Phơng pháp thăm khám cận lâm sàng.

Một phần của tài liệu Giáo trình ngoại khoa cơ sở - Phần 2 docx (Trang 41 - 44)

2.1. Phơng pháp chẩn đoán vi thể tế bào học qua chọc hút tế bào bằng kim nhỏ

(F.N.A.B= fine needle aspiration biopsy ):

+ Phơng pháp chẩn đoán vi thể tế bào học qua chọc hút tế bào bằng kim nhỏ đã đợc Ward (1912) sử dụng để chẩn đoán các u limphô . Năm 1952, Saphir đã nghiên cứu phơng pháp này để chẩn đoán các tổn thơng của vú trong thời kỳ chửa đẻ và rút ra kết luận: đây là phơng pháp cho phép phân biệt nhanh ung th vú với các bệnh vú lành tính khác. F.N.A.B là phơng pháp chẩn đoán đơn giản, ít gây tổn thơng, ít tốn kém và cho kết quả nhanh chóng. Ngày nay, phơng pháp chẩn đoán vi thể tế bào học qua chọc hút tế bào bằng kim nhỏ đã trở thành một phơng pháp chẩn đoán cận lâm sàng thờng quy trong các xét nghiệm chẩn đoán một khối bệnh lý ở vú.

Dùng một kim nhỏ (cỡ 22) nối với một bơm tiêm thủy tinh (đã đợc tiệt trùng và sấy khô) để chọc qua da vào vùng tuyến vú hoặc hạch nghi ngờ có khối bệnh lý. Cần chọc hút nhiều lần đối với một khối bệnh lý đặc có biểu hiện lâm sàng nghi ngờ là ung th vú. Khi đầu kim đã nằm trong lòng của khối bệnh lý, cần giữ một áp lực âm tính hằng định ở trong lòng bơm tiêm. Tiến hành hút vài lần rồi rút kim và bơm tiêm ra. Lợng dịch và các thành phần tế bào hút đợc ở trong lòng kim đợc giữ trong dung dịch nớc muối sinh lý hoặc đợc bơm lên một vài lam kính, dàn tiêu bản và nhuộm Gemsa. Cố định tiêu bản bằng cồn, sấy khô rồi đọc kết quả bằng kính hiển vi với độ phóng đại từ 400 - 600 lần.

+ Kết quả :

Kết quả chẩn đoán của phơng pháp FNAB phụ thuộc chủ yếu vào chất lợng và kinh nghiệm của nhà tế bào học. Kết quả chẩn đoán xác định tùy thuộc vào từng tác giả, dao động từ 86 - 98%. Tỷ lệ dơng tính giả của phơng pháp FNAB dao động từ 0,04 - 1,7% và tỷ lệ âm tính giả dao động từ 9,2 - 12,8%.

- Khi chẩn đoán FNAB dơng tính (phát hiện đợc các tế bào ung th trên tiêu bản chọc hút tế bào) thì có thể khẳng định chẩn đoán ung th (với tỉ lệ dơng tính giả từ 0,04 - 1,7%).

- Khi chẩn đoán FNAB âm tính (không phát hiện đợc tế bào ung th trên tiêu bản chọc hút tế bào ) thì cũng không loại trừ đợc chẩn đoán ung th. Nếu các biểu hiện lâm sàng vẫn nghi ngờ ung th thì cần chọc hút lại nhiều lần, ở nhiều vị trí khác nhau để có thể khẳng định chẩn đoán.

- Chẩn đoán bệnh không thể chỉ dựa riêng vào kết quả chọc hút tế bào. Tuy nhiên một kết quả chọc hút tế bào dơng tính cũng có thể cung cấp những thông tin có giá trị để có thể đề ra kế hoạch điều trị và tiên lợng.

- Để làm tăng độ chính xác của phơng pháp FNAB và góp phần làm giảm tỉ lệ chẩn đoán sai của phơng pháp này, ngời ta đã tiến hành chọc hút tế bào dới sự hớng dẫn của siêu âm và sử dụng thiết bị định vị để đánh dấu vùng nghi ngờ tổn thơng phát hiện đợc trên phim chụp X quang tuyến vú.

