Motif người chung sống với hồn phách trong truyền kỳ có hai dạng thức biểu
hiện như sau: người chồng tiếp tục quan hệ yêu đương với hồn ma người vợ và nam
nhân có quan hệ yêu đương với hồn ma nữ. Motif này xuất hiện ở các truyện: Lệ
Nương truyện, Xương Giang yêu quái lục, Mộc miên thụ truyện và Đào Thị nghiệp
oan ký trong Truyền kỳ mạn lục củaNguyễn Dữ. Trong motif người chung sống với
hồn phách, nhân vật người phàm thường là những nam nhân phàm tục, còn nhân vật hồn ma thường là những nhân vật nữ. Nguyên nhân xuất phát từ văn hóa của người Việt bị ảnh hưởng bởi triết lí âm dương. Người xưa thường quy định âm bị động và dương chủ động. Hay nói cách khác, theo quan niệm của người xưa, người nam
luôn trong tư thế chủ động và ngược lại người nữ luôn trong tư thế bị động. Trải qua quá trình phát triển, quan niệm này ngày càng được củng cố hơn bởi học thuyết Nho giáo. Điều này cũng ảnh hưởng đến quan niệm của các tác giả trung đại khi miêu tả về tình yêu giữa nam nữ. Đó là người phụ nữ luôn luôn bị động trong tình yêu và nhường phần chủ động ấy cho người nam. Vai trò chủ động mở lời làm quen, hẹn ước thường sẽ thuộc về người nam và người nữ sẽ tạo ra những cơ hội để đáp lại. Mặt khác, Nho giáo quy định vai trò của người đàn ông trong xã hội là phải biết chăm lo cho con đường công danh, hoạn lộ, phải gạt bỏ nỗi niềm riêng của cá nhân. Chính vì thế, chủ động yêu đương, mãi mê đi tìm hạnh phúc cá nhân mà bỏ qua trách nhiệm của bản thân với gia đình và đất nước thì đó là một điều tối kỵ của người đàn ông. Vì vậy mà trong truyền kỳ, những người phụ nữ mạnh dạn, dám yêu đương mãnh liệt, theo đuổi tình yêu một cách táo bạo, ái ân tự do thường sẽ được xây dựng dưới hình thức “phi nhân”. Do đó, chuyện tình giữa người và ma thường xây dựng nhân vật người là nam và hồn ma là nữ. Ở mỗi câu chuyện, motif người chung sống với hồn phách lại mang một sắc thái riêng làm cho câu chuyện diễn ra sinh động, phong phú và hấp dẫn.
Dạng thức người chồng tiếp tục quan hệ yêu đương với hồn ma người vợ có công thức khái quát như sau:
Người chồng gặp lại hồn ma người vợ => cùng chung sống, ân ái với nhau => người chồng và hồn ma người vợ chia li
Công thức trên xuất hiện trong Lệ Nương truyện (Truyền kỳ mạn lục). Đây là bi kịch về câu chuyện tình yêu giữa chàng Phật Sinh và hồn ma nữ Lệ Nương. Lệ Nương và Phật Sinh vốn đã có tình cảm với nhau, ái ân hơn nghĩa vợ chồng. Thế nhưng bi kịch tình yêu xảy đến khi Lệ Nương bị bắt vào cung. Trải qua năm tháng chiến tranh phong kiến tàn khốc, một người phụ nữ yếu ớt như Lệ Nương phải chịu biết bao thiệt thòi, khổ sở đến nỗi khi chết đi phải trở thành một hồn ma vất vưởng. Với niềm tin mãnh liệt vào tình yêu, dù trở thành hồn ma, Lệ Nương vẫn đêm ngày nhớ thương Phật Sinh. Đêm ấy, Phật Sinh trông thấy hồn ma Lệ Nương hiện về khóc kể day dứt. Gặp lại nhau sau bao năm xa cách, cả hai không ngăn nổi sóng cuộn tình cảm đang dâng trào, vợ chồng cùng nhau âu yếm, chuyện trò như lúc Lệ
Nương còn sống. Dù biết Lệ Nương nay đã trở thành một hồn ma nhưng Phật Sinh không hề ghét bỏ hay tỏ ra sợ sệt. Ngược lại, Phật Sinh vẫn hết mực yêu thương nàng, thương cho số kiếp của nàng mà an táng nàng một cách cẩn thận. Tuy nhiên, Lệ Nương nay đã trở thành một hồn ma, cả hai không thể sống dài lâu bên nhau như trước mà đành phải chia li trong nước mắt. Từ đấy, Phật Sinh một lòng chung thủy với mối tình ấy không lấy ai nữa.
