Các chấn thương qua thống kê thường gặp trong tập luyện và thi đấu bóng rổ, chúng xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau đây:
1. Do nhận thức không đầy đủ ý nghĩa của phòng chống chấn thương.
Do nhận thức và trình độ của người giảng dạy kém gây nên. Khi giảng dạy nếu để xảy ra chấn thương cho người tập thì trách nhiệm sẽ quy cho giáo viên giảng dạy ở những điểm sau:
1.1. Chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác phòng chống chấn thương, cho nên trong khi giảng dạy không chú ý nhắc nhở, giáo dục tầm quan trọng của công tác đề phòng, không dạy cho người học phương pháp bảo hiểm và tự bảo hiểm.
1.2. Không nắm được nguyên tắc huấn luyện và mối quan hệ của các nguyên tắc, trong giảng dạy yêu cầu người tập, tập với khối lượng lớn vượt quá sức chịu đựng của người tập.
1.3. Không nắm được các kiến thức cơ bản, cơ sở của khoa học TDTT. Đặc biệt là kiến thức y sinh, nên họ không hiểu được bộ phận cơ thể nào mâu thuẫn với yêu cầu kỹ thuật, không nắm dược tâm sinh lý của người tập, không nắm được những yêu cầu và điều kiện vệ sinh phục vụ cho tập luyện.
1.4. Do trình độ của người giảng dạy kém, khi sắp xếp nội dung tập luyện hoặc thi đấu có tác dụng chống đối lẫn nhau. Tổ chức giảng dạy học tập có khuyết điểm như phân tổ quá đông, nơi tập quá chật, địa điểm tập luyện không đảm bảo vệ sinh tập luyện.
1.5. Không nắm được mối quan hệ giữa thời tiết và cơ thể. Ví dụ: tập luyện về mùa hè do mất nhiều mồ hôi nên cơ thể chóng mệt mỏi, động tác không vững chắc còn về mùa lạnh tính ỳ sinh lý của cơ thể cao nên phải khởi động kỹ trước khi vào tập luyện, nếu không rất dễ xảy ra chấn thương.
Với sự ảnh hưởng của việc không nhận thức đầy đủ ý nghĩa của phòng chống chấn thương sẽ dẫn đến: không coi trọng giáo dục an toàn trong quá trình học tập và thi đấu, không tích cực sử dụng các loại biện pháp có hiệu quả đề phòng chấn thương. Đối với việc sau khi phát sinh chấn thương, không nắm và phân tích được quá trình dẫn đến chấn thương, không nắm nguyên nhân dẫn đến chấn thương, hỏi về nguyên nhân thường là không biết, không chịu khó và tích cực để tổng kết những bài học kinh nghiệm, dẫn đến sự cố chấn thương diễn ra liên tục. Vì cần phải cố gắng triển khai tuyên truyền giáo dục tính mục đích của TDTT, cố gắng quán triệt phương pháp phòng chống chấn thương là chính.
- Chủ yếu là do điều kiện sân bãi không đảm bảo theo yêu cầu tập luyện bị trơn trượt hoặc không bằng phẳng. Đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chấn thương khớp cổ chân và các khớp ở bàn chân mà ta thường gặp.
- Do điều kiện sân bãi tập luyện không đảm bảo vệ sinh tập luyện như: tập luyện ở những nơi quá chật hoặc quá đông người, không đủ ánh sáng, không khí ẩm thấp.
- Do dụng cụ tập luyện không đúng quy cách, cột và bảng rổ không đúng tiêu chuẩn, khoảng cách giữa đường biên và cột bảng rổ quá gần hoặc không có đệm đảm bảo an toàn trong tập luyện.
- Do trang phục tập luyện (quần áo, giày, tất) không đảm bảo cũng sẽ dẫn đến những chấn thương.
3. Do những tồn tại về mặt khởi động.
Không khởi động hoặc khởi động không đầy đủ, không chính xác, không khoa học là một trong những nguyên nhân dẫn đến chấn thương trong môn bóng rổ. Nhất là những chấn thương dãn cơ hoặc sai khớp, dãn dây chằng rất nhiều chấn thương có quan hệ với nguyên nhân khởi động này. Trong khởi động chủ yếu tồn tại các vấn đề sau:
3.1. Chưa khởi động hoặc không khởi động đầy đủ.
Nếu chưa khởi động hoặc không khởi động nó sẽ làm cho người tập không thể hiện được tính nhịp điệu và chức năng hệ thống thần kinh- cơ bắp thần kinh của các cơ quan nội tạng. Nó sẽ không thể tăng thêm việc cung cấp máu cho các tổ chức cơ được đầy đủ, không nâng được nhiệt độ cơ bắp và tăng tính đàn hồi và sức mạnh cơ bắp sẽ không thể có cho hoạt động tiết dịch nhờn vào khớp một cách thích hợp. Từ đó dẫn đến kết quả là mối liên hệ của phản xạ có điều kiện trong vận động chưa được hồi phục và tăng cường, cơ bắp cứng và không nhịp nhàng. Biên độ hoạt động và độ linh hoạt của khớp bị hạn chế .Vì vậy cơ hội phát sinh chấn thương thể thao hiển nhiên sẽ tăng lên.
