C- Tĩnh mạch đùi nông (chỗ có 1 mũi tên là van của nó)
2.6. Bệnh viêm nghẽn tĩnh mạch sâu chi dới:
Bệnh viêm nghẽn tĩnh mạch sâu (deep venous thrombosis: DVT) có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch sâu nào của cơ thể, nhng phần lớn xảy ra ở chi dới và có thể dẫn tới suy tĩnh mạch sâu chi dới.
2.6.1. Triệu chứng lâm sàng:
Chủ yếu khám ở chi bị tổn thơng.
+ Đau: tăng cảm hoặc đau ở các mức độ khác nhau. Trong các trờng hợp nặng thì đau kiểu nhức nhối âm ỉ, nặng hơn về cuối ngày, giảm đi khi để cao chân. Có thể bị cơn đau cấp tính khi đi lại nhiều, phải nằm nghỉ và để cao chân một lúc lâu (20 phút) mới đỡ.
+ Phù nề: thờng ở vùng ngoại vi của chi và xung quanh cổ chân, tổ chức dới da bị viêm nề kéo dài, xơ hoá, tăng sắc tố...
+ Loét da: xảy ra trong các trờng hợp nặng. Thờng là các loét nông và nằm ở vùng sát phía trên mắt cá trong, da xung quanh sẫm màu.
+ Giãn căng các tĩnh mạch nông: các tĩnh mạch nông chi dới bị giãn to ở các mức độ khác nhau. Nghiệm pháp Trendelenburg và nghiệm pháp garo từng nấc đều có thể dơng tính do các van tĩnh mạch xuyên và tĩnh mạch hiển trong bị suy thứ phát.
2.6.2. Triệu chứng cận lâm sàng:
+ Đo biến đổi thể tích: thời gian dòng máu tĩnh mạch sâu chảy hết trở về tim sau khi bỏ ép ở vùng trên đùi bị kéo dài, thời gian dòng máu đầy trở lại tĩnh mạch sâu sau khi vận động bị rút ngắn.
+ Siêu âm mạch máu:
- Siêu âm doppler liên tục: các tín hiệu của dòng tĩnh mạch thu đợc không có sự thay đổi theo các thì hô hấp (bình thờng thấy giảm xuống khi hít vào và tăng lên khi thở ra).
- Ghi siêu âm kép: thấy rõ vị trí chỗ tắc hay hẹp của tĩnh mạch sâu, hình các tĩnh mạch sâu bị giãn to, có thể thấy các van tĩnh mạch sâu bị suy làm cho có dòng máu chảy ngợc bất thờng trong tĩnh mạch sâu.
+ Chụp cản quang tĩnh mạch chi dới: thấy rõ vị trí tĩnh mạch sâu bị hẹp hay tắc, các tĩnh mạch sâu dới chỗ tắc bị giãn to, các van tĩnh mạch sâu và xiên có thể bị suy làm cho máu từ tĩnh mạch sâu chảy ngợc ra hệ tĩnh mạch nông.
+ Đo trực tiếp áp lực tĩnh mạch sâu chi dới: áp lực tĩnh mạch tăng cao (trên 100 cm H2O), khi cho vận động thì áp lực này lại càng cao hơn.
Tài liệu tham khảo 1. Trần Duy Anh.
Sốc nhiễm khuẩn. Hồi sức cấp cứu . NXB Quân đội nhân dân, 2002.