CHIẾN THUẬT TẤN CÔNG QUA TRUNG PHONG

Một phần của tài liệu Đề cương môn học Giáo dục thể chất 2 (Trang 59 - 61)

Chiến thuật tấn công qua trung phong là dựa vào vai trò chủ đạo của trung phong là người đứng ở vị trí quay lưng vào rổ, mặt quay về phía đồng đội của mình để trong bất kỳ thời gian nào cũng có khả năng nhận bóng. Trung phong là trụ cột của khâu chuẩn bị tấn công, các vị trí còn lại vừa duy trì những hoạt động phối hợp ăn ý tích cực với nhau, vừa cố gắng chuyền bóng cho trung phong ở vị trí thích hợp. Trung phong không có bóng phối hợp với các tiền phong và hậu vệ vừa sử dụng cản người vừa di động cản người, tham gia tấn công và cướp bóng dưới rổ.

1. NGUYÊN TẮC CỦA TẤN CÔNG QUA TRUNG PHONG

- Luôn luôn tìm hiểu đội hình phòng thủ của đối phương để phát hiện điểm yếu trong đội hình phòng thủ. Đồng thời tập trung ưu điểm của cả đội, tấn công vào điểm yếu của đối phương.

- Vận dụng ném rổ ở cự ly xa và trung bình là biện pháp lợi hại nhất của chiến thuật tấn công qua trung phong làm cho đội hình phòng thủ phải giãn rộng, tạo cơ hội đột phá hoặc đột nhập vào khu dưới rổ của đối phương.

- Dùng hình thức chuyền bóng nhanh kín làm cho người phòng thủ luôn luôn theo bóng, bị tiêu hao thể lực sẽ có cơ hội ném rổ ở khoảng trống hoặc có thể chuyền bóng vào giữa 2 người phòng thủ. Khi chuyền bóng cần tập trung phòng thủ sang một bên. Tạo thuận lợi cho bên kia dễ dàng ném rổ.

- Tạo nên thế nhiều người tấn công ít người trong một khu vực nào đó. - Đối với người tấn công không có bóng cần chú ý: Xiết không bóng, di động lướt biên ngang, thọc sườn.

- Sử dụng yểm hộ, sách ứng để đột phá ném rổ. Những hình thức tấn công thông qua trung phong:

- Tấn công với đội hình chiến thuật thông qua trung phong 1- 3- 1 dùng để tấn công phá những đội hình phòng thủ liên phòng 2- 1- 2; 2- 3; 3- 2; 1- 3- 1.

- Tấn công với đội hình chiến thuật thông qua trung phong 3- 2 dùng để tấn công phá những đội hình phòng thủ liên phòng 2- 1- 2.

- Tấn công với đội hình chiến thuật thông qua trung phong 2- 1- 2 dùng để tấn công phá những đội hình phòng thủ liên phòng 2- 1- 2.

Trong đó hình thức tấn công bằng đội hình 1- 3- 1 là hình thức được dùng nhiều và có hiệu quả nhất, khi đối phương hình thức phòng thủ 2- 1- 2.

2. PHƯƠNG PHÁP TẤN CÔNG THEO ĐỘI HÌNH 1- 3- 1

2.1. Cách bố trí cầu thủ khi tấn công ( hình 43)

- Hậu vệ số 4 đứng chính giữa.

- Tiền phong số 5 và hậu vệ số 6 đứng 2 bên, giữa 2 người phòng thủ. - Trung phong số 7 đứng ở khu “ đầu chai”.

- Tiền phong số 8 đứng ở dưới rổ.

Hình 43 5 4 8 6 7

2.2. Đường lối tấn công

- Ba cầu thủ số 4, 5, 6 bên tấn công đứng vào những vị trí yếu của đối phương, số 5, 6 đứng lệch hàng để gây khó khăn cho phòng thủ. Số 4, số 6 chuyền bóng cho nhau nhằm tìm cơ hội ném rổ, thu hút sự tập trung của đối phương sang một bên rồi chuyền cho số 5 kết thúc ném rổ ( hình 54).

- Nếu số 5, 6 ném rổ chính xác, buộc 2 tiền phong của đội phòng thủ dãn ra thì số 4 chuyền bóng cho trung phong số 7 kết thúc ném rổ (hình 55).

Hình 54 Hình 55

2.3. Những điểm cần chú ý

- Cần cố gắng phát hiện nhanh sơ hở của đội hình phòng thủ đối phương, đồng thời phải phát hiện được khu yếu nhất của đối phương.

- Tấn công phải có sự phối hợp ăn ý, hiểu nhau và phát huy sở trường toàn đội.

- Chọn và xác định khu vực tấn công tốt, tạo nên thế nhiều tấn công ít người.

- Mạnh dạn ném rổ ở cự ly trung bình và xa, đột phá và tạo điều kiện cho trung phong hoạt động dưới rổ.

Một phần của tài liệu Đề cương môn học Giáo dục thể chất 2 (Trang 59 - 61)