Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính

Một phần của tài liệu 20201104_160815_NOIDUNGLA_TDTHAI (Trang 100 - 101)

a. Tính đơn hướng

2.2.4.7. Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính

Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) là một phương pháp thống kê sử dụng các loại mô hình khác nhau để mô tả mối quan hệ giữa các biến quan sát tiềm ẩn với mục tiêu cơ bản nhằm cung cấp kiểm định định lượng cho mô hình lý thuyết. Mô hình SEM cho phép mô hình hóa và kiểm định đồng thời các hiện tượng phức tạp, vì vậy trở thành một phương pháp phù hợp cho việc khẳng định (hoặc không khẳng định) một mô hình lý thuyết trên quan điểm định lượng [19].

Các khái niệm nghiên cứu trong mô hình lý thuyết đều là các biến tiềm ẩn nên việc chọn lựa mô hình cấu trúc tuyến tính làm công cụ kiểm định các giả thuyết nghiên cứu là hợp lý. Một số ưu điểm của mô hình SEM: SEM sử dụng phương pháp ước lượng thông tin đầy đủ, phân tích đồng thời biến tiềm ẩn, biến quan sát và sai số đo lường trong cùng một mô hình. Chức năng tương tác được kèm vào trong mô hình SEM nên có thể kiểm định các ảnh hưởng chính lẫn ảnh hưởng tương tác

giữa các biến số. Phương pháp hàm hợp lý cực đại (Maximum Likelihood) được sử

dụng để ước lượng các tham số trong mô hình nghiên cứu nếu dữ liệu có phân phối

chuẩn. Phương pháp Boostrapping được sử dụng để kiểm định độ ổn định của các

tham số trong mô hình. Phần mềm thống kê SPSS 20.0 và AMOS 20.0 được sử dụng để hỗ trợ quá trình phân tích.

Tóm tắt chương 2

Phần đầu chương 2 giới thiệu khái quát địa bàn nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu được trình bày chi tiết ở chương này. Khung phân tích phát thảo các bước tiến hành nghiên cứu. Nghiên cứu sơ bộ tập trung vào việc hoàn thiện đo lường các khái niệm nghiên cứu, xây dựng bảng khảo sát, khảo sát và phân tích dữ liệu sơ bộ. Trên cơ sở nghiên cứu sơ bộ, hoàn thiện bảng khảo sát chính thức. Chương này trình bày cụ thể các phương pháp phân tích để đánh giá độ tin cậy thang đo hệ số Cronbach’s Apha, kiểm định giá trị thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá, kiểm định độ tin cậy tổng hợp, tổng phương sai trích, độ phù hợp tổng quát của các thang đo trong mô hình lý thuyết bằng phân tích nhân tố khẳng định, kiểm định các giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình cấu trúc tuyến tính.

CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH

NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chương 1 đã trình bày cơ cở lý thuyết, đề xuất khung lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Chương 2, thiết kế thang đo lường các khái niệm, trên cơ sở đó tiến hành nghiên cứu sơ bộ để đánh giá độ tin cậy, giá trị hội tụ của các thang đo. Chương 3 tập trung các nội dung: thiết kế nghiên cứu chính thức, kiểm định độ tin cậy thang đo, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt bằng EFA và CFA, kết quả phân tích bằng CFA sẽ được sử dụng để kiểm định các giả thuyết trong mô hình lý thuyết bằng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM).

Một phần của tài liệu 20201104_160815_NOIDUNGLA_TDTHAI (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w