Định hướng và hiệu quả của văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 20201104_160815_NOIDUNGLA_TDTHAI (Trang 135 - 136)

a. Tính đơn hướng

3.6.1. Định hướng và hiệu quả của văn hóa doanh nghiệp

Kết quả nghiên cứu cho thấy văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng đến động lực làm việc, mặc dù một số yếu tố đại diện cho văn hóa doanh nghiệp như sự cạnh tranh, sự đổi mới không có ý nghĩa trong mô hình như kỳ vọng ban đầu; tuy nhiên, những vấn đề này có thể là câu hỏi gợi mở cho các nghiên cứu sâu hơn để tìm hiểu hệ giá trị có tính phổ quát thuộc văn hóa doanh nghiệp trong môi trường Việt Nam. Những yếu tố có ý nghĩa thống kê trong mô hình như: sự hỗ trợ, định hướng hiệu suất, sự ổn định, yếu tố lợi ích, trách nhiệm xã hội, đặc biệt là yếu tố niềm tin vào doanh nghiệp với vai trò trung gian là những đại diện hợp lý về mặt nội dung cho văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp khá trừu tượng, phụ thuộc và bị chi phối bởi yếu tố môi trường đa dạng cũng như sự chủ quan khi định hướng xây dựng của doanh nghiệp, nên không thể có một mô hình văn hóa chung cho các doanh nghiệp. Nhưng cũng không hàm ý rằng doanh nghiệp có thể tùy tiện khi xây dựng nền văn hóa cho doanh nghiệp mà cần những lập luận có cơ sở để làm tiền đề ứng dụng vào thực tiễn.

Nghiên cứu của Gordo và Ditomas cho thấy doanh nghiệp xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp mạnh và nền văn hóa đó có khả năng thích ứng với sự thay đổi sẽ tạo ra sức cạnh tranh cao, tác động tích cực vào hiệu suất doanh nghiệp. Nếu có sự nhất quán giữa chính sách và hoạt động thực tiễn sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu suất. Các tác giả đặt vấn đề rằng dường như niềm tin và giá trị chia sẻ của các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp khác nhau có thể ảnh hưởng khác biệt

đến năng suất. Theo kết quả họ khám phá được, văn hóa thích ứng sẽ đem đến thành công cho các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành đang trải qua sự thay đổi nhanh chóng. Trong khi văn hóa ổn định sẽ giúp doanh nghiệp đạt được kết quả khả quan trong môi trường mà công nghệ, sản phẩm và nhu cầu của khách hàng thay đổi rất chậm. Điều này hàm ý không có một mô hình văn hóa doanh nghiệp tốt nhất áp dụng cho mọi doanh nghiệp, điều quan trọng là nền văn hóa cần phù hợp với lĩnh vực kinh doanh, đồng thời có khả năng thích ứng khi môi trường biến động, đặc biệt là trong thời kỳ mà sự phát triển của công nghệ kích thích sự thay đổi nhanh chóng trên mọi lĩnh vực như hiện nay [76].

Theo Norman D.Glick, văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng môi trường làm việc thân thiện, thúc đẩy sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên. Trong môi trường kinh doanh toàn cầu như hiện nay, xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần chú ý đến việc xóa bỏ những ranh giới về nguồn gốc xuất xứ, tôn trọng tín ngưỡng, tôn giáo, tập quán sinh hoạt dân tộc, vùng miền, dung nạp và điều chỉnh các yếu tố khác biệt, góp phần hài hòa các mối quan hệ trong môi trường đa văn hóa, đa sắc tộc,... bởi những yếu tố này tạo điều kiện cho tất cả các thành viên hòa nhập, cởi mở, đoàn kết, gắn bó với doanh nghiệp hơn. Vai trò của lãnh đạo là lựa chọn, chắt lọc những quan điểm, giá trị, niềm tin, quy định, quy chuẩn ứng xử để xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ này [109].

Một phần của tài liệu 20201104_160815_NOIDUNGLA_TDTHAI (Trang 135 - 136)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w