Phân tích vai trò điều tiết của cường độ cạnh tranh

Một phần của tài liệu 20201104_160815_NOIDUNGLA_TDTHAI (Trang 129)

a. Tính đơn hướng

3.5.5. Phân tích vai trò điều tiết của cường độ cạnh tranh

3.5.5.1. Chuyển đổi dữ liệu và tiêu chí phân tích

Mục tiêu phân tích cường độ cạnh tranh với vai trò biến điều tiết là nhằm khám phá mức độ cạnh tranh mạnh và yếu tác động đến các biến số trong mô hình có sự khác biệt hay không. Một số thao tác chuyển đổi dữ liệu được thực hiện như sau:

+ Cường độ cạnh tranh đo lường theo thang đo quãng 5 mức độ của Likert, được chuyển đổi thành thang đo định danh theo trung vị: 1 (điểm số từ 1 đến 3) là cường độ cạnh tranh thấp và 2 (lớn hơn 3 đến 5) là cường độ cạnh tranh cao [127]. Thang đo gồm 5 biến quan sát (C.43, C.44, C.45, C.46, C.47), biến C.44 bị loại, bốn biến còn lại được biến đổi lại thành biến trung bình (đặt tên CD). Trung vị sẽ được sử dụng để phân nhóm (thành biến DANHOM) và phân tích theo biến này.

+ Sử dụng phương pháp phân tích cấu trúc đa nhóm (multiple-group) để kiểm định

sự khác biệt giữa nhóm cường độ cạnh tranh thấp và cạnh tranh cao. Phương pháp

này sẽ phân thành hai mô hình: bất biến (invariance) và khả biến (non-invariance).

Trong mô hình bất biến, mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu được ràng buộc có giá trị như nhau cho hai nhóm, hàm ý mối quan hệ giữa các yếu tố trong hai nhóm là như nhau. Đối với mô hình khả biến, các tham số ước lượng trong mô hình giữa hai nhóm không bị ràng buộc. Giá trị Chi-Square và bậc tự do giữa 2 mô hình sẽ được sử dụng để đánh giá sự khác biệt về mặt thống kê. Nếu kiểm định Chi-Square cho thấy giữa mô hình bất biến và mô hình khả biến không có sự khác biệt (P-Value > 0,05) thì chọn mô hình bất biến (có bậc tự do cao hơn). Ngược lại, nếu sự khác biệt Chi-Square là có ý nghĩa (P-Value < 0,05) thì chọn mô hình khả biến để giải thích kết quả [19], [22].

3.5.5.2. Kiểm định mô hình bất biến đo lường

Trước khi kiểm định phương sai bất biến cho mô hình nhân quả (SEM) cần thực hiện kiểm định tính bất biến cho mô hình đo lường (CFA). Mô hình CFA tới hạn ở Hình 3.6 được sử dụng để kiểm định. Kết quả kiểm định được trình bày ở phụ lục (PL-07-05.03). Bảng 3.19 trình bày kết quả kiểm định sự khác biệt giữa hai mô hình CFA tới hạn, mô hình bất biến và mô hình khả biến. Các chỉ số đo lường độ phù hợp tổng quát của hai mô hình trong giới hạn.

Bảng 3.19. Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa hai mô hình CFA

Mô hình Chi-Square df P-Value

- Mô hình CFA bất biến 2342,72 1107

- Mô hình CFA khả biến 2216,03 1048

Chênh lệch 126,69 59 0,0001

Nguồn: “Tổng hợp từ phân tích của tác giả” Ghi chú: P-Value = CHISQ.DIST(126,69; 59; 2)

Kết quả Bảng 3.19 cho thấy hai mô hình có sự khác biệt có ý nghĩa, mô hình CFA khả biến được chọn. Hàm ý có sự khác biệt trong mô hình đo lường phân theo cường độ cạnh tranh mạnh và yếu. Trên cơ sở này, phần tiếp theo kiểm định sự khác biệt giữa hai nhóm cho mô hình cấu trúc.

