KỸ THUẬT DI CHUYỂN

Một phần của tài liệu Đề cương môn học Giáo dục thể chất 2 (Trang 47 - 49)

II. KỸ THUẬT PHÒNG THỦ

1. KỸ THUẬT DI CHUYỂN

Tính chất và đặc điểm các phương pháp di chuyển của người phòng thủ trên sân được quy định bởi tình huống cụ thể và mục đích của đấu thủ nhằm thực hiện các động tác phòng thủ cá nhân một cách tích cực, độc lập và phối hợp với đồng đội.

1.1. Tư thế cơ bản

1.1.1. Tư thế đứng chân trước chân sau

Ở tư thế này khoảng cách 2 chân rộng bằng vai, 2 gối khuỵu, 2 gót chân hơi kiễng, thân trên hơi ngả về trước, trọng tâm ở giữa 2 chân. Tay cùng bên với chân trước giơ lên cao, tay kia dang ngang sang bên cạnh (hình 27).

+ Ưu điểm: Dễ di chuyển trước sau. Diện quan sát rộng

+ Nhược điểm: Di động sang trái, sang phải chậm. Diện đứng phòng thủ hẹp

Hình 27: Tư thế đứng phòng

thủ chân trước, chân sau Hình 28: Tư thế phòng thủ thấp, 2 chân đứng song song

1.1.2. Tư thế đứng chân trước chân sau

Hai chân đứng song song, tách rộng hơn vai, 2 gối khuỵu, 2 gót hơi kiễng thân trên hơi ngả về trước. Trọng tâm dồn vào giữa 2 chân (hình 28).

+ Ưu điểm: Di động sang 2 bên nhanh, diện phòng thủ lớn. + Nhược điểm: Di động trước sau và bật nhảy chậm.

Hướng và tính chất di chuyển của người phòng thủ thông thường phụ thuộc vào những động tác của người tấn công. Bởi vậy người phòng thủ cần luôn giữ tư thế thăng bằng và sẵn sàng di chuyển theo bất kỳ hướng nào.

Các phương pháp chạy, chạy biến tốc, chạy lùi, dừng, nhảy được người phòng thủ sử dụng như đã mô tả ở trên, cũng được sử dụng trong tấn công. Tuy nhiên trong một loạt trường hợp cũng có sự khác biệt so với người tấn công, người phòng thủ ở đây cần phải di động trên hai chân hơi khuỵu bằng các bước nối tiếp gọi là các bước trượt. Bao gồm 3 loại: trượt ngang, trượt tiến, trượt lùi.

1.2. 1. Trượt ngang

Bắt đầu tư tư thế hai chân đứng song song, hai đầu gối khuỵu, than người hạ thấp, mắt quan sát đối phương.

Khi di chuyển sang trái, dùng sức của má trong bàn chân phải đạp đất, tiếp đó chân trái di chuyển về phía bên trái. Khi bàn chân trái vừa chạm đất trọng tâm chuyển sang chân trái, đồng thời chân phải nhanh chóng di chuyển theo sang bên trái, tay để tự nhiên, thân người giữ ở tư thế ban đầu. Nếu tiếp tục di chuyển sang trái hai chân sẽ trượt liên tục như trên.

Hình 29: Các bước trượt ngang, tiến, lùi

1.2.2. Trượt tiến

Sử dụng khi đối phương có bóng ở khoảng cách gần hoặc khi họ dẫn bóng lên, người phòng thủ dùng bước trượt về trước để nhanh chóng lên sát đối phương. Khi trượt về trước dùng má trong của bàn chân sau xoay chếch đạp đất,

chân trước nhấc khỏi mặt đất bước về trước. Khi chân trước vừa chạm đất, chân sau kéo trượt theo ngay và cứ thế 2 chân lần lượt về trước. Hai tay kết hợp nhịp nhàng với 2 chân, tay của chân trước luôn giơ cao trước mặt, tay kia dang ngang.

1.2.3. Trượt lùi

Sử dụng khi đối phương không có bóng hoặc dẫn bóng di chuyển ngược với hướng của người phòng thủ. Khi trượt về sau, dùng lực của nửa bàn chân trước đạp đất, chân sau xoáy chếch khỏi mặt đất bước lùi về phía sau, khi chân sau vừa chạm đất, chân trước bước trượt lùi theo ngay và cứ thế hai chân lần lượt trượt về sau.

Những sai lầm thường mắc và phương pháp sửa chữa

Những sai lầm thường mắc Phương pháp sửa chữa

1. Tốc độ trượt chậm, thân người không thăng bằng.

1. Tập tại chỗ cách đạp chân về các hướng khác nhau, thân người luôn hạ thấp, không nhấp nhô, bàn chân trượt không nhấc cao.

2. Khi chuyển hướng các bước trượt chậm.

2. Tập tốc độ chậm dể di chuyển các bước trượt, tập người tấn công di chuyển về các hướng khác nhau để người phòng thủ trượt theo.

3. Phối hợp tay chân không nhịp nhàng.

3. Khi tập chân đã thành thạo với các bước trượt thì tập phối hợp với tay.

- Trượt ngang về bên nào tay bên đó hạ thấp

- Trượt tiến, lùi thì tay nào cùng bên với chân phía trước giơ lên cao, tay cùng bên với chân sau dang ngang

Một phần của tài liệu Đề cương môn học Giáo dục thể chất 2 (Trang 47 - 49)