Những kinh nghiệm bước đầu

Một phần của tài liệu quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt thuộc diện ban thường vụ tỉnh uỷ bắc giang quản lý trong giai đoạn hiện nay - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 61 - 64)

Từ thực tiễn công tác QHCB chủ chốt diện BTV Tỉnh uỷ quản lý ở tỉnh những năm qua, bước đầu có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Một là, phải thường xuyên chú trọng công tác tư tưởng, tổ chức tốt việc nghiên cứu, phổ biến, quán triệt các Nghị quyết của TW, Kế hoạch của BTV Tỉnh uỷ, văn bản hướng dẫn của cơ quan tổ chức cán bộ các cấp về công tác QHCB, làm cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cấp uỷ, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh nhận thức đầy đủ, sâu sắc mục đích ý nghĩa, tầm quan trọng cũng như nội dung, cách làm QHCB, từ đó đề cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm đối với công tác QHCB.

Hai là, đề cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân:

- BTV Tỉnh uỷ cần có sự lãnh đạo tập trung, sâu sát về công tác QHCB, đề ra chương trình, kế hoạch cụ thể, phân công trách nhiệm cho từng đ/c uỷ viên để chỉ đạo thực hiện QHCB ở các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh. Định kỳ BTV Tỉnh uỷ xem xét xác nhận QHCB của các cơ quan đơn vị.

- BTC Tỉnh uỷ phải bám sát những quan điểm, định hướng của TW, nghiên cứu xây dựng các văn bản hướng dẫn cụ thể, phù hợp với đặc điểm tình hình, yêu cầu nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, địa phương để thống nhất trong hành động. Mặt khác phải thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các Ban, cơ quan của Tỉnh uỷ và các cơ quan có liên quan, giúp BTV Tỉnh uỷ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, thẩm định QHCB của các cơ quan, sở,

ban, ngành đoàn thể tỉnh và các huyện uỷ, thành uỷ, Đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ, kịp thời phối hợp xem xét giải quyết những vướng mắc trong QHCB.

- Các BTV huyện uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ; ban cán sự đảng, đảng đoàn, người đứng đầu các cơ quan, sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh phải chịu trách nhiệm trước BTV Tỉnh uỷ về công tác QHCB ở cơ quan, đơn vị, địa phương mình. BTC cấp uỷ cấp huyện, cơ quan tổ chức cán bộ ở các cơ quan, sở, ban, ngành đoàn thể tỉnh cần phát huy vai trò tham mưu, đề xuất; chủ động nghiên cứu tình hình, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết phục vụ cho cấp uỷ, tập thể lãnh đạo thảo luận, đưa ra quyết định đúng đắn, công tâm, khách quan trong công tác QHCB của cơ quan, đơn vị, địa phương mình.

Ba là, trong quá trình tiến hành xây dựng QHCB:

- Phải tôn trọng thực hiện thật nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, Đảng thống nhất lãnh đạo và quản lý đội ngũ cán bộ, bảo đảm vai trò lãnh đạo tập trung của cấp uỷ đi đôi với phát huy trách nhiện của các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị, nhất là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị. Đồng thời mở rộng dân chủ, khách quan trong việc phát hiện nguồn, trong đánh giá cán bộ, giới thiệu vào quy hoạch. Danh sách cán bộ đưa vào quy hoạch phải được thảo luận tập thể, bỏ phiếu kín, quyết định theo đa số.

- Phải làm tốt công tác rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ hiện có, cả cán bộ đương chức và cán bộ dự nguồn, làm cơ sở cho việc xây dựng QHCB. Đánh giá cán bộ đúng thực chất, chính xác, thực sự là công việc khó khăn, phức tạp nhất trong công tác cán bộ, tâm lý ngại va chạm, tình trạng nể nang "dĩ hoà vi quý" trong phê bình, sinh hoạt Đảng vẫn còn khá phổ biến, thông tin về cán bộ nhiều khi chưa đầy đủ, quy trình đánh giá có lúc, có nơi còn bị “cắt, xén”, sự phối kết hợp của các cơ quan có liên quan trong quản lý, nhận xét, đánh giá cán bộ chưa chặt chẽ, đồng bộ, ảnh hưởng không ít đến chất lượng công tác đánh giá cán bộ, do vậy cần phải chú trọng nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng, sinh hoạt cấp uỷ, đề cao trách nhiệm, tính tự giác của cán bộ, đảng viên trong tự phê bình và phê bình, cơ quan tổ chức cán bộ các

cấp chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan giúp cấp uỷ, tập thể lãnh đạo cơ quan đơn vị, quản lý chặt chẽ đội ngũ cán bộ được phân cấp, thực hiện tốt quy trình nhận xét, đánh giá cán bộ, thu thập đầy đủ thông tin, tài liệu làm cơ sở cho cấp có thẩm quyền nhận xét đánh giá đúng cán bộ.