3.5.5.3. Kiểm định mô hình bất biến nhân quả

Quy ước ràng buộc cho mô hình bất biến:

- Các đường dẫn (ngoại trừ NT) chỉ vào động lực bên trong (DLBT) đặt ký hiệu . - Các đường dẫn (ngoại trừ NT) chỉ vào động lực bên ngoài (DLBN) đặt ký hiệu . - Các đường dẫn chỉ vào niềm tin (NT) đặt ký hiệu .

- Các đường dẫn từ NT chỉ vào DLBT và DLBN đặt ký hiệu .

Trong đó: i là các biến ảnh hưởng có ý nghĩa với biến nội sinh tương ứng.

Hình 3.10. Cường độ cạnh tranh – Mô hình khả biến

Sau khi sử dụng kỹ thuật phân tách thành 2 nhóm, kết quả nhóm cường độ cạnh tranh yếu có 273 quan sát và cường độ cạnh tranh mạnh có 725 quan sát (xem phụ lục: PL-07-05.03). Mặc dù có sự chênh lệch giữa 2 nhóm; tuy nhiên, nhóm cường độ cạnh tranh yếu vẫn đáp ứng được yêu cầu số quan sát tối thiểu để phân tích theo quy tắc kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu. Cụ thể, số biến quan sát còn lại trong mô hình là 35, số biến tối thiểu cần cho phân tích 35*5 = 175 < 273 là số biến quan sát của nhóm cường độ cạnh tranh yếu. Như vậy, mẫu nghiên cứu đáp ứng điều kiện để phân tích đa nhóm. Kết quả phân tích mô hình khả biến trình bày ở Hình 3.10, kết quả chi tiết trình bày ở phụ lục (PL-07-05.03).

Từ kết quả phân tích 2 mô hình, thực hiện kiểm định sự khác biệt nhằm lựa chọn mô hình để giải thích kết quả. Bảng 3.20 trình bày kết quả kiểm định.

Bảng 3.20. Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa hai mô hình

Mô hình Chi-Square df P-Value

- Mô hình SEM bất biến 2626,358 1073

- Mô hình SEM khả biến 2615,027 1058

Chênh lệch 11,331 15 0,0001

Nguồn: “Tổng hợp từ phân tích của tác giả” Ghi chú: P-Value = CHISQ.DIST(11,33; 15; 2)

Giả thuyết kiểm định: 0: Không có sự khác biệt giá trị Chi-Square giữa hai mô hình

1: Có sự khác biệt giá trị Chi-Square giữa hai mô hình

Kết quả kiểm định ở Bảng 3.20 kết luận có sự khác biệt về giá trị Chi-Square giữa mô hình bất biến và mô hình khả biến (p-value < 0,05). Cho thấy, cường độ cạnh tranh mạnh có sự tác động đến các mối quan hệ trong mô hình khác với cường độ cạnh tranh yếu. Do đó, sử dụng mô hình khả biến để giải thích kết quả. Bảng 3.21 tổng hợp kết quả phân tích mô hình khả biến.

Bảng 3.21. Kết quả phân tích đa nhóm – Mô hình khả biến

Cường độ cạnh tranh mạnh

Mối quan hệ giả thuyết Trọng số S.E C.R P

1 Sự hỗ trợ Động lực bên trong 0,195 0,043 4,564 ***

(0,205)

1 Sự hỗ trợ Động lực bên ngoài 0,153 0,041 3,715 ***

(0,180)

2 Sự đổi mới Động lực bên ngoài -0,071 0,034 -2,092 0,036

(-0,081)

4 Định hướng hiệu suất Động lực bên trong 0,196 0,053 3,704 ***

(0,186)

4 Định hướng hiệu suất Động lực bên ngoài 0,182 0,051 3,561 ***

(0,193)

5 Sự ổn định Động lực bên trong 0,095 0,040 2,367 0,018

(0,193)

5 Sự ổn định Động lực bên ngoài 0,095 0,038 2.515 0,012

(0,117)

6 Yếu tố lợi ích Động lực bên trong 0,068 0,035 1,940 0,052

(0,083)