- Nhờ phơng pháp hoá miễn dịch tế bào các chất hút bằng kim nhỏ, ngời ta có thể nghiên cứu các thụ cảm thể với oestrogen và progesteron trên bề mặt các tế bào của tuyến vú. Đây là một phơng pháp đáng tin cậy, cho phép phát hiện đợc bộ phận nhận cảm với oestrogen trong những tiêu bản rất nhỏ, là phơng pháp đơn giản và rẻ hơn phơng pháp chẩn đoán bằng đồng vị phóng xạ.

2.3. Phơng pháp chẩn đoán tế bào học tức thì:

Phơng pháp chẩn đoán vi thể tế bào học tức thì thờng đợc tiến hành ngay trong quá trình mổ. Sau khi cắt một mảnh tổ chức bệnh lý, tiến hành áp, miết hoặc phết mảnh tổ chức bệnh lý hoặc tổ chức hạch vừa cắt đợc lên một số lam kính.

Nhờ cải tiến kỹ thuật nhuộm và phơng pháp cố định tiêu bản, Ostrovtsev L.D. chỉ mất tối đa khoảng 6 - 10 phút đã có kết quả chẩn đoán tế bào học. Đây là một phơng pháp đơn giản, tiết kiệm, cho phép rút ngắn thời gian trả lời kết quả.

2.4. Phơng pháp sinh thiết:

Phơng pháp sinh thiết đợc chỉ định nhằm các mục đích chẩn đoán và điều trị. Với mục đích chẩn đoán, chỉ cần lấy một mảnh nhỏ tổ chức bệnh (của tuyến vú hoặc tổ chức hạch) để nghiên cứu về giải phẫu bệnh. Với mục đích điều trị, cần phải mổ để cắt bỏ vùng tổn thơng và một phần tổ chức lành (cắt vú hình chêm).

+ Chỉ định:

. Khi chọc hút tế bào bằng kim nhỏ một khối tổ chức bệnh lý đặc của vú nhiều lần vẫn không khẳng định đợc chẩn đoán.

. Dịch hút ra đặc và có lẫn máu. - Với mục đích chẩn đoán và điều trị: . Các khối u và nang tuyến vú lành tính.

. Có thể hút đợc dịch nhng khối bệnh lý không bị mất đi hoàn toàn

. Khối bệnh lý lại xuất hiện trở lại ở đúng vị trí đã đợc chọc hút sau hơn hai lần chọc hút.

+ Kỹ thuật sinh thiết:

Có thể tiến hành sinh thiết tổ chức tuyến vú hoặc tổ chức hạch bằng kim hoặc sinh thiết mở ( mổ sinh thiết).

- Sinh thiết bằng kim:

. Sử dụng các loại kim sinh thiết (Trucut) để lấy một cọng nhỏ tổ chức bệnh lý để nghiên cứu giải phẫu bệnh. Phơng pháp sinh thiết bằng kim thờng lấy đợc ít tổ chức và khó có thể lấy đúng đợc vùng thơng tổn .

. Phơng pháp sinh thiết vú tự động bằng kim có lõi với thiết bị định vị tự động trong quá trình chụp X quang vú:

Bệnh nhân đợc đặt nằm sấp và hai vú đợc thả xuyên qua bàn. Một cánh tay ngời máy và một khẩu súng đợc đặt đúng vị trí dới sự hớng dẫn của máy vi tính sau khi đã phân tích kỹ ba điểm trên phim chụp vú.

Tiến hành gây tê tại chỗ ở vùng sẽ chọc kim có lõi vào tổ chức tuyến vú. Mở máy và đa lõi kim vào trong vùng có tổ chức tuyến vú bất thờng để sinh thiết tổ chức bệnh lý.

Hình 4.11: Phơng pháp chọc hút tế bào bằng kim nhỏ. - Sinh thiết bằng phẫu thuật:

Qua một đờng rạch nhỏ, bộc lộ rõ vùng tổn thơng của tuyến vú hoặc hạch. Tiến hành cắt bỏ toàn bộ vùng tổn thơng tới phần tổ chức lành (cắt vú hình chêm) đối với các thơng tổn lành tính hoặc chỉ cắt một mảnh tổ chức bệnh lý để làm chẩn đoán giải phẫu bệnh tức thì đối với các tổn thơng nghi ngờ ác tính.

Một phần của tài liệu Giáo trình ngoại khoa cơ sở - Phần 2 docx (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w