Định hướng hiệu suất

Một phần của tài liệu 20201104_160815_NOIDUNGLA_TDTHAI (Trang 138 - 139)

a. Tính đơn hướng

3.6.4. Định hướng hiệu suất

Định hướng hiệu suất tác động trực tiếp, có ý nghĩa đến động lực làm việc bên trong (trọng số hồi quy chuẩn hóa 0,186) và động lực làm việc bên ngoài (trọng số hồi quy chuẩn hóa 0,193). Hiệu suất là năng lực (cả thể chất và tâm lý) để thực hiện một

nhiệm vụ cụ thể, bằng một phương pháp cụ thể có thể được đánh giá là xuất sắc, trung bình hoặc kém. Hiệu suất thường được sử dụng để giải thích các khía cạnh khác nhau như hiệu suất của doanh nghiệp, hiệu suất của nhân viên. Hiệu suất có thể xem xét trên khía cạnh hành vi và khía cạnh kết quả. Định hướng hiệu suất trong phạm vi luận án xem xét trên góc độ chính sách của doanh nghiệp và hành vi của nhân viên. Kết quả trên phù hợp với nghiên cứu của Arielle Turner khi họ chỉ ra mối quan hệ giữa động lực làm việc bên trong và bên ngoài với văn hóa doanh nghiệp định hướng hiệu suất cao, nghiên cứu của ông cho thấy động lực làm việc của nhân viên là một trong các yếu tố có tác động mạnh nhất trong mô hình. Các yếu tố hình thành động lực gắn liền với công việc mà nhân viên phải thực hiện tại nơi làm việc. Đối với vấn đề định hướng hiệu suất công việc cao, động lực làm việc bên trong và bên ngoài cung cấp sự kích thích liên quan đến các yếu tố: được trao quyền tự chủ, cảm giác đạt được thành tựu, sự an toàn của công việc, yếu tố lợi ích và thời gian nghỉ ngơi, giải trí [31].

Điều này còn được khẳng định thêm bởi nghiên cứu của Calori và Sarnin khi họ nhận định hiệu suất tăng trưởng cao đòi hỏi sự gắn kết và động lực làm việc cao. Tương tự, hiệu suất công việc cao có thể tạo ra sự gắn kết và động lực cao cho lực lượng lao động. Theo các tác giả, một số thuộc tính văn hóa doanh nghiệp và thực tiễn quản lý có mối tương quan tích cực với định hướng hiệu suất của các doanh nghiệp, đó là: bổn phận của cá nhân, lắng nghe người khác, tinh thần đồng đội, tinh thần trách nhiệm, sự tin tưởng, môi trường làm việc cởi mở, thích nghi với thay đổi, sự kỳ vọng, coi trọng chất lượng và sự nhất quán [44].

Nghiên cứu của Nasrin Arshadi cũng cho thấy sự hỗ trợ ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc và qua đó đến ảnh hưởng đến động lực làm việc và hiệu suất công việc. Vì vậy, các nhà quản lý cần phải nắm bắt nhu cầu của cấp dưới, đồng thời họ cần cung cấp các điều kiện giúp nhân viên hoàn thành tốt công việc, từ đó người lao động sẽ có sự hài lòng cần thiết, dẫn đến nâng cao động lực làm việc và đạt được kết quả công việc tích cực. Như vậy, các nhà quản lý cần xây dựng, thực hiện đồng bộ hệ thống chính sách chính thức nhằm hỗ trợ nhiều hơn cho người lao động, đồng thời bản thân các nhà quản lý cũng cần thể hiện sự hỗ trợ thông qua các hoạt động thực tế hàng ngày. Những biểu hiện này có tác dụng thúc đẩy nhân viên làm việc với động lực cao và đạt được hiệu quả công việc tốt hơn [29].

Một phần của tài liệu 20201104_160815_NOIDUNGLA_TDTHAI (Trang 138 - 139)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w