3.2. Chưa kết hợp khởi động chung và khởi động chuyên môn
Trong quá trình khởi động thì thực hiện khởi động chung là chủ yếu mà không có đặc thù chuyên môn, không dựa vào tình hình thực tế của giáo án
giảng dạy, của nội dung tập luyện của giáo án. Do đó nó làm cho những phản xạ có điều kiện về kỹ xảo chuyên môn cần được phát huy lại chưa hồi phục và ổn định. Trong quá trình vận động, bộ phận đòi hỏi phải gánh tải nặng hoặc có yêu cầu đặc biệt thì các bộ phận cơ bắp đó chức năng lại chưa được cải thiện và thích nghi. Như vậy hiển nhiên cũng sẽ dẫn đến chấn thương thể thao.
3.3. Khởi động lượng vận động quá lớn.
Điều này sẽ làm cho người học khi vào học cơ thể ở trạng thái mệt mỏi vào trạng thái tiếp thu bài học kém thực hiện động tác không đúng, không chuẩn dẫn đến chấn thương thể thao .
3.4. Thời gian từ kết thúc khởi động đến tập luyện quá dài.
Khi người học bắt đầu tập luyện vận động chính thức, tác dụng của khởi động sớm đã bị hạ xuống hoặc mất đi. Nguyên nhân này thường gặp ở các trường hợp khi giáo viên khởi động xong làm mẫu, phân tích, giảng giải quá nhiều thời gian lúc vào học thì việc khởi động không có tác dụng nữa. Do vậy cũng rất dễ dẫn đến chấn thương.
3.5. Khởi động không tuân thủ theo nguyên tắc tập luyện.
Có một số người học khi khởi động đã bị chấn thương. Nguyên nhân chính phần lớn là quá nôn nóng, vội vã, khởi động hoặc mới bắt đầu tập có phụ tải cục bộ quá lớn. Do vậy cần nhấn mạnh coi trọng khởi động, làm tốt khởi động, khối lượng và nội dung khởi động nên dựa vào nội dung giảng dạy và tình hình tập luyện cũng như trạng thái chức năng cá nhân, tình hình thời tiết sân bãi.
Trong quá trình học tập và thi đấu bóng rổ cần phải xác định: - Nếu chưa khởi động thì không được phép tập luyện.
- Việc khởi động cần phải đầy đủ, tức là cần có khởi động chung và khởi động chuyên môn.
- Đối với bộ phận chịu tải lớn hoặc dễ chấn thương trong vận động chính thức, cần có nội dung để tăng cường hơn.
- Đối với các bộ phận đã từng bị chấn thương cần phải thận trọng và tỷ mỷ để làm tốt công tác chuẩn bị.
- Cần chú ý mối quan hệ giữa thời tiết và cơ thể khi khởi động. Nếu mùa hè nóng nên mất nhiều mồ hôi, cơ thể chóng mệt mỏi, khi khởi động cần chú ý tránh lượng khởi động quá lớn. Nếu mùa đông tính ỳ sinh lý của cơ thể cao nên phải khởi động kỹ, nếu không dễ xảy ra chấn thương.
4. Do trình độ thể lực không đảm bảo.
Chủ yếu là trình độ huấn luyện thể lực không đủ, sức mạnh cơ bắp cục bộ kém hoặc phát triển không cân bằng. Dây chằng khớp mỏng yếu hoặc tính ổn định của khớp kém mà dẫn đến chấn thương.
Do cơ thể mệt mỏi hoặc trạng thái chức năng cơ thể không tốt. Khi vận động thường thả lỏng, không tập trung chú ý rất dễ dẫn đến chấn thương.
5. Do không nắm vững được các yêu cầu cơ bản của kỹ thuật động tác
Trong quá trình tập luyện nếu không nắm vững được những yêu cầu cơ bản của kỹ thuật thì sẽ dẫn đến tập động tác sai, những bộ phận cơ thể có cấu trúc mẫu thuẫn với yêu cầu kỹ thuật, nếu tập luyện lặp đi lặp lại nhiều lần, với mật độ cao, đầu tiên những bộ phận mâu thuẫn xuất hiện vi thương, vi thương tích tụ lại làm cho bộ phận đó tổn thương và làm ảnh hưởng đến chất lượng động tác.
Nguyên nhân trên chỉ có thể nói là khả năng có thể xuất hiện vi thương. Nếu vi thương xuất hiện, cơ thể của chúng ta có chức năng bù đắp, bộ phận vi thương sẽ được hàn gắn, nếu vi thương chưa được hàn gắn lại tiếp tục bị tổn thương dần sẽ dẫn đến chấn thương. Nhưng nếu chúng ta thực hiện phân tán khối lượng, không để cho một bộ phận cơ thể hoạt động quá nhiều thì chấn thương do vi thương tích tụ gây nên sẽ không thể xảy ra.