Dạng thức nam nhân có quan hệ yêu đương với hồn ma nữ có công thức chung như sau:
Nam nhân có quan hệ tình cảm với hồn ma nữ => cùng chung sống, ân ái với nhau => nam nhân chết, cùng với hồn ma nữ biến thành yêu quái/ nam nhân sống, hồn ma nữ bị trừng trị
Công thức trên xuất hiện trong Mộc miên thụ truyện, Xương Giang yêu quái
lục và Đào Thị Nghiệp oan ký của Truyền kỳ mạn lục. Trước tiên, có thể kể đến mối
tình giữa người và hồn ma trong Mộc miên thụ truyện (Truyền kỳ mạn lục). Đây là câu chuyện mang đậm yếu tố kì ảo, quan hệ yêu đương, tình cảm được hình thành từ một chàng trai thương lái rất đỗi bình thường là Trình Trung Ngộ với một hồn ma nữ là nàng Nhị Khanh. Nàng Nhị Khanh dưới ngòi bút của Nguyễn Dữ hiện lên là một “giai nhân tuyệt sắc”, “văn tài chẳng kém gì Dị An” (Truyền kỳ mạn lục, 2011). Trong khi đó, Trình Trung Ngộ là một chàng trai hào hoa phong nhã ở đất Bắc. Trong một lần đến vùng phía Nam buôn bán, Trung Ngộ vô tình gặp được Nhị Khanh. Đấy chỉ là lần gặp gỡ đầu tiên, vậy mà đã khiến cho Trung Ngộ mang một khối tình u uất trong lòng. Nỗi tương tư ấy đã thúc giục chàng nhiều lần tìm gặp Nhị Khanh. Sau đó, hai người cùng nhau qua lại, ái ân với nhau độ gần một tháng. Về sau, Trung Ngộ mới biết hóa ra Nhị Khanh chỉ là một hồn ma của một cô gái chết trẻ. Từ đấy, chàng sinh ra ốm nặng. Biết Trung Ngộ có ý đi theo Nhị Khanh, mọi người ra sức can ngăn. Thế nhưng, Trung Ngộ vẫn tìm đến ôm quan tài Nhị Khanh mà chết. Cả hai người đều hóa thành yêu quái đến nương nhờ ở cây gạo. Về sau, có một vị đạo nhân ở xa biết chuyện, bèn đến làm phép diệt trừ.
Truyện Xương Giang yêu quái lục (Truyền kỳ mạn lục), cũng là một câu chuyện diễm tình kì ảo giữa người và hồn ma. Truyện kể về nàng Thị Nghi, từ khi
còn nhỏ đã bị bán cho nhà phú thương họ Phạm. Khi lớn lên, nàng vô cùng có tư sắc. Họ Phạm đem lòng yêu mến rồi cùng nàng tư thông. Vợ Phạm biết được việc ấy bèn bày cớ đánh chết Thị Nghi. Hồn Thị Nghi biến thành yêu quái, quấy phá, nhiễu loạn, mê hoặc được viên quan họ Hoàng. Khiến cho Hoàng mê đắm lấy nàng làm vợ. Sau khi kết nghĩa vợ chồng, cả hai tình ái vô cùng thắm thiết. Được một thời gian, Hoàng bỗng hóa điên, lâm bệnh rồi mê lịm. Thị Nghi đau lòng, sớm tối kề cận, nhất mực không rời chàng nửa bước. May nhờ có một vị đạo nhân đến giúp Hoàng, dùng bùa phép xua đuổi tà yêu. Từ đấy, họ Hoàng mới hết bệnh và biết được người vợ mà bấy lâu nay sớm tối kề cận mình chính là một hồn ma. Hồn Thị Nghi đến âm phủ kiện cáo với Diêm vương. Hoàng bị bắt đến đền Phong Châu, trông thấy Thị Nghi thì hiểu ra mọi chuyện bèn dùng lời thơ để minh oan. Kết quả Thị Nghi bị Diêm Vương tống giam vào ngục, còn bản thân Hoàng là người theo đạo Nho học, từ nhỏ đã đọc sách thánh hiền, nhưng lại mê đắm vào con đường tà dục, không tự mình biết giữ đạo nên đã bị Diêm Vương phán giảm thọ một kỷ.
Hay truyện Đào Thị nghiệp oan ký (Truyền kỳ mạn lục), kể về câu chuyện tình yêu giữa chàng sư Vô Kỷ và nàng Hàn Than, từ khi nàng còn là một con người bình thường với tư chất thông minh, xinh đẹp cho đến lúc chết đi trở thành một oan hồn thì Hàn Than và Vô Kỷ vẫn chung thủy, say đắm với tình yêu ấy. Vì nhớ thương Vô Kỷ mà hồn Hàn Than hiện về để giãi bày nỗi niềm tâm tư chưa được thỏa nguyện, sự trống trải của niềm yêu thương chưa được khỏa lấp. Từ lần gặp lại hồn Hàn Than, bệnh tình sư Vô Kỷ ngày một nặng hơn rồi chết đi, cùng với Hàn Than hóa kiếp.
