V. CHIẾN THUẬT PHÒNG THỦ KÈM NGƯỜ
2.2. Phương pháp phòng thủ kèm người nửa sân
- Phối hợp bảo vệ là cách phối hợp thường dùng để phong thủ những đội có trình độ khá hoặc phòng thủ trung phong. Người đi bảo vệ vừa có nhiệm vụ kèm người mình được phân công vừa phải chú ý đến sự di chuyển của trung phong để cản và ngăn chặn không cho trung phong kết thúc ném rổ.
Khi cầu thủ đội tấn công có khả năng ném rổ chuẩn xác đã lướt qua được người phòng thủ, thì cầu thủ nào ở gần đó kèm đối thủ xa rổ phải đi bảo vệ không cho đối phương lướt qua rổ (hình 61).
- Phối hợp "khép cửa" là phương pháp đề phòng và ngăn chặn đối phương đột phá có hiệu quả. Khi phối hợp cần thực hiện những yêu cầu sau: Tốc độ 2 người khép cửa phải nhanh và lùi về sau một chút, khoảng cách giữa 2 người từ 30 - 40cm, khi phối hợp không được dùng động tác tay để chắn hoặc cản đối phương, sau khi đối chuyền bóng ra ngoài thì phải nhanh chóng về vị trí cũ (hình 62).
Hình 61 Hình 62
- Phối hợp đổi người là cách phối hợp khi đối phương tấn công bằng yểm hộ sau (hình 63) hoặc dẫn bóng yểm hộ (hình 64). Khi phối hợp đổi người cần chú ý, phải có tính hiệu để báo cho đồng đội và người phòng thủ ở phía sau chủ động.
Hình 63 Hình 64
- Phối hợp bù người là cách phối hợp thường 2, 3 người hỗ trợ nhau, khi một phòng thủ bị đối phương lướt qua thì đồng đội gần nhất sẽ tạm không kèm đấu thủ của mình để phòng thủ người uy hiếp rổ mạnh nhất gần đó (hình 65).
Hình 65
Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày các hình thức chiến thuật trong tấn công. 2. Trình bày các hình thức chiến thuật trong phòng thủ. 3. Trình bày một số hình thức chiến thuật tấn công cá nhân.
4. Trình bày một số hình thức chiến thuật phòng thủ cá nhân. 5. Trình bày một số hình thức chiến thuật tấn công tập thể. 6. Trình bày một số hình thức chiến thuật phòng thủ tập thể.
Tài liệu tham khảo
1. Những bài tập kỹ chiến thuật bóng rổ - Đinh Can, Đỗ Mộng Ngọc - NXB TDTT 1982.
2. Huấn luyện bóng rổ hiện đại - Hiệp hội HLV bóng rổ thế giới WABC – NXB TDTT 2001.
3. Huấn luyện đội bóng rổ - BEVERL BRETON CARROLL – Biên dịch: Nhân Văn - Nhà xuất bản giao thông vận tải – 2006.
CHƯƠNG 4