Để thực hiện tốt công tác QHCB nói chung và quy hoạch ĐNCBCC thuộc diện BTV Tỉnh uỷ quản lý nói riêng, xin mạnh dạn kiến nghị đề xuất một số vấn đề như sau:
* Đối với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, BTC TW Đảng:
- Cần xây dựng kế hoạch tiến hành kiểm tra việc thực hiện công tác QHCB ở các tỉnh, thành phố trong cả nước, kịp thời chấn chỉnh những đơn vị chậm trễ, không thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 42-NQ/TW của Bộ Chính trị. Sau gần 3 năm tổ chức thực hiện Nghị quyết số 42- NQ/TW của Bộ Chính trị nên có tổng hợp đánh giá tình hình và kết quả về công tác QHCB lãnh đạo, quản lý trong phạm vi cả nước để rút kinh nghiệm, tiếp tục chỉ đạo thực hiện trong thời gian tới. Mặt khác cần sớm hoàn thiện QHCB chủ chốt thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư TW quản lý, để thúc đẩy QHCB của cấp dưới, theo tinh thần Nghị quyết số 42-NQ/TW của Bộ Chính trị.
- Sớm ban hành văn bản quy định về tiêu chuẩn chức danh của bí thư, phó bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ, chủ tịch HĐND, UBND các tỉnh, thành phố để thực hiện thống nhất trong phạm vi cả nước, làm cơ sở vững chắc để các tỉnh, thành phố xây dựng QHCB đối với các chức danh này. Trong đó nên quy định rõ tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực, trình độ kiến thức qua đào tạo, và về độ tuổi, không nên quy định chung chung như trước, dễ dẫn đến việc vận dụng khác nhau ở các địa phương.
- Cần chỉ đạo nghiên cứu đổi mới nội dung, chương trình các lớp ĐTBD cán bộ chủ chốt thuộc diện BTV tỉnh, thành uỷ quản lý, tránh những nội dung trùng lắp, hoặc nghiên cứu lồng ghép chương trình một số lớp, tạo điều kiện cho cán bộ học các chương trình mới, toàn diện, đồng bộ hơn theo tiêu chuẩn quy định, nhất là được học tập, tiếp thu và cập nhật những kiến thức mới và những tình huống cụ thể phải xử lý ở địa phương. Bên cạnh đó cần có quy định thống nhất về chính sách hỗ trợ kinh phí đối với cán bộ trong
quy hoạch các chức danh chủ chốt diện BTV tỉnh, thành uỷ quản lý đi học; ưu tiên cán bộ trong quy hoạch là người dân tộc thiểu số và cán bộ nữ.
- Nghiên cứu, ban hành chế độ phụ cấp trách nhiệm nghề đối với cán bộ làm công tác tổ chức cán bộ như đối với cán bộ làm công tác kiểm tra, thanh tra, để góp phần động viên, khuyến khích cán bộ hăng hái học tập, nghiên cứu, nhiệt tình công tác, nêu cao tinh thẩn trách nhiệm, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công
* Đối với BTV Tỉnh uỷ:
- Sau 10 năm tái lập tỉnh, cần chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổng kết việc thực hiện công tác QHCB trong phạm vi toàn tỉnh, để đánh giá đúng những ưu điểm, nhược điểm nguyên nhân, bài học kinh nghiệm tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện trong thời gian tới.
- Trên cơ sở quy hoạch ĐNCBCC thuộc diện BTV Tỉnh uỷ quản lý (A1) vừa xây dựng, cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và các huyện, thành phố, đảng uỷ trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện tốt các bước tiếp theo, như: Việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch ĐTBD cán bộ trong quy hoạch, kế hoạch luân chuyển, bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ phục vụ cho QHCB; định kỳ rà soát, đánh giá, bổ sung, hoàn chỉnh QHCB A2, A3, A4, làm cho công tác QHCB đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần chuẩn bị một các tốt nhất công tác nhân sự tại đại hội đảng bộ, nhân sự phục vụ bầu cử HĐND, UBND cấp tỉnh và cấp huyện nhiệm kỳ 2010-2015 và những năm tiếp theo.
- Sớm chỉ đạo xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các quy chế, quy định, chính sách của tỉnh về công tác cán bộ, như: Quy định mới về phân cấp quản lý cán bộ; quy định đối với cán bộ, đảng viên khi ra nước ngoài; quy định về chế độ chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cán bộ; quy chế về đánh giá cán bộ, quy chế về kiểm tra, giám sát cán bộ, quy chế về tuyển chọn cán bộ, quy chế về ĐTBD cán bộ; chính sách ĐTBD, thu hút nhân tài của tỉnh; chính sách hỗ trợ tiền nhà ở cho CBCC... tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt QHCB ở tỉnh.