Có thể thấy, các truyện như trên đều có chung motif người chung sống với hồn phách, đây là những truyệnkể về câu chuyện tình yêu giữa các nam nhân và hồn ma nữ. Thông qua motif người chung sống với hồn phách, chúng ta không chỉ bắt gặp hình ảnh những nhân vật nam - nữ hiện lên vô cùng xinh đẹp, tài năng mà chúng ta còn thấy được cái nhìn mới mẻ, táo bạo của tác giả truyền kỳ về những khát vọng chân chính của con người, đặc biệt là người phụ nữ ở khía cạnh đời sống bản năng. Người phụ nữ trong cốt truyện người chung sống với hồn phách là những đối tượng có khát khao mãnh liệt trong tình yêu đôi lứa và hôn nhân tự do. Họ muốn được yêu
thương, muốn được tự do trong việc lựa chọn bạn tình. Đặc biệt, người phụ nữ dưới cái nhìn của tác giả truyền kỳ là những người phụ nữ bạo dạn, chủ động trong tình yêu, chủ động tìm đến với bạn tình để bày tỏ tình cảm. Phát ngôn của nhân vật Nhị Khanh trong Mộc miên thụ truyện (Truyền kỳ mạn lục), là tiếng nói đại diện cho số phận của giới nữ nói chung trong xã hội phong kiến, khi họ bị kìm hãm, bị phân biệt, không có quyền làm chủ số phận, làm chủ hạnh phúc của mình: “Thân tàn một mảnh, cách với chết cũng chẳng bao xa. Ngày tháng quạnh hiu không người săn sóc. Nay dám mong quân tử quạt hơi dương vào hang tối, thả khí nóng tới mầm khô, khiến cho tía rụng hồng rơi, được trộm bén xuân quang đôi chút, đời sống của thiếp như thế sẽ không phải phàn nàn gì nữa” (Truyền kỳ mạn lục, 2011).
Đối với Nhị Khanh cuộc đời tựa như một giấc chiêm bao, chính vì thế “trời để sống ngày nào, nên tìm lấy những thú vui. Kẻo một sớm chết đi sẽ thành người của suối vàng, dù có muốn tìm cuộc hoan lạc ái ân, cũng không thể được nữa” (Truyền kỳ mạn lục, 2011). Với nhân vật Nhị Khanh, Nguyễn Dữ đã để cho nhân vật của mình được tự do trong yêu đương, theo đuổi bản năng tình dục. Đó chính là mục đích duy nhất và có ý nghĩa đối với cuộc đời của nàng. Có lẽ Nhị Khanh là một hồn ma chết khi vẫn còn trẻ, nàng đang tuổi xuân thì, chưa được trải qua cảm giác yêu đương, cùng người mình yêu thỏa mãn những thú vui hoang lạc trên cõi đời này. Khi chết đi Nhị Khanh không thể siêu thoát nên khi có cơ duyên gặp được Trung Ngộ, cảm mến trước chàng nàng đã chủ động tìm đến với cuộc tình này. Có thể thấy, đối với Nhị Khanh và hơn hết chính là trong cái nhìn rộng mở của Nguyễn Dữ, cuộc sống là vô hạn nhưng đời người thì hữu hạn. Nếu như không sống đủ và sống đúng với bản năng vốn có của mình thì thật phí hoài cho một kiếp làm người.
Song, qua các cốt truyện người chung sống với hồn phách, chúng ta cũng thấy được những quan niệm thẩm mỹ vô cùng mới mẻ về tình yêu, hôn nhân và gia đình. Với cái nhìn mới mẻ, phóng khoáng, các tác giả truyền kỳ đã phản ánh quan niệm của mình về một tình yêu đẹp, một cuộc hôn nhân hoàn mỹ. Tình yêu, hôn nhân phải xuất phát từ sự cảm mến, sự đồng điệu của hai trái tim chứ không xuất phát từ lợi ích của một đối tượng, giai cấp nào trong xã hội. Tác giả truyền kỳ đã để cho những nhân vật của mình được mạnh dạn nói lên khát vọng mãnh liệt về một tình
yêu tự do, một cuộc hôn nhân tự do, bình đẳng, không có sự phân biệt. Và trong những câu chuyện tình yêu, những cuộc hôn nhân ấy, không chỉ có người đàn ông mới là người chủ động mà những người phụ nữ cũng có quyền được tự do yêu đương, lựa chọn bạn tình và chủ động tìm đến để bày tỏ tình cảm với người mình yêu.
