy, vấn đề hôn nhân của người Việt qua các giai đoạn lịch sử là một trong những tiền đề cho sự ra đời của motif hôn nhân khác thường trong truyền kỳ Việt Nam.

1.2.2.3.Vấn đề hôn nhân khác thường trong văn học dân gian

Văn học dân gian là kho tài sản tinh thần quý báu của dân tộc Việt Nam. Quá trình hình thành và phát triển của bộ phận văn học dân gian song hành cùng với sự ra đời của lịch sử dân tộc. Nó tồn tại và phát triển trong một thời gian dài trước khi có bộ phận văn học viết. Vì thế, muốn hiểu được một dân tộc là như thế nào chúng ta có thể tìm hiểu nền văn học dân gian của dân tộc ấy, bởi đó là nơi lưu giữ những giá trị tốt đẹp trong đời sống tinh thần của dân tộc đó. Chủ đề hôn nhân là một trong những chủ đề được đề cập khá nhiều trong văn học dân gian. Điểm qua tình hình nghiên cứu chủ đề hôn nhân trong văn học dân gian Việt Nam, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều công trình nghiên cứu có giá trị. Chẳng hạn, công trình nghiên cứu luận án tiến sĩ Văn học của tác giả Dương Nguyệt Vân với đề tài Chủ đề hôn nhân và sự

phản ánh phong tục hôn nhân trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam vào năm

2016. Công trình nghiên cứu luận án tiến sĩ Ngữ văn của tác giả Nguyễn Minh Thu với đề tài Kiểu truyện hôn nhân người - tiên trong truyện cổ Việt Nam và Đông

Nguyễn Thị Kim Huế với đề tài Kiểu truyện về đề tài hôn nhân người - rắn trong

kho tàng truyện cổ dân gian các dân tộc Việt Nam. Bài báo nghiên cứu đăng trên

Tạp chí khoa học, số 40, năm 2020 của tác giả Bàn Thị Quỳnh Giao với nhan đề

Hai hình thức hôn nhân phổ biến trong văn học dân gian người Việt và một số tộc người miền núi phía Bắc,…

Từ đó, chúng tôi nhận thấy hôn nhân là một trong những vấn đề quan trọng gắn liền với lịch sử phát triển xã hội loài người. Và truyền thuyết, truyện cổ tích hay ca dao đều là những thể loại văn học dân gian có phản ánh những hình thức hôn nhân ấy. Đó không chỉ là những câu chuyện hôn nhân giữa người với người, mà còn là những câu chuyện hôn nhân giữa người - vật, người - thần linh,…Thông qua những câu chuyện hôn nhân ấy, chúng ta có thể hiểu được tư duy của người xưa trong cách nhìn nhận về mối quan hệ giữa con người với thế giới.

Qua đó thấy rằng, ngoài hình thức hôn nhân giữa người với người thì hình thức hôn nhân giữa người với một đối tượng không phải là người đã xuất hiện rất

Một phần của tài liệu MOTIF HÔN NHÂN KHÁC THƯỜNG TRONG MỘT SỐ TẬP TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)