6 Yếu tố lợi ích Động lực bên ngoài 0,097 0,034 2,893 0,004

(0,132)

7 Trách nhiệm xã hội Động lực bên trong 0,115 0,038 3,030 0,002

(0,122)

Sự hỗ trợ Niềm tin 0,099 0,035 2,821 0,005

(0,127)

Sự ổn định Niềm tin 0,104 0,036 2,873 0,004

(0,140)

Yếu tố lợi ích Niềm tin 0,085 0,031 2,719 0,007

(0,128)

Niềm tin Động lực bên trong 0,202 0,045 4,523 ***

(0,165)

Niềm tin Động lực bên ngoài 0,263 0,044 5,939 ***

(0,240)

Cường độ cạnh tranh yếu

Mối quan hệ giả thuyết Trọng số S.E C.R P

1 Sự hỗ trợ Động lực bên trong 0,185 0,049 3,797 ***

(0,195)

1 Sự hỗ trợ Động lực bên ngoài 0,131 0,046 2,879 0,004

(0,157)

2 Sự đổi mới Động lực bên ngoài -0,097 0,040 -2,438 0,015

(-0,112)

4 Định hướng hiệu suất Động lực bên trong 0,242 0,060 4,039 ***

(0,230)

4 Định hướng hiệu suất Động lực bên ngoài 0,172 0,057 3,032 0,002

(0,186)

5 Sự ổn định Động lực bên trong 0,091 0,050 1,813 0,070

(0,099)

5 Sự ổn định Động lực bên ngoài 0,105 0,046 2,261 0,024

(0,129)

6 Yếu tố lợi ích Động lực bên trong 0,076 0,045 1.662 0,097

(0,088)

6 Yếu tố lợi ích Động lực bên ngoài 0,127 0,043 2,974 0,003

(0,167)

7 Trách nhiệm xã hội Động lực bên trong 0,104 0,047 2,217 0,027

(0,109)

Sự hỗ trợ Niềm tin 0,051 0,036 1,408 0,159

(0,078)

Sự ổn định Niềm tin 0,063 0,039 1,614 0,107

(0,100)

Yếu tố lợi ích Niềm tin 0,017 0,035 0,495 0,620

(0,029)

Niềm tin Động lực bên trong 0,198 0,062 3,200 0,001

(0,136)

Niềm tin Động lực bên ngoài 0,267 0,061 4,418 ***

(0,208)

Nguồn: “Tổng hợp từ phân tích của tác giả”

Ghi chú: Trong ngoặc đơn trình bày trọng số hồi quy chuẩn hóa Trong mô hình khả

biến, các tham số trong từng nhóm tự do biến thiên. Kết quả phân tích cho thấy sự tác động của cường độ cạnh tranh mạnh và yếu đến các yếu tố trong mô hình có những điểm khác biệt cơ bản. Trong mô hình cường độ cạnh tranh yếu, mối quan hệ giữa 3 yếu tố: sự hỗ trợ, sự ổn định, yếu tố lợi ích với biến niềm tin vào doanh nghiệp không có ý nghĩa thống kê. Trong mô hình cường độ cạnh tranh mạnh, mối quan hệ của chúng rất có ý nghĩa. Điều này hàm ý, trong môi trường cạnh tranh càng cao thì yếu tố niềm tin càng trở nên quan trọng trong việc gắn kết mối quan hệ giữa người lao động với doanh nghiệp. Độ lớn tác động của các mối quan hệ giữa 2 mô hình có sự khác biệt. Trong tình huống cường độ cạnh tranh mạnh, sự hỗ trợ tác động rất mạnh đến động lực làm việc bên trong và bên ngoài so với cường độ cạnh tranh yếu. Sự hỗ trợ tăng 1 điểm bình quân trong mô hình cường độ cạnh tranh mạnh làm tăng 0,205 độ lệch chuẩn so với 0,195 trong trường hợp cạnh tranh yếu. Mối quan hệ của yếu tố này với động lực làm việc bên ngoài cũng trong xu hướng tương tự. Niềm tin vào doanh nghiệp trong cả 2 mô hình đều tác động có ý nghĩa đến động lực làm việc bên trong và bên ngoài, độ lớn tác động cũng thuộc nhóm mạnh nhất trong mô hình.

