Thời gian thi đấu.

Một phần của tài liệu Đề cương môn học Giáo dục thể chất 2 (Trang 69 - 71)

V. CHIẾN THUẬT PHÒNG THỦ KÈM NGƯỜ

3. LUẬT THI ĐẤU.

3.1. Thời gian thi đấu.

- Mỗi một trận đấu bóng rổ bao gồm 4 hiệp mỗi hiệp 10 phút.

- Thời gian nghỉ giũa hiệp 1 và hiệp 2, hiệp 3 và hiệp 4, và trước mỗi hiệp phụ là 2 phút. Thời gian nghỉ giữa hiệp 2 và hiệp 3 là 15 phút.

- Nếu tỉ số điểm hòa nhau khi kết thúc thời gian thi đấu của 4 hiệp, trận đấu sẽ được tiếp tục bằng 1 hoặc nhiều hiệp phụ 5 phút để có kết quả thắng thua. Trong tất cả các hiệp phụ 2 đội sẽ tiếp tục thi đấu theo hướng rổ như hiệp thứ 3 và hiệp 4.

3.2.Nhảy tranh bóng và quyền sở hữu bóng luân phiên.

Nhảy tranh bóng là khi trọng tài tung bóng giữa cầu thủ của 2 bên.

* Các trường hợp nhảy tranh bóng:

- Khi bắt đầu hiệp thi đấu đầu tiên, trọng tài cho nhảy tranh bóng ở vòng tròn giữa sân.

- Hai bên cùng giữ bóng, khi có một hoặc nhiều đấu thủ của cả hai đội có một hoặc hai bàn tay giữ chặt bóng mà không đối thủ nào giành được.

- Khi bóng ra biên, trọng tài không xác định rõ ai là cầu thủ cuối cùng chạm bóng.

- Khi cả hai bên cùng phạm lỗi, khi không có đội nào giành quyền kiểm soát bóng và cũng không được quyền phát bóng biên

- Khi hai trọng tài đưa ra quyết định không đồng nhất. - Khi bóng sống kẹt tại bảng rổ.

* Các quy định khi nhảy tranh bóng:

- Trong khi nhảy tranh bóng hai đấu thủ nhảy tranh bóng sẽ đứng cả hai chân trong nửa vòng tròn gần rổ của đội mình với một chân gần tâm của đường thẳng ở giữa vòng tròn.

- Trọng tài đứng giữa hai đấu thủ tranh bóng, tung bóng lên theo đường thẳng đứng và cao hơn độ cao mà hai đấu thủ có thể nhảy tới.

- Bóng được chạm bởi một hoặc nhiều bàn tay của một hoặc hai người nhảy tranh bóng sau khi bóng lên điểm cao nhất.

- Các cầu thủ cùng đội không được chiếm vị trí liền kề nhau ở xung quanh vòng tròn nếu có một cầu thủ đối phương đứng chen vào 1 trong những vị trí đó.

- Không một cầu thủ nhảy tranh bóng nào được phép di chuyển khỏi vị trí trước khi bóng chạm đúng luật.

- Không cầu thủ tranh bóng nào được bắt bóng hay chạm bóng quá 2 lần cho đến khi bóng được chạm vào một cầu thủ không nhảy tranh bóng.

- Nếu bóng không được chạm bởi ít nhất 1 trong 2 cầu thủ nhảy tranh bóng, động tác nhảy tranh bóng sẽ được thực hiện lại.

* Những trường hợp phạm luật khi tiến hành nhảy tranh bóng:

+ Khi trọng tài tung bóng, bóng chưa lên đến điểm cao nhất mà VĐV đã chạm bóng.

+ Khi nhảy lên tranh bóng hất bóng quá 2 lần.

+ Nhảy tranh bóng dùng tay bắt bóng hoặc đấm bóng. + Khi nhảy tranh bóng có sự va chạm giữa 2 VĐV.

+ Khi nhảy tranh bóng cầu thủ nhảy tranh bóng có 1 bộ phận cơ thể chạm vạch.

* Xử lý: trọng tài sẽ trao bóng cho đối phương phát biên nơi gần xảy ra phạm luật nhất.

* Sở hữu luân phiên phát bóng:

- Trong tất cả các tình huống nhảy tranh bóng thì cả 2 đội đều có quyền sở hữu luân phiên tại nơi gần nhất với nơi xảy ra tình huống nhảy tranh bóng.

- Đội không giành được quyền kiểm soát bóng sống trên sân sau lần nhảy tranh bóng (bắt đầu hiệp 1) sẽ bắt đầu được quyền sở hữu luân phiên.

- Đội nhận được quyền sở hữu bóng luân phiên tiếp theo khi kết thúc bất kỳ hiệp đấu nào cũng sễ bắt đầu hiệp đấu tiếp theo bằng quả phát bóng tại đường giữa sân kéo dài, đối diện với bàn trọng tài.

* Hình thức tổ chức của trọng tài để xác định đội giành quyền sở hữu luân phiên phát bóng:

Khi nhảy tranh bóng đầu hiệp 1. Đội nào giành quyền khống chế được bóng thì thứ tự các lần phát bóng luân phiên sẽ đổi bên. Người theo dõi phát bóng luân phiên điều khiển bảng có mũi tên quay 1800 sang đội bị tấn công. Căn cứ vào mũi tên để xác định đội được quyền phát bóng luân phiên.

Một phần của tài liệu Đề cương môn học Giáo dục thể chất 2 (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)