Bên cạnh đó, motif người chung sống với hồn pháchcũng phản ánh nhận thức của tác giả truyền kỳ về hiện thực xã hội đầy rẫy sự bất công. Đó là một xã hội phong kiến dưới sự thống trị của Nho giáo, đã vô tình tạo ra sự phân biệt và bất bình đẳng giới. Người phụ nữ không có nhiều quyền lợi, không có tiếng nói trong gia đình, phải phục tùng người đàn ông và không có quyền tự do trong yêu đương. Vì thế, có thể thấy, xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ đã xiềng xích người phụ nữ bởi quá nhiều giáo lí Nho giáo, đặc biệt là kìm hãm đời sống bản năng và khát khao yêu đương của người phụ nữ. Chúng ta thấy rằng, trong motif người chung sống với hồn phách, các tác giả truyền kỳ đã để cho những nhân vật nữ của mình được một lần sống, một lần yêu đương và thỏa mãn bản năng tình ái đã bị triết lí Nho giáo phong tỏa bấy lâu nay. Các tác giả đã trao cho những nhân vật nữ quyền được nói lên tiếng nói yêu đương mãnh liệt thông qua suy nghĩ, phát ngôn và hành động. Đại diện là hình tượng nhân vật Nhị Khanh trong Truyền kỳ mạn lục. Tác giả đã trao cho Nhị Khanh, quyền được chủ động tìm đến với bạn tình, chủ động trong việc yêu đương, kết hôn dù là họ phải xuất hiện trong hình thức “phi nhân”. Đấy chính là điểm sáng, điểm trân trọng và mới mẻ trong tư duy của các tác giả truyền kỳ khi nhìn người phụ nữ. Tiếng nói khát khao yêu đương tự do càng mãnh liệt, càng táo bạo bao nhiêu thì hiện thực xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ lại hiện rõ bấy nhiêu.
Những câu chuyện tình yêu, hôn nhân khác thường giữa người với hồn ma không chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng, dùng để gây ấn tượng mạnh, tạo sự thích thú, hấp dẫn với người đọc mà hơn hết nó còn là vũ khí, là tiếng nói đanh thép khẳng định khát vọng yêu đương mãnh liệt, hôn nhân tự do của người phụ nữ. Bên cạnh đó, các câu chuyện hôn nhân dị thường giữa người và hồn ma cũng như tấm gương phản chiếu, phơi bày ra trước mắt chúng ta bức hiện thực xã hội tăm tối,
thiếu công bằng. Đó là một xã hội trọng nam khinh nữ, khiến cho người phụ nữ không có quyền được tự do trong hạnh phúc cá nhân, không được chủ động trong tình yêu. Mà khát khao hạnh phúc giống như một giấc mơ và giấc mơ ấy đối với các tác giả trung đại, nếu không hạnh phúc khi là người thì họ cũng không thôi mơ ước, khát khao hạnh phúc khi là một hồn ma. Tác giả truyền kỳ vẫn muốn một lần cho nhân vật của mình được yêu, được hạnh phúc, được nếm trải dư vị của cõi trần.
Ẩn sau, bức hiện thực xã hội đầy rẫy những u nhọt với các vấn đề như: trọng nam khinh nữ, chiến tranh loạn lạc, sự suy thoái của bộ máy quan lại, triều đình,…thì những vấn đề về giá trị nhân phẩm, đạo đức của con người cũng được phản ánh trong truyền kỳ, đặc biệt là qua motif người chung sống với hồn phách. Nguyễn Dữ đã nhận thức rất rõ ràng về thái độ biến chất của một bộ phận quan lại, nho sĩ trong xã hội lúc bấy giờ. Chẳng hạn như nhân vật sư Vô Kỷ đã mang danh là kẻ tu hành, nương nhờ cửa phật, ăn chay niệm phật. Thế nhưng, trong lòng thì lại tràn đầy tà dâm, hồng trần chưa dứt. Vì ham mê, đắm đuối trong mối tình với hồn ma nàng Hàn Than mà sư Vô Kỷ đã tìm đến cái chết để được đoàn tụ với nàng. Đây quả thật là một bài học thích đáng cho những kẻ miệng thì một lòng hướng thiện nhưng khi gặp nữ sắc thì lại bộc lộ rõ thói ham mê nữ sắc, để cho dục tính trỗi dậy mà hại chết thân mình.
Không chỉ có sư Vô Kỷ, nhân vật viên quan họ Hoàng trong Xương Giang yêu
quái lục (Truyền kỳ mạn lục), cũng xuất thân là quan lại triều đình, đang trên đường
đi lãnh chức. Thế nhưng, giữa lúc dừng nghỉ chân, họ Hoàng vô tình nghe được tiếng khóc ai oán từ xa vọng lại. Chàng bèn tìm hiểu, mới biết đó là tiếng than khóc