Bảng 3.22. Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết

Giả thuyết Nội dung Kết luận

1 Sự hỗ trợ trong doanh nghiệp ảnh hưởng cùng chiều đến Chấp nhận động lực làm việc bên trong

1 Sự hỗ trợ trong doanh nghiệp ảnh hưởng cùng chiều đến Chấp nhận động lực làm việc bên ngoài

1 1 Niềm tin vào doanh nghiệp đóng vai trò trung gian ảnh Chấp nhận hưởng của sự hỗ trợ đến động lực làm việc bên trong

1 2 Niềm tin vào doanh nghiệp đóng vai trò trung gian ảnh Chấp nhận hưởng của sự hỗ trợ đến động lực làm việc bên ngoài

2 Sự đổi mới trong doanh nghiệp ảnh hưởng cùng chiều đến Không chấp

động lực làm việc bên trong nhận

2 Sự đổi mới trong doanh nghiệp ảnh hưởng cùng chiều đến Không chấp

động lực làm việc bên ngoài nhận

2 1 Niềm tin vào doanh nghiệp đóng vai trò trung gian ảnh Không chấp hưởng của sự đổi mới đến động lực làm việc bên trong nhận

2 2 Niềm tin vào doanh nghiệp đóng vai trò trung gian ảnh Không chấp hưởng của sự đổi mới đến động lực làm việc bên ngoài nhận

3 Sự cạnh tranh trong doanh nghiệp ảnh hưởng cùng chiều Không đủ

đến động lực làm việc bên trong điều kiện

Giả thuyết Nội dung Kết luận

đến động lực làm việc bên ngoài điều kiện

3 1 Niềm tin vào doanh nghiệp đóng vai trò trung gian ảnh Không đủ hưởng của sự cạnh tranh đến động lực làm việc bên trong điều kiện

3 2 Niềm tin vào doanh nghiệp đóng vai trò trung gian ảnh Không đủ hưởng của sự cạnh tranh đến động lực làm việc bên ngoài điều kiện

4 Định hướng hiệu suất ảnh hưởng cùng chiều đến động lực Chấp nhận làm việc bên trong

4 Định hướng hiệu suất ảnh hưởng cùng chiều đến động lực Chấp nhận làm việc bên ngoài

4 1 Niềm tin vào DN đóng vai trò trung gian ảnh hưởng của Không chấp định hướng hiệu suất đến động lực làm việc bên trong nhận

4 2 Niềm tin vào DN đóng vai trò trung gian ảnh hưởng của Không chấp định hướng hiệu suất đến động lực làm việc bên ngoài nhận

5 Sự ổn định ảnh hưởng cùng chiều đến động lực làm việc Chấp nhận bên trong

5 Sự ổn định ảnh hưởng cùng chiều đến động lực làm việc Chấp nhận bên ngoài

5 1 Niềm tin vào doanh nghiệp đóng vai trò trung gian ảnh Chấp nhận hưởng của sự ổn định đến động lực làm việc bên trong

5 2 Niềm tin vào doanh nghiệp đóng vai trò trung gian ảnh Chấp nhận hưởng của sự ổn định đến động lực làm việc bên ngoài

6 Yếu tố lợi ích ảnh hưởng cùng chiều đến động lực làm Chấp nhận việc bên trong

6 Yếu tố lợi ích ảnh hưởng cùng chiều đến động lực làm Chấp nhận việc bên ngoài

6 1 Niềm tin vào doanh nghiệp đóng vai trò trung gian ảnh Chấp nhận hưởng của yếu tố lợi ích đến động lực làm việc bên trong

6 2 Niềm tin vào doanh nghiệp đóng vai trò trung gian ảnh Chấp nhận hưởng của yếu tố lợi ích đến động lực làm việc bên ngoài

