Kỹ thuật dẫn bóng

Một phần của tài liệu Đề cương môn học Giáo dục thể chất 2 (Trang 30 - 32)

Tầm quan trọng của kỹ thuật dẫn bóng.

Dẫn bóng là một kỹ thuật không thể thiếu được trong thi đấu vì không phải bất cứ có bóng là ta có thể thực hiện động tác chuyền bóng hoặc ném rổ ngay được, lúc đó phải dẫn bóng để di chuyển tạo điều kiện thuận lợi tổ chức tấn công đối phương.

Dẫn bóng cho phép thoát khỏi sự kèm chặt của đối phương, chạy thoát ra từ dưới rổ sau khi giành được bóng và tổ chức phản công nhanh chóng, hỗ trợ cho đồng đội hay tự kết thúc, hay cuối cùng là đánh lạc hướng chú ý của đối phương đang kèm đồng đội của mình để sau đó chuyền bóng cho đồng đội.

Tuy nhiên không nên lạm dụng kỹ thuật dẫn bóng, để tránh làm giảm nhịp độ phản công nhanh và tránh làm rối loạn nhịp độ trận đấu.

2.3.1. Phân loại kỹ thuật dẫn bóng

Dẫn bóng

Cao tay Thấp tay

Nhìn bóng Không nhìn bóng Nhìn bóng Không nhìn bóng Dẫn thoát đối phương

Th ay đ ổi độ nả y Th ay đ ổi phương hướng Th ay đ ổi tố c độ Qu ay n gư ời đổi ta y

2.3.2. Kỹ thuật dẫn bóng tại chỗ và di chuyển * Đặc điểm sử dụng

Trong thi đấu bóng rổ, người ta thường sử dụng các kỹ thuật dẫn bóng (cao tay, thấp tay, tại chỗ và di chuyển) để thoát khỏi sự truy cản của đối phương. Trong dẫn bóng cần phải dẫn tốt cả 2 tay, khi dẫn bóng tốc độ dẫn bóng phụ thuộc trước hết vào độ cao bật lại của bóng từ mặt sân và góc nghiêng tạo thành đường bay của bóng khi chạm sân và hướng thẳng đứng từ mặt sân. Bóng bật lại càng cao và góc nghiêng càng nhỏ thì tốc độ di chuyển càng lớn. Khi bóng bật lại thấp và gần so với chiều thẳng đứng, người học dẫn bóng chậm và có thể thực hiện dẫn bóng tại chỗ.

* Phân tích kỹ thuật

+ TTCB hai gối khuỵu trọng tâm thấp, thân lao về trước và hơi nghiêng về phía có bóng, mắt qua sát trên sân, bàn tay xoè rộng tự nhiên, cánh tay, cổ tay và các ngón tay thả lỏng tự nhiên.

+ Khi dẫn lấy khuỷu tay làm trụ, bóng nảy lên ngang tới thắt lưng thì chủ động đưa tay đón bóng, dùng lực hoãn xung thông qua cổ tay rồi tới các ngón tay, trai tay và các phần lồi của bàn tay đưa lên theo bóng, sau đó dùng lực của cổ tay và các ngón tay miết bóng xuống đất.

+ Khi dẫn bóng cao tay tại chỗ điểm tiếp xúc tay trên bóng. Khi dẫn bóng di chuyển về trước điểm tiếp xúc tay về nửa sau của bóng, khi di chuyển thì điểm rơi của bóng bao giờ cũng phải ở phía trước, bên cạnh chân cùng bên tay dẫn, đồng thời phải lấy người yểm hộ cho bóng (Hình 15).

Hình 15

Những sai lầm thường mắc và phương pháp sửa chữa

Những sai lầm thường mắc Phương pháp sửa chữa

1. Khi dẫn bóng cổ tay quá cứng, tay tiếp xúc bóng không đúng vị trí

1. - Thả lỏng cổ tay tự nhiên khi dẫn bóng. - Tập đứng dẫn tại chỗ, dẫn bóng vào tường - Tập dẫn tay tiếp xúc vào nhiều vị trí trên quả bóng.

2. Khi dẫn bóng thường bị mất bóng.

2. Tập dẫn bóng bằng cả 2 tay, thân trên hơi quay về phía có bóng, dẫn bóng bằng tay xa người phòng thủ.

- Tập dẫn không nhìn bóng, mắt quan sát tình hình trên sân.

* Những điểm chú ý khi dẫn bóng:

+ Khi dẫn bóng, bóng nên ở hai bên người không nên ở phía trước mặt khi di chuyển.

+ Khi dẫn bóng không nên nhìn vào bóng mà mắt phải quan sát đồng đội và đối phương.

+ Khi dẫn bóng phải có ý thức bảo vệ bóng, tay không có bóng cần phải có ý thức ngăn cản đối phương vào phá cướp bóng.

Một phần của tài liệu Đề cương môn học Giáo dục thể chất 2 (Trang 30 - 32)