KÕt luËn
Công tác QHCB nói chung, quy hoạch ĐNCBCC thuộc diện BTV Tỉnh uỷ quản lý nói riêng có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong công tác cán bộ, nhằm bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước hiện nay, đòi hỏi không phải chỉ có đội ngũ cán bộ tốt mà còn phải đảm bảo sự chuyển tiếp, liên tục giữa các thế hệ cán bộ để có thể bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng cũng như lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới. Thực tiễn đã chứng minh: Đường lối chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước có đi vào cuộc sống đem lại hiệu quả thiết thực hay không, hệ thống chính trị có vững mạnh hay không, đều xuất phát từ chất lượng cán bộ và hiệu quả của công tác QHCB.
QHCB là một nội dung trọng yếu trong công tác cán bộ, đặc biệt là QHCB cán bộ chủ chốt thuộc diện BTV Tỉnh uỷ quản lý, vì nó là cơ sở để thực hiện tốt các khâu khác trong công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm, bảo đảm thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng thời kỳ.
Thực hiện sự chỉ đạo, hướng dẫn của TW, trong suốt thời gian qua, từ khi tái lập tỉnh đến nay, BTV Tỉnh uỷ và các cấp, các ngành trong tỉnh Bắc Giang đã rất chú trọng đến công tác QHCB. Công tác QHCB ở tỉnh đã bước đầu thu được những kết quả đáng mừng, làm cho chất lượng đội ngũ cán bộ của tỉnh ngày càng được nâng cao, tuy vậy cũng bộc lộ nhiều mặt hạn chế cần sớm được khắc phục. Để nâng cao chất lượng QHCB, chúng ta thực hiện đồng bộ 8 giải pháp chủ yếu nêu trên, trước hết phải đổi mới nhận thức của tập thể cấp uỷ, của người lãnh đạo có thẩm quyền, đến cơ quan tham mưu về công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ công chức. Cấp uỷ đảng các cấp, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức phải coi công tác QHCB là một nhiệm
vụ thường xuyên cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa cấp trên, cấp dưới và các cơ quan có liên quan trong thực hiện QHCB; phải nghiên cứu nắm chắc các quan điểm, chủ trương của Đảng về QHCB trong từng thời kỳ, tôn trọng và thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc, quy trình QHCB.
Trong QHCB, việc lựa chọn cán bộ vào diện quy hoạch là một khâu quan trọng. Muốn lựa chọn đúng cán bộ vào diện quy hoạch, cần xác định nguồn trong phạm vi rộng; phải tiến hành rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ được phân cấp quản lý, đánh giá đúng mặt mạnh, mặt yếu của từng cán bộ; phải xây dựng được tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh cán bộ, trên cơ sở đó mà phát hiện, lựa chọn cán bộ cho phù hợp. Khi thực hiện các bước trong quy trình QHCB phải bảo đảm dân chủ, công khai, khách quan, thực hiện phương châm QHCB "động" và "mở" một người có thể quy hoạch cho một số chức danh, một chức danh có thể quy hoạch nhiều người.
Công tác QHCB phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ trong từng thời kỳ và chỉ thực sự có kết quả khi nó được gắn liền với việc kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị, tổ chức và gắn chặt với các khâu khác trong công tác cán bộ nhất là ĐTBD cán bộ, luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ để bầu cử, vì vậy khi quy hoạch được phê duyệt thì phải lập kế hoạch ĐTBD và thực hiện kế hoạch đó một cách tích cực; phải tăng cường kiểm tra, quản lý cán bộ, tạo điều kiện giúp đỡ cán bộ học tập, rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu vươn lên về mọi mặt; phải căn cứ vào mặt mạnh, mặt yếu và yêu cầu công việc mà bố trí cán bộ cho phù hợp; phải có cơ chế thuận lợi để cho quần chúng nhân dân tham gia vào việc kiểm tra, giám sát cán bộ.
Để thực hiện tốt QHCB, bản thân người lãnh đạo, nhất là người đứng đầu có thẩm quyền, cán bộ làm công tác tổ chức cán bộ phải đề cao trách nhiệm, thực sự công tâm, khách quan, phải xem xét lựa chọn đưa vào quy hoạch những người có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ, dù cán bộ đó còn trẻ tuổi; khắc phục bằng được tư tưởng cục bộ, khép kín, chủ nghĩa cá nhân hẹp hòi, ích kỷ trong QHCB.
Quy hoạch ĐNCBCC thuộc diện BTV Tỉnh uỷ quản lý là một nhu cầu tất yếu, khách quan trong công tác cán bộ của tỉnh, vì vậy trong thời gian tới các cấp uỷ, tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể trong tỉnh cần phải tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện thật tốt, để có được một đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý vừa "hồng" vừa "chuyên" đủ khả năng lãnh đạo các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị của tỉnh và cấp huyện thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng quê hương Bắc Giang ngày càng giàu, mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh./.