7 Trách nhiệm xã hội ảnh hưởng cùng chiều đến động lực Chấp nhận làm việc bên trong của nhân viên

7 Trách nhiệm xã hội ảnh hưởng cùng chiều đến động lực Không chấp

làm việc bên ngoài của nhân viên nhận

7 1 Niềm tin vào DN đóng vai trò trung gian ảnh hưởng của Không chấp

trách nhiệm xã hội đến động lực làm việc bên trong nhận

7 2 Niềm tin vào DN đóng vai trò trung gian ảnh hưởng của Không chấp

trách nhiệm xã hội đến động lực làm việc bên ngoài nhận

8

Cường độ cạnh tranh mạnh và yếu có sự tác động khác Chấp nhận biệt đến các mối quan hệ trong mô hình nghiên cứu

Nguồn: “Tổng hợp kết quả phân tích của tác giả”

Kết quả kiểm định trình bày ở Bảng 3.22. Tổng cộng có 29 giả thuyết nghiên cứu, kết quả có 16 giả thuyết được chấp nhận, 4 giả thuyết không đủ điều kiện để kết luận, và 9 giả thuyết không được chấp nhận. Trong đó, sự hỗ trợ, sự ổn định, yếu tố lợi ích có ảnh hưởng mạnh nhất trong mô hình, các mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp qua

niềm tin vào doanh nghiệp đều có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Định hướng hiệu suất ảnh hưởng trực tiếp có ý nghĩa thống kê đến động lực làm việc cả bên trong và bên ngoài, nhưng không có mối quan hệ trung gian với niềm tin vào doanh nghiệp.

3.6. Thảo luận kết quả

Văn hóa doanh nghiệp và động lực làm việc là hai lĩnh vực nghiên cứu tương đối độc lập. Tuy nhiên, trong thực tiễn quản trị doanh nghiệp, hai yếu tố này lại có mối liên hệ chặt chẽ. Một trong những mục tiêu quan trọng của các nhà quản trị khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp là nhằm sử dụng chúng như hệ thống công cụ quản trị mềm để phát huy cao nhất hiệu quả nguồn nhân lực của mình, động viên họ làm việc một cách tự giác, tự nguyện với động lực cao. Kết quả nghiên cứu đã góp phần khẳng định thêm cho hướng nghiên cứu này cũng như khả năng ứng dụng của chúng trong môi trường kinh doanh thực tiễn của Việt Nam. Tuy nhiên, mối quan hệ ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến động lực làm việc khá phức tạp, đa chiều nên cần xem xét trên nhiều góc độ khác nhau. Trong phạm vi luận án, với hướng tiếp cận định lượng, một số vấn đề thảo luận được đưa ra trên cơ sở kết quả nghiên cứu như sau.

3.6.1. Định hướng và hiệu quả của văn hóa doanh nghiệp

Kết quả nghiên cứu cho thấy văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng đến động lực làm việc, mặc dù một số yếu tố đại diện cho văn hóa doanh nghiệp như sự cạnh tranh, sự đổi mới không có ý nghĩa trong mô hình như kỳ vọng ban đầu; tuy nhiên, những vấn đề này có thể là câu hỏi gợi mở cho các nghiên cứu sâu hơn để tìm hiểu hệ giá trị có tính phổ quát thuộc văn hóa doanh nghiệp trong môi trường Việt Nam. Những yếu tố có ý nghĩa thống kê trong mô hình như: sự hỗ trợ, định hướng hiệu suất, sự ổn định, yếu tố lợi ích, trách nhiệm xã hội, đặc biệt là yếu tố niềm tin vào doanh nghiệp với vai trò trung gian là những đại diện hợp lý về mặt nội dung cho văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp khá trừu tượng, phụ thuộc và bị chi phối bởi yếu tố môi trường đa dạng cũng như sự chủ quan khi định hướng xây dựng của doanh nghiệp, nên không thể có một mô hình văn hóa chung cho các doanh nghiệp. Nhưng cũng không hàm ý rằng doanh nghiệp có thể tùy tiện khi xây dựng nền văn hóa cho doanh nghiệp mà cần

Một phần của tài liệu 20201104_160815_NOIDUNGLA_TDTHAI (Trang 129)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w