- Chú trọng xây dựng tiêu chuẩn các chức danh cán bộ thuộc diện BTV Tỉnh uỷ quản lý, tiêu chuẩn cán bộ đưa vào quy hoạch làm cơ sở cho việc xem xét giới thiệu cán bộ, đánh giá cán bộ đưa vào quy hoạch.

- Trong xây dựng quy hoạch phải quán triệt phương châm “động” và “mở” khắc phục cho được những biểu hiện cục bộ, khép kín trong từng ngành, từng địa phương.

- Phải bám sát các quan điểm, định hướng của cấp trên, thực hiện thận trọng, nghiêm túc, đầy đủ các bước trong quy trình xây dựng quy hoạch, đảm bảo thời gian theo quy định. Khi xem xét giới thiệu cán bộ vào quy hoạch cần chú trọng tiêu chuẩn và chất lượng cán bộ, đồng thời phải có sự kết hợp hài hoà giữa tiêu chuẩn và cơ cấu về độ tuổi, giới tính, dân tộc, trình độ chuyên môn được đào tạo với kiến thức năng lực thực tiễn của cán bộ để vừa đảm bảo được sự kế thừa giữa các thế hệ cán bộ, vừa đảm bảo được sự đoàn kết thống nhất trong một tổ chức, nâng cao hiệu quả công tác.

Bốn là, QHCB phải thực hiện đồng bộ ở cả ba cấp (tỉnh, huyện, xã) và phải kết hợp chặt chẽ với các khâu khác trong công tác cán bộ. ĐTBD cán bộ phải xuất phát từ QHCB, phục vụ công tác QHCB. Bên cạnh việc tăng cường ĐTBD đội ngũ cán bộ công chức nói chung để tạo nguồn quy hoạch từ xa, cần tập trung ĐTBD đội ngũ cán bộ dự nguồn trong QHCB lãnh đạo, quản lý các cấp trong đó chú trọng cán bộ trong QHCB chủ chốt diện BTV Tỉnh uỷ quản lý. Mặt khác cần tiếp tục đẩy mạnh công tác luân chuyển cán bộ theo tinh thần Nghị quyết số 11- NQ/TW của Bộ chính trị, để ĐTBD, rèn luyện cán bộ trong thực tiễn, từng bước đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chức danh quy hoạch. Việc luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu bầu cử cán bộ phải dựa trên cơ sở QHCB đã được cấp có thẩm quyền xác nhận; mạnh dạn

đề bạt, bổ nhiệm, cán bộ trẻ tuổi có nhiều năng lực, triển vọng phát triển; cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số; kiên quyết chỉ đề bạt, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và giới thiệu để bầu vào các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý những đ/c trong diện quy hoạch và đã đủ tiêu chuẩn chức danh theo quy định.

Năm là, định kỳ hàng năm phải rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh QHCB để đảm bảo quy tính khoa học, khả thi. Tuy nhiên việc bổ sung, điều chỉnh quy hoạch không được tuỳ tiện, mà phải thực hiện một cách dân chủ, khách quan, theo quy trình chặt chẽ, phải xem xét thận trọng đưa vào quy hoạch những nhân tố mới nhất là cán bộ trẻ có nhiều triển vọng, đồng thời kiên quyết đưa ra khỏi quy hoạch những đ/c không còn điều kiện; những đ/c sa sút phẩm chất đạo đức, lối sống, thoái hoá, biến chất; không hoàn thành hoặc hoàn thành nhiệm vụ ở mức thấp, những đ/c có nhiều dư luận, biểu hiện tham nhũng, tiêu cực, uy tín giảm sút. Mặt khác cần thực hiện nghiêm chế độ kiểm tra, tổng hợp báo cáo theo quy định, định kỳ hàng năm phải tổ chức kiểm điểm đánh giá, rút ra những kinh nghiệm nhằm không ngừng nâng cao chất lượng công tác QHCB ở từng cơ quan, đơn vị.

Chương 2

PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾUNÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUY HOẠCH ĐỘI NGŨ CÁN BỘ

Một phần của tài liệu quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt thuộc diện ban thường vụ tỉnh uỷ bắc giang quản lý trong giai đoạn hiện nay - